5. Bố cục luận văn
4.1.3. Giải pháp quản lý thương hiệu
Hoạt động quản lý thương hiệu quan trọng nhất của một doanh nghiệp bảo hiểm như GIC mà thiết thực nhất trong 5 năm tới là cần duy trì sự trung thành của khách hàng với thương hiệu sau đó mới là các hoạt động đánh giá thương hiệu, quản trị các nhân tố tạo nên hình ảnh thương hiệu … Để duy trì sự trung thành của khách hàng thì ban lãnh đạo GIC cần có chính sách và những hướng dẫn để nhân viên tạo ra sự trung thành của khách hàng với GIC.
Cần tạo ra chất lượng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp và tốt nhất để khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của GIC và những khách hàng mới biết đến sự hài lòng trong phục vụ của nhân viên GIC để sử dụng. Khi phục vụ khách hàng có thể khách hàng biết họ đã sai nhưng nhân viên bảo hiểm toàn cầu cần khéo léo và hiểu biết để giải thích cho khách hàng hiểu và chấp nhận sự sai sót đó. Nhân viên và ban lãnh đạo GIC cũng cần khéo léo trong xử lý các tình huống nhạy cảm liên quan tới hoạt động phục vụ khách hàng để tạo dựng uy tín cũng như xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Xây dựng những quy định về chất lượng phục vụ, tăng cường và chuẩn hóa h oạt động phục vụ khách hàng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là việc làm đặc biệt quan trọng, tạo danh tiếng cho doanh nghiệp và sự chuyên nghiệp trong hành động và ý thức của nhân viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Thương hiệu là một phần không thể thiếu để một doanh nghiệp phát triển bền vững và có thị phần lớn trên thị trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để kinh doanh có hiệu quả, để khách hàng nhớ đến doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp thì không thể không quan tâm tới xây dựng và quản lý thương hiệu. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế hoạt động phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, tác giả đã phân tích hiện trạng của doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng và quản lý thương hiệu với những kết quả đạt được cũng như những tồn tại còn gặp phải và đưa ra một số giải pháp thực tế. Những giải pháp đưa ra rất thiết thực nhằm giúp công ty xây dựng và quản lý thương hiệu một cách bài bản và hiệu quả hơn góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty và nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, nâng cao thị phần của GIC trong mắt khách hàng, đối tác và cổ đông.
Đề tài “Phát triển thương hiệu công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu” không phải là một đề tài mới tại Việt Nam nhưng cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu việc làm sao để phát triển một các có hiệu quả thương hiệu đối với một doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu trong nước và một số tài liệu nước ngoài trong quá trình nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, cả khách quan lẫn chủ quan. Luận văn còn một số hạn chế như sau:
- Luận văn nghiên cứu phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu trong giai đoạn mới thành lập và đang đi vào ổn định kinh doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động nên một số hoạt động marketing của doanh nghiệp còn ở dạng tự phát, mang tính thời vụ và chưa có chiến lược dài hạn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, CNTT và Internet thì luận văn có thể gặp hạn chế khi chưa cập nhật kịp thời sự đổi mới của công nghệ và tốc độ phát triển của hoạt động Marketing.
- Luận văn mới chỉ đề cập tới một doanh nghiệp cụ thể là Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu nên tính đại diện và phổ biến còn hạn chế. Chưa thể hiện được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tính tổng quát, và nhiều đặc thù khác của thị trường bảo hiểm cũng như tốc độ phát triển thương hiệu chung của ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
- Số liệu thứ cấp và sơ cấp còn nhiều hạn chế do thời gian và không gian thực hiện luận văn có hạn. Những phần điều tra và nghiên cứu của tác giả chưa đủ dài để nghiên cứu quá trình lập kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu và triển khai hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại GIC một cách đầy đủ cho nên luận văn chưa thể đánh giá một cách toàn diện vấn đề thực tế của GIC nói riêng cũng như liên hệ với các công ty bảo hiểm khác ở Việt Nam.
Rút ra được những hạn chế trên, định hướng nghiên cứu trong tương lai về phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp bảo hiểm có thể được khắc phục những hạn chế đó bằng các hướng cụ thể như sau:
- Tiến hành nghiên cứu cụ thể với nhiều doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài hơn để có thể đánh giá được đúng những vấn đề khúc mắc mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tiến hành các hoạt động phát triển thương hiệu trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Tập trung phát triển thương hiệu chi tiết hơn vào một khía cạnh như thông qua các biện pháp marketing, PR. Hoặc xây dựng và xúc tiến thương hiệu, phát triển thương hiệu đối với sản phẩm cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al Ries & Laura Ries (2010), 22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Minh An (2010), Quản trị Thương Hiệu, Nxb. Thống Kê, Hà Nội. 3. Bộ Tài Chính (2011), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2010, Nxb. Tài
Chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Định, Phạm Thị Định, Nguyễn Thị Hải Đường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Tô Thiên Hương, Nguyễn Anh Thắng (2009), Quản Trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb. ĐH Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội
5. Nguyễn Văn Định, Phạm Thị Định, Nguyễn Thị Hải Đường (2012), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb. ĐH Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
6. Jack Trout (2011), Thương hiệu lớn Rắc rối lớn, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
7. Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà (2007), Xây dựng và Phát triển Thương Hiệu, Nxb. Lao Động - Xã Hội, Hà Nội.
8. Max Lenderman (2011), Thế giới mới làm thương hiệu, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
9. Đoàn Minh Phụng (2010), Giáo trình Bảo hiểm Phi Nhân Thọ, Nxb. Tài Chính, Hà Nội.
10. Patricia F. Nicolino (2009), Quản trị Thương Hiệu, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
11. Philip Kotler (2009), Quản trị Marketing Căn bản, Nxb. Thống Kê, Hà Nội. 12. Đoàn Minh Phụng (2010), Giáo trình Bảo hiểm Phi Nhân Thọ, Nxb. Tài Chính,
Hà Nội.
13. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2012), Thương hiệu với nhà Quản lý, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội
14. Nguyễn Quốc Thịnh (2005), Xây dựng thương hiệu - bài toán có lời giải riêng cho từng doanh nghiệp, Tạp chí Thương Mại, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
15. Tổng Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam (2012), Tạp chí Thị Trường Bảo Hiểm - Tái Bảo Hiểm Việt Nam, Hà Nội.
16. Philip Kotler 2003, Quản trị Marketing. Nhà xuất bản thống kê
17. Alice M. Tybout và Tim Calkins “Kellogg bàn về Thương hiệu”- Tài liệu của Khoa Marketing của Trường quản lý Kellogg (thuộc Đại học Northwestern, Mỹ), được biên tập bởi. Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn.
18. Hubert K.Rampersad, Quản trị thương hiệu cá nhân và công ty. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
19. Richard Moore, Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu. Nhà xuất bảnVăn hóa Thông tin
20. Công ty cp Bảo hiểm Toàn Cầu (2012), Hồ sơ năng lực, Tp.Hồ Chí Minh. 21. Các Website: http://gic.com.vn/ http://irt.mof.gov.vn http://www.365ngay.com.vn http://marketing.about.com http://www.brandingstrategyinsider.com http://www.businessdictionary.com http://vnbrand.net http://tuvanthuonghieu.com http://www.thuonghieuviet.com.vn/