Quyền đóng góp ý kiến trong quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người dân trong khu quy hoạch thực trạng và giải pháp (Trang 38)

5. Bố cục đề tài

2.2.3. Quyền đóng góp ý kiến trong quy hoạch xây dựng

Ngƣời dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến khi thực hiện quy hoạch, việc đóng góp ý kiến của ngƣời dân có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy tính dân chủ trong xã hội, bên cạnh đó, ý kiến đóng góp của ngƣời dân là một phần không thể thiếu để làm nên một quy hoạch hợp lý. Vì suy cho cùng, quy hoạch đƣợc lập ra, mục đích duy nhất cũng là giúp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lƣợng đời sống ngƣời dân.

Việc lấy ý kiến quy hoạch đƣợc quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều 20, Điều 21 của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, ngƣời dân đƣợc quyền đóng góp ý kiến (thông qua việc đƣợc phát phiếu điều tra, phỏng vấn) đối với quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đƣợc thể hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trƣng bày công khai và giới thiệu phƣơng án quy hoạch trên phƣơng tiện thông tin đại chúng.

2.2.3.1. Quyền được góp ý kiến trực tiếp

Việc lấy ý kiến ngƣời dân khu quy hoạch đƣợc thực hiện trực tiếp thông qua việc lấy ý kiến đồ án quy hoạch. Các ý kiến đóng góp phải đƣợc tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trƣớc khi quyết định phê duyệt.

Việc tổ chức lấy ý kiến đƣợc nhiều nơi triển khai và thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ tổ chức triển lãm trƣng bày các bản vẽ và thuyết minh nội dung đồ án, mô hình minh họa đồ án, video giới thiệu sản phẩm,… Ngƣời dân sẽ có cơ hội tiếp cận và đƣợc đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó ngƣời dân còn có thể đóng góp ý kiến qua các cổng thông tin điện tử.

2.2.3.2. Quyền được góp ý kiến bằng văn bản

Ngoài hình thức đóng góp ý kiến trực tiếp thì việc lấy ý kiến bằng văn bản cũng đƣợc xem là khá phổ biến. Việc đóng góp ý kiến bằng văn bản có những thuận lợi nhất định nhƣ ít tốn thời gian, ngƣời dân có thể mạnh dạn đóng góp ý kiến của mình. Tuy nhiên việc đóng góp ý kiến bằng văn bản thƣờng theo khuôn mẫu đã quy định nên ngƣời dân không thể tự chủ đƣợc ý kiến của mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không phải là hình thức đóng góp ý kiến nào đƣợc áp dụng phổ biến mà là việc

đóng góp ý kiến đó có đƣợc ngƣời dân quan tâm không, có đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn không hay chỉ lấy ý kiến cho đủ hình thức, đủ thủ tục.

Việc đóng góp ý kiến của ngƣời dân ảnh hƣởng lớn đến quy hoạch, nên đối với bất kỳ quy hoạch nào cũng nên lấy ý kiến của nhiều ngƣời hơn là lấy ý kiến đại diện của một vài ngƣời, có nhƣ vậy việc lấy ý kiến mới mang tính khả thi và sẽ khách quan hơn. Nội dung lấy ý kiến phải tiến hành song song từng bƣớc tiến hành quy hoạch, vì ý kiến của ngƣời dân có thể làm thay đổi dự kiến ban đầu của nhà làm quy hoạch. Do đó, nếu xem nhẹ việc lấy ý kiến đóng góp của ngƣời dân sẽ dẫn đến nhiều vấn đề bất cập trong quy hoạch, trong đó có “quy hoạch treo”. Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì việc lấy lấy ý kiến thẩm định chỉ thực hiện đối với các cơ quan có liên quan đến diện tích các loại đất phải điều chỉnh.32

Vậy liệu ngƣời dân có đƣợc đảm bảo quyền lợi của mình không khi mà việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất suy cho cùng ngƣời chịu liên quan trực tiếp vẫn là ngƣời dân?

