Các loại trò chơi học tập phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ

Một phần của tài liệu thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 37 - 39)

[66].

Cũng nhấn mạnh vai trò của trò chơi học tập, nhà giáo dục học Xô viết E.I.U. Đanxôva nhận xét “ Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hình thức vui chơi vừa sức và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Nhiệm vụ dạy học được giải quyết trong quá trình chơi các trò chơi” [44].

N.K. Krupxkaia đã đánh giá ý nghĩa đặc biệt của trò chơi trong giai đoạn lứa tuổi mẫu giáo, “ Đối với các cháu mẫu giáo, trò chơi có ý nghĩa đặc biệt. Đối với các cháu – trò chơi là học tập, là lao động, là hình thức giáo dục chính đáng”. Từ nhận xét trên, tác giả cũng cho rằng trò chơi hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, đáp ứng niềm vui sướng, tính tích cực, nhu cầu vận động, làm sinh động thêm óc tưởng tượng, tính tò mò ham hiểu biết; trò chơi là phương tiện giáo dục chính [52].

1.2.3.4. Các loại trò chơi học tập phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ trẻ

Theo P.G. Xamarukova thì trong giáo dục mẫu giáo và trong thực tế cộng tác với trẻ, tác giả đã chia ra thành 2 loại trò chơi học tập: những trò chơi đúng theo nghĩa thuật ngữ và những trò chơi – giờ học, trò chơi – luyện tập [69]

- Với trò chơi đúng theo nghĩa thuật ngữ được xây dựng trên cơ sở tự động dạy học và trên cơ sở tự tổ chức của các cháu trong trò chơi

- Với loại trò chơi mang tính chất là giờ học: trò chơi được người lớn tổ chức và hướng dẫn. Nếu không có sự tham gia của họ thì trò chơi không tồn tại

Cũng theo nghiên cứu của P.G. Xamarukova, thì dựa vào đặc tính của các vật liệu sử dụng mà các trò chơi học tập có thể chia thành những trò chơi với các đồ vật, những trò chơi in ấn – trên bàn với những bức tranh, và những trò chơi bằng lời [ 69]

- Những trò chơi với các đồ vật: là những trò chơi với các đồ vật học tập dân gian, với các hình ghép, với các đồ vặt vãnh, đồ vật thiên nhiên,v.v. Những trò chơi loại này phát triển tri giác màu sắc, tri giác độ lớn và tri giác hình dạng.

- Những trò chơi in ấn – trên bàn: được chế tạo theo nội dung nhất định. Chúng hướng đến việc làm chính xác thêm biểu tượng về thế giới xung quanh, hệ thống hóa các kiến thức, phát triển các quá trình và các thao tác tư duy ( phân tích, tổng hợp, kết hợp, phân loại, v.v.). Những trò chơi ở loại này như: ghép những đôi tranh giống nhau, trò chơi lô tô, đôminô, trò chơi những bức tranh cắt rời và những cục gỗ thép.

- Những trò chơi bằng lời: trong nhóm trò chơi này có một số lượng lớn là trò chơi dân gian loại “ các màu sắc”, “ im lặng”, “ đen trắng” và nhiều loại khác. Các trò chơi này phát triển tính chú ý, trí thông minh, phản ứng nhanh.

Ngoài ra, do trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú, nên nhiều nhà nghiên cứu cũng đã phân loại trò chơi học tập dựa vào những phương diện khác nhau mà có các nhóm loại trò chơi khác nhau

- Dựa vào đặc điểm của vật liệu chơi, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi mà có các loại trò chơi, như:

+ Trò chơi học tập với các đồ vật: đồ chơi, đồ dùng, nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu,...

+ Trò chơi học tập với các tranh in ấn: trò chơi so tranh, so hình; trò chơi lôtô, trò chơi ghép tranh,...

+ Trò chơi học tập bằng lời

- Dựa vào các chức năng tâm lý của trẻ, mà có các loại trò chơi

+ Trò chơi nhằm phát triển các giác quan ( khả năng nhận cảm của trẻ): rèn luyện sự tinh nhạy của mắt, độ thính của tai, sự khéo léo của đôi tay,..

+ Trò chơi nhằm phát triển óc tưởng tượng: nhằm thực hiện hành động chơi, nội dung chơi và tham gia vào trò chơi.

+ Trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ. + Trò chơi nhằm phát triển khả năng chú ý + Trò chơi nhằm rèn luyện trí nhớ

Tùy vào mục đích của nhà giáo dục muốn trẻ lĩnh hội kiến thức mà có thể sử dụng các loại trò chơi khác nhau trong quá trình giảng dạy cho trẻ.

Một phần của tài liệu thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 37 - 39)