Nhận thức của giáo viên về trò chơi học tập

Một phần của tài liệu thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Theo kết quả khảo sát thông qua phiếu hỏi cho 42 giáo viên, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các giáo viên có những định nghĩa đặc trưng đối với hoạt động trò chơi học tập, nhưng chưa có sự định nghĩa cụ thể và đầy đủ những đặc trưng của trò chơi học tập. Do đó, nhận thức của giáo viên tập trung vào những ý kiến chính sau:

Bảng 2.6. Khái niệm về trò chơi học tập của giáo viên

Khái niệm TCHT Tần số Tỷ lệ

Phát triển tư duy, logic và một số kỹ năng, kiến thức nhất định 26 61.9

Là trò chơi có chủ đề, quy luật nhất định 11 26.2

Trẻ tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh, vừa chơi vừa học

5 11.9

Với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi thấy rằng, có 61.9 % ( 26 giáo viên) cho rằng, trò chơi học tập là trò chơi nhằm phát triển tư duy, logic và một số kỹ năng, kiến thức nhất định. Với nhận thức về trò chơi học tập theo ý kiến này, thì đa số giáo viên nhận thức được mục đích và đặc trưng riêng của trò chơi học tập nhưng đó không phải là khái niệm đầy đủ cho trò chơi học tập. Nhiều giáo viên còn cho rằng, trò chơi học tập chỉ đơn thuần là những trò chơi có những yêu cầu về toán học mà trẻ cần phải có sự tập trung và tư duy ở mức độ cao nhất để giải được bài toán mà nội dung trò chơi đề ra, ý kiến như vậy là đúng nhưng chưa đủ để hiểu chính xác về trò chơi học tập.

Sơ đồ 1. Khái niệm trò chơi học tập

tre tim kiem, kham p

Là tro choi co chu d

Phat trien tu duy,lo

Cũng theo khảo sát và tổng hợp ý kiến từ giáo viên, thì có 26.2 % ( 11 giáo viên) cho rằng trò chơi học tập là trò chơi có chủ đề, có quy luật nhất định. Với tỷ lệ này, nhiều giáo viên chỉ nghĩ rằng, trò chơi học tập chỉ đơn thuần là những trò chơi có chủ đề, nội dung chơi nhất định mà trẻ cần thiết phải hiểu cho thật rõ để có thể chơi, tuy nhiên những giáo viên này cũng cho rằng, trong trò chơi này có những quy luật nhất định mà trẻ cần phải bắt buộc tuân theo để có thể đạt kết quả cuối cùng của trò chơi. Với ý kiến này, thì những giáo viên trong tỷ lệ này chỉ nghĩ đơn giản trò chơi học tập khác với những trò chơi khác ở chỗ là chúng có nội dung chơi rõ ràng và nhất định trẻ phải được chơi trong một quy luật nhất định mà trò chơi đó đề ra. Và điều này cũng cho chúng tôi thấy rằng, nhiều giáo viên chưa đánh giá sâu vai trò của trò chơi học tập, mà chỉ cho rằng sự khác biệt giữa trò chơi học tập và các trò chơi khác là ở hình thức tổ chức chơi – được tổ chức theo một quy luật riêng mà thôi.

Bên cạnh đó, chiếm tỷ lệ thấp hơn ( 11.9%) khi chúng tôi khảo sát về khái niệm trò chơi học tập, giáo viên cho rằng, trò chơi học tập là hình thức trò chơi giúp trẻ tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh, vừa chơi vừa học. Với ý kiến như vậy, những giáo viên này có những nhận định rất chung chung về trò chơi học tập, nó chỉ đơn thuần là trò chơi mà thông qua đó trẻ sẽ học được những điều mới so với mình.

Phát triển tư duy, logic (61.9%) Là trò chơi có chủ

đề, quy luật (26.2%) Vừa chơi vừa học ( 11.9%)

Từ những kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy, đa phần giáo viên chưa có khái niệm chính xác và đầy đủ đối với hoạt động trò chơi học tập. Và chính điều này sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động trong việc tổ chức trò chơi học tập đối với trẻ, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nói chung cũng như sự phát triển tư duy của trẻ nói riêng.

Một phần của tài liệu thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 63 - 65)