Thị trường thẻ ATM tại Việt Nam :
Thẻ ATM là một loại thẻ do các ngân hàng phát hành cho khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. Đây là công cụ để chủ thẻ gửi tiền và rút tiền, mua hàng và thực hiện nhiều giao dịch khác như trả tiền điện,điện thoại, nước,….Vào Việt Nam từ khá sớm và cho tới nay, thẻ ATM đã trở thành công cụ quản lý chi tiêu hoàn toàn mới, nhanh gọn, hiện đại và tránh được các rắc rối khi dùng tiền mặt. Sau đây là những cột mốc cơ bản về quá trình phát triển của thẻ ATM tại Việt Nam :
• Năm 1994 : Thẻ thanh toán có mặt ở nước ta thông qua hình thức đại lý chấp nhận thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế
• Năm 1996 : các loại thẻ NH xuất hiện nhiều hơn
• Năm 2002 : thẻ ghi nợ nội địa (ATM) đầu tiên với thương hiệu Vietcombank Connect 24 ra đời cùng mạng lưới máy giao dịch tự động ATM tại Việt Nam, thị trường thẻ NH mới thật sự bùng nổ STT Vị trí Số lượng (người) Trình độ Nhiệm vụ 1 Giám đốc phòng giao dịch 01 Tốt ĐH chính quy hệ quản trị kinh doanh
Trực tiếp quản lý toàn bộ HĐKD và chất lượng dịch vụ của phòng giao 2 Kiểm soát viên 01 Tốt nghiệp ĐH chính quy hệ tài chính ngân hàng Quản lý tính chính xác của giấy tờ và giao dịch 3 Tư vấn viên 02 Tốt nghiệp ĐH chính quy
hệ tài chính ngân hàng
Phụ trách kinh doanh 4 Giao dịch viên 07 Tốt nghiệp ĐH chính quy
hệ tài chính ngân hàng
Thực hiện các giao dịch, báo cáo
5 Bảo vệ 01 Tốt nghiệp cấp 3 Đảm bảo an ninh
6 Tạp vụ 01 Tốt nghiệp cấp 2 Đảm bảo vệ sinh
• Năm 2006 : toàn thị trường mới có khoảng gần 5 triệu thẻ các loại, gần 3.000 máy ATM và khoảng 11.000 máy quẹt thẻ (POS).
• Năm 2009 : đã có đến 16 triệu thẻ bao gồm 14 triệu thẻ ghi nợ nội địa và 2 triệu thẻ tín dụng quốc tế.
• Cuối năm 2011 : số lượng thẻ NH trên cả nước tăng lên hơn 42 triệu thẻ, trong đó khoảng 40 triệu thẻ ATM (chiếm hơn 93%). Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ cũng được cải thiện đáng kể với số lượng máy ATM đến cuối năm 2011 là 13.000 và gần 70.000 máy POS.
Biểu đồ 1: Số lượng thẻ ATM đang lưu hành tại Việt Nam
(Nguồn: Hiệp hội thẻ, NHNN, Vneconomy)
Hiện nay, tại Việt Nam có 49 tổ chức phát hành thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau. Sự phát triển của dịch vụ thẻ NH có thể xem là lĩnh vực phát triển năng động nhất trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng khoảng 50 - 60%/năm trong vài năm gần đây. Hiện nay, thị phần của thị trường thẻ Việt Nam được phân chia như sau :
STT Ngân hàng Số lượng phát hành (triệu thẻ) Thị phần (%) Số máy ATM 1 Vietcombank 3,8 24% 1300 2 DongA Bank 2,8 18% 1200 3 Agribank 2,2 16% 1200 4 Techcombank 0,6 3,8% 240 5 BIDV 1,7 10,6% 1250 6 Viettinbank 1,1 7% 750 7 VPbank 0,7 4,4% 160 8 Khác 3,1 16,2% Tổng số 16 100%
Biểu đồ 2 : Thị phần thẻ ATM của các ngân hàng Việt Nam
(Nguồn : Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy dẫn đầu thị trường vẫn là Vietcombank với những con số thể hiện sự vượt trội về số lượng thẻ phát hành cũng như số máy ATM, ngay tiếp sau đó là DongA Bank với số lượng thẻ phát hành là 2,8 triệu và số máy ATM là 1200 máy. Tiếp sau đó là các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietinbank…và những ngân hàng còn lại có thị phần nhỏ hơn đang cố gắng tăng số lượng thẻ, củng cố và mở rộng thị trường tạo nên một không khí cạnh tranh vô cùng hấp dẫn.
Bảng 3: Thị phần thẻ của các ngân hàng Việt Nam
Tuy thị trường thẻ ATM diễn ra sôi động nhưng chất lượng hoạt động của thẻ vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do thói quen dùng tiền mặt của người Việt Nam có từ lâu nên phần lớn các giao dịch qua thẻ là rút tiền mặt còn các giao dịch thanh toán vẫn rất hạn chế. Theo thống kê của Hội Thẻ Việt Nam năm 2010, hơn 83,2% các giao dịch qua thẻ ATM là rút tiền mặt; 16,3% chuyển khoản và chỉ 0,5% dùng thẻ để thanh toán. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng chưa có sự liên kết cao với nhau tạo thành mạng lưới thông suốt, do đó khách hàng sử dụng thẻ sẽ gặp khó khăn nếu giao dịch với các ngân hàng khác.
Tình hình kinh doanh sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Maritime Bank
Hiện nay, thị trường thẻ đang diễn ra sự cạnh tranh hết sức quyết liệt giữa các ngân hàng. Với những ngân hàng lâu đời có tiềm lực tài chính mạnh thì ưu thế của họ trên thị trường thẻ ATM là rất lớn, còn những ngân hàng sinh sau đẻ muộn thì việc chiếm giữ một thị phần nhất định trên thị trường thẻ là vô cùng khó khăn. So với các ngân hàng lớn như Vietcombank, DongA bank,…ngân hàng Maritime Bank có xuất phát điểm thấp hơn cả về thời gian lẫn tiềm lực, do đó khi bắt đầu tiến vào thị trường thẻ, Martime Bank chỉ nằm trong top những ngân hàng có thị phần nhỏ. Nhưng bằng nỗ lực của mình với việc tạo ra nhiều giá trị tiện ích cho khách hàng,, hiện nay thẻ ATM của ngân hàng Maritime Bank đã và đang khẳng định được vị thế trong lòng công chúng.
Tính tới thời điểm này, Maritime Bank hiện đang cung cấp các loại thẻ sau : thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng. và một số loại thẻ khác. Đặc biệt, để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Maritime Bank còn tạo ra những sản phẩm thẻ phục vụ riêng cho phân khúc cao cấp và tích hợp hóa các tính năng vượt trội trong một số thẻ tiêu dùng thông minh như : thẻ Linkcard, thẻ Capella card,…
Hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về từng loại thẻ mà Maritime Bank đã phát hành nhưng theo xu hướng chung như hiện nay, thị trường thẻ của ngân hàng đã có sự gia tăng đáng kể. Trong đó, ưu thế nổi trội là thẻ ghi nợ nội địa chiếm trên 70% số lượng thẻ do ngân hàng phát hành.
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cũng như cung cấp các tính năng ưu việt cho khách hàng, trong thời gian qua Maritime Bank đã có nhiều dự án nâng cấp được triển khai đầu tư mạnh cả về quy mô và chất lượng :
− Triển khai giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa :
Năm 2009, Maritime Bank tiếp tục đầu tư để triển khai giai đoạn II của Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng với số tiền 2,7 triệu USD do World Bank tài trợ. Ngân hàng đã thực hiện thành công việc chuyển đổi hệ thống thẻ cũ. Hệ thống phát hành thẻ vàquản lý thẻ chính thức hoạt động tháng 09/2009. Tháng 12/2009, Ngân hàng đã hoàn thiện việc triển khai hệthống chuyển mạch mạng lõi của ngân hàng và triển khai hệ thống lưu trữ tập trung. Do đó công tác bảo đảm an ninh hệ thống thẻ ATM của khách hàng được duy trì tốt.
− Maritime Bank chính thức ra mắt hệ thống Quản lý và phát hành thẻ ghi nợ nội địa :
Với định hướng liên tục phát triển các tiện ích, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn đến với khách hàng, Maritime Bank vừa chính thức đưa hệ thống Quản lý phát hành thẻ và sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động.
Hệ thống quản lý thẻ nội địa mới của Maritime Bank đã kết nối thành công với liên minh Thẻ Smartlink. Với hệ thống công nghệ thẻtiên tiến, ngoài việc đảm bảo sự an toàn, bảo mật thông tin, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của Maritime Bank là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận, quản lý và sử dụng tiền của mình một cách tự động, mọi lúc, mọi nơi. Khách hàng có thể rút tiền mặt, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản, in sao kê 5 giao dịch gần nhất, đặt yêu cầu gửi sao kê qua email hoặc qua đường bưu điện... tại hệ thống ATM của Maritime Bank và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ SmartLink trên toàn quốc. Theo đó, khách hàng có thể rút tối đa 20 triệu đồng trong một ngày, mỗi lần tối đa 3 triệu đồng và chuyển khoản tối đa lên tới 40 triệu đồng trong ngày.
− Kết nối ATM với hệ thống chuyển mạch VNBC thông qua Smartlink :
Với việc mở rộng kết nối này, thẻ ghi nợ nội địa của Maritime Bank có thể thực hiện được các giao dịch như rút tiền mặt, truy vấn số dư tài khoản, chuyển khoản,
in sao kê rút gọn tại hơn 6.500 ATM của Maritime Bank, các Ngân hàng trong liên minh Smartlink và của Ngân hàng Đông Á trên toàn quốc.
− Kết nối hệ thống chuyển mạch Banknetvn thông qua Smartlink :
Nhằm mở rộng mạng lưới giao dịch tự động, gia tăng tiện ích và tạo thuận lợi tối đa, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn khi giao dịch với Ngân hàng, bắt đầu từ ngày 20/10/2010, Maritime Bank chính thức kết nối với hệ thống chuyển mạch Banknetvn thông qua tổ chức Smartlink.
Với việc mở rộng kết nối này, thẻ ghi nợ nội địa của Maritime Bank có thể kết nối liên thông với 11 Ngân hàng thuộc mạngBanknetvn (AgriBank, SaigonBank, OceanBank, Nam Á Bank, Trust Bank, Western Bank, BIDV, Việt Nga Bank, HabuBank, PGBank, VietinBank) mang lại tiện ích cho hàng triệu chủ thẻ.
Như vậy, chủ thẻ Maritime Bank không chỉ thực hiện được các giao dịch rút tiền, tại hệ thống máy ATM của Maritime Bank, mà còn có thể giao dịch tại 10.000 máy ATM của các ngân hàng trong liên minh Smartlink, của Ngân hàng Đông Á và tất cả các ngân hàng thành viên thuộc Banknetvn trên toàn quốc.