2.2.4. Quyền được hưởng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định

Bồi thƣờng là sự “đền trả lại” tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tƣơng xứng. Trong quy hoạch, thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất. Trong giải phóng mặt bằng, cùng với các quy định về “bồi thƣờng” là các quy định về hỗ trợ, tái định cƣ nhằm trợ giúp thêm cho ngƣời bị thu hồi đất để tái lập cuộc sống mới, để chuyển đổi nghề nghiệp, để giải quyết khó khăn về mặt kinh tế. Riêng tái định cƣ đặt ra với các chủ thể không còn đất để ở sau khi bị thu hồi đất nhằm tái lập nơi ở mới. Đây là những khái niệm đƣợc dùng trong các quy định pháp luật hiện hành, cụ thể nhƣ sau:

- Bồi thường khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất. 33

32

Điểm g khoản 5 Điều 26 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

- Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc giúp đỡ ngƣời bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. 34

- Tái định cư là chính sách dành cho ngƣời dân không còn đất ở sau khi Nhà nƣớc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế dƣới một trong các hình thức: bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. 35

2.2.4.1. Quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất bao gồm bồi thƣờng về đất và bồi thƣờng về tài sản, vấn đề bồi thƣờng nào cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc cũng nhƣ phải đảm bảo một trong các điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, nhìn chung thì nguyên tắc và điều kiện để đƣợc bồi thƣờng hiện nay còn nhiều vƣớng mắc, chƣa rõ ràng. Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì “trƣờng hợp không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ” lại không quy định hỗ trợ nhƣ thế nào? Làm sao để đảm bảo việc xem xét hỗ trợ này có đƣợc thực hiện hay không?

Giá đất để tính bồi thƣờng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quy định đƣợc công bố công khai ngày 01 tháng 01 hàng năm.36 Giá này còn đƣợc gọi là “giá Nhà nƣớc” và phải đảm bảo nguyên tắc là “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường”. 37

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, giá đất do Nhà nƣớc đƣa ra thƣờng thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhƣợng thực tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Thứ nhất, khi chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, ngƣời dân thƣờng có xu hƣớng khai thấp hơn so với giá trị thật của chuyển nhƣợng nhằm giảm đi khoản tiền đóng thuế. Do đó, việc căn cứ vào giá đất đƣợc khai thƣờng không chính xác và

34 khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009

35 Điều 4 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất

36 Xem thêm tại khoản 4 Điều 56 Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009 37

chênh lệch nhiều so với giá chuyển nhƣợng thực tế. Thứ hai, quy định của pháp luật không rõ ràng, hiểu thế nào là sát với giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trƣờng? Bao nhiêu mới đƣợc xem là “sát”? Lại tùy theo quan điểm của ngƣời áp dụng luật. Bên cạnh đó, một vấn đề cũng cần làm rõ, hiểu thế nào là “trong điều kiện bình thƣờng”? Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, có một điểm thay đổi về vấn đề này, dự thảo không sử dụng từ “sát” mà thay bằng “phù hợp”. Vấn đề vẫn đặt ra nhƣ vậy: Thế nào đƣợc xem là phù hợp?

Bồi thƣờng về tài sản tùy theo mỗi hộ gia đình, có thể là: bồi thƣờng đối với nhà, công trình xây trên đất; bồi thƣờng đối với cây trồng, vật nuôi; bồi thƣờng về di chuyển mồ mã; bồi thƣờng cho ngƣời lao động do ngừng việc,…

