Vai trò của tính tích cực nhận thức đối với sự phát triển của trẻ

Một phần của tài liệu thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 77 - 81)

Bảng 2.15. Vai trò của tính tích cực nhận thức

Vai trò Tần số Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 36 85.7

Về việc khảo sát nhận thức của giáo viên về vai trò của tính tích cực nhận thức đối với sự phát triển trẻ, có 85.7% giáo viên cho rằng tính tích cực nhận thức đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Với tỷ lệ khá cao này, chúng tôi có thể nhận xét rằng đa phần giáo viên đều có đánh giá cao đối với vai trò của tính tích cực nhận thức tác động đến sự phát triển của trẻ. Lý giải về điều này, nhiều giáo viên cho rằng, để thực hiện mục tiêu phát triển 5 mặt của trẻ, nhiều giáo viên cho rằng trò chơi học tập là một trong những hoạt động giúp phát triển một trong 5 mặt đó. Để tìm hiểu rõ vì sao giáo viên cho rằng tính tích cực nhận thức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, thì chúng tôi đã thu được một số kết quả.

Sơ đồ 5. Vai trò của tính TCNT

Theo đó thì giáo viên cho rằng tính tích cực nhận thức giúp trẻ phát triển, nhận thức được mọi thứ xung quanh. Tính tích cực nhận thức còn giúp cho trẻ hứng thú, mạnh dạn hơn đối với các sự vật hiện tượng, từ đó trẻ sẽ có thể tự mình khám phá thế giới xung quanh, đạt được những tri thức và kỹ năng nhất định cần thiết cho trẻ.

Quan trọng (14.3%)

Với 14.3% giáo viên còn lại cