Nỗ lực giải quyết nhiệm vụ chơi của trẻ

Một phần của tài liệu thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 59 - 61)

Bảng 2.4. Nỗ lực giải quyết nhiệm vụ chơi

BIỂU HIỆN SỐ BUỔI CHƠI TỶ LỆ

( %)

Cố gắng giải quyết nhiệm vụ trong suốt quá trình chơi

11 64.7

Có cố gắng nhưng cần sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn

3 17.6

Có khuynh hướng bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn trong suốt quá trình chơi

3 17.6

Trong quá trình quan sát 17 buổi chơi thì chúng tôi cũng đã có những kết quả sơ khảo đối với biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ thông qua yếu tố nỗ lực giải quyết nhiệm vụ chơi. Theo đó thì có 64.7% ( chiếm 11 buổi chơi) trẻ có biểu hiện cố gắng giải quyết nhiệm vụ đề ra trong suốt quá trình chơi. Để lí giải cho tỷ lệ cao này, trong quá trình quan sát chúng tôi thấy rằng, có nhiều trẻ sau khi được giáo viên hướng dẫn nội dung và luật chơi thì tỏ ra rất hào hứng với trò chơi và bắt tay vào nhiệm vụ chơi một cách rất hứng thú, như trong trò chơi tìm cặp hình giống nhau. Với trò chơi này thì trẻ phải lật hình và tìm cặp hình giống nhau, trẻ nào tìm

được nhiều cặp hình giống nhau thì là người chiến thắng. Chúng tôi quan sát sau khi được cô hướng dẫn, nhóm trẻ bắt đầu chơi với nhận thức khá rõ ràng về mục tiêu đặt ra trong trò chơi. Trong suốt quá trình chơi, trẻ luôn hứng thú chơi và cố gắng tìm những hình có vật giống nhau, thậm chí có nhiều trẻ trong nhóm chơi còn tìm cách nhớ vị trí những hình mà mình đã lật để sau đó tìm lại vị trí hình đó khi lật được hình giống như vậy sau đó.

12 10 8 6 4 2

Tuy nhiên, cũng theo kết quả khảo sát thì có đến 17.6 % ( chiếm 3 buổi chơi) trẻ lần lượt có biểu hiện có cố gắng nhưng cần sự hỗ trợ của ngưởi khác khi gặp khó khăn, cũng như có khuynh hướng bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn trong suốt quá trình chơi.

Với biểu hiện có cố gắng nhưng cần sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn thì qua quan sát chúng tôi thấy có nhiều trẻ trong quá trình chơi, khi gặp phải yêu cầu cần giải quyết để đạt mục tiêu thì trẻ luôn có khuynh hướng cần có sự hỗ trợ của cô giáo thì mới có thể hoàn thành được yêu cầu đề ra của trò chơi. Như trong trò chơi

Biểu đồ 4. Nỗ lực giải quyết nhiệm vụ

Cố gắng trong suốt

quá trình chơi Có cố gắng nhưng cần sự hỗ trợ Có khuynh hướng bỏ cuộc 64.7%

17.6%

tô màu tương ứng với hình, yêu cầu đề ra là trẻ sẽ phải tô màu vàng cho hình vuông, màu đỏ cho hình tròn và màu xanh cho hình chữ nhật. Với trò chơi này thì chúng tôi quan sát nhiều trẻ khi phân định được hình thì bắt đầu có sự khó khăn trong việc chọn màu tương ứng với hình đó, chính những lúc đó thì cô giáo luôn phải bám sát để hỗ trợ giúp trẻ phân định các màu tương ứng với hình cần tô màu vẽ đó.

Và tương tự như biểu hiện trên trong nỗ lực giải quyết nhiệm vụ chơi, thì trong quá trình quan sát nhiều trò chơi học tập mà giáo viên tổ chức cho trẻ chơi, chúng tôi thấy có nhiều trẻ có xu hướng bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn trong suốt quá trình chơi. Như trong trò chơi nối số với vật có số đếm tương ứng, có nhiều trẻ sau khi được cô giáo giới thiệu nội dung chơi và luật chơi thì tỏ ra rất hứng thú, thậm chí có nhiều trẻ còn tranh giành nhau chơi dẫn đến việc cô giáo phải phân định cho từng trẻ chơi theo thứ tự. Thế nhưng sau khi trẻ bắt đầu vào nhiệm vụ chơi thì có biểu hiện không tập chung như khi bắt đầu trò chơi, nhiều trẻ sau khi nối số sai theo nhiệm vụ chơi đề ra thì có biểu hiện hoàn toàn bị động, phải đợi cô giáo bám sát và hướng dẫn để trẻ có thể tìm đúng số và nối chúng lại với nhau. Thậm chí khi chúng tôi quan sát trò chơi được 5 phút thì có trẻ có biểu hiện không muốn chơi trò chơi này nữa, và có nhu cầu chơi những trò chơi khác ở những góc khác trong buổi chơi. Lúc này trẻ hoàn toàn có khuynh hướng bỏ cuộc, không muốn thực hiện nhiệm vụ chơi của trò chơi và nhường cho các bạn khác có nhu cầu chơi trò chơi này.

Với biểu hiện này, chúng tôi thấy rằng, trẻ luôn có xu hướng cố gắng giải quyết nhiệm vụ chơi bằng nhiều cách khác nhau.

Một phần của tài liệu thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 59 - 61)