2.2.4.2. Quyền được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Với sự ra đời của Nghị đinh 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ thì việc tách biệt giữa bồi thƣờng và hỗ trợ là một trong những điểm mới trong việc Nhà nƣớc quản lý về đất đai. Vì trƣớc đây đa số ngƣời dân lầm tƣởng hỗ trợ cũng là bồi thƣờng nên họ cho rằng bồi thƣờng của Nhà nƣớc là chƣa thỏa đáng. Điểm nổi bật của Nghị định này là ngƣời dân bị thu hồi đất đƣợc hỗ trợ nhiều hơn so với quy định cũ: hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; hỗ trợ ngƣời đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nƣớc; hỗ trợ đối với đất thu hồi mà không đủ điều kiện bồi thƣờng và các khoản hỗ trợ khác. Tuy nhiên nhìn chung mức hỗ trợ vẫn còn thấp so với thực tế. Về hỗ trợ di chuyển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể cho địa phƣơng mình, vì vậy, quy định về mức hỗ trợ ở nhiều địa phƣơng không thống nhất, có địa phƣơng thì căn cứ vào phạm vi di chuyển để tính hỗ trợ (Bắc Giang,…), có địa phƣơng thì căn cứ vào loại nhà phải di chuyển để tính hỗ trợ (Tp. Cần Thơ,…), theo đó thì mức quy định cụ thể để tính hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định nhƣ sau:

- Nhà lầu (không phân biệt sàn bê tông hay sàn ván): 7.000.000 đồng/hộ; - Nhà trệt (vách tƣờng): 5.000.000 đồng/hộ;

- Nhà còn lại: 3.000.000 đồng/hộ. 38

2.2.4.3. Quyền được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Suất tái định cƣ chỉ đặt ra đối với ngƣời dân không còn đất ở sau khi Nhà nƣớc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay, vấn đề tái định cƣ vẫn đang gây ra nhiều bức xúc cho ngƣời dân, chất lƣợng nhà ở tại khu tái định cƣ tại nhiều nơi không đƣợc đảm bảo, trong khi đó một trong những điều kiện bắt buộc tại khu tái định cƣ là phải đƣợc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho ngƣời sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu đất để xây dựng khu tái định cƣ vẫn đang gây ra khó khăn nhất định. Tuy nhiên, dù trƣớc mắt vẫn còn nhiều bất cập, nhƣng khi tiến hành một dự án, quyền của ngƣời dân vẫn cần đƣợc đặt lên hàng đầu, phải làm sao cho ngƣời dân có thể ổn định đƣợc chỗ ở, có chỗ ở mới mong đƣợc cuộc sống ổn định.

2.2.5. Quyền được khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện

Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền Hiến định: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải đƣợc cơ quan Nhà nƣớc xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định”. 39

Nhƣ vậy, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã quy định khá rõ về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhƣng ở từng lĩnh vực khác nhau sẽ có văn bản hƣớng dẫn chi tiết hơn. Đất đai gắn liền với đời sống ngƣời dân, cũng là một trong những lĩnh vực mà nhận đƣợc sự quan tâm nhiều nhất của các cấp chính quyền, vì vậy quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong vấn đề liên quan đến quy hoạch nói riêng của ngƣời dân cần đƣợc đảm bảo. Để biết đƣợc trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo đầu tiên phải biết thế nào là khiếu nại, tố cáo và vấn đề khiếu kiện ra sao?

38

Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 V/v ban hành Quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ

2.2.5.1. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 40

Tố cáo là công dân theo Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 41

Từ khái niệm khiếu nại, tố cáo có thể đƣa ra khái niệm khiếu kiện đất đai nhƣ sau: “Khiếu kiện về đất đai là một khái niệm dùng để chỉ việc khiếu nai, tố cáo của các cá nhân hoặc tổ chức (trong trƣờng hợp khiếu nại) nhằm hƣớng tới lợi ích của họ trong lĩnh vực đất đai.” 42

2.2.5.2. Đối tượng khiếu nại, khiếu kiện

Đối tƣợng khiếu nại, khiếu kiện bao gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, khiếu kiện, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nƣớc trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan tổ chức.

Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu kiện bao gồm:

- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trƣng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Quyết định bồi thƣờng, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ; - Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. 43

40 Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 41 Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 42

Thông tin pháp luật dân sự: Khiếu kiện về đất đai – thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, http: //sponere.gov.vn/home/dien-dan/467-khieu-kien-ve-dat-dai-thuc-trang-nguyen-nhan-va-giai-phap, [truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2013]

43

Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã có những quy định hoàn toàn mới: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trƣờng hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhƣng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không đƣợc giải quyết hoặc đã đƣợc giải quyết nhƣng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người dân trong khu quy hoạch thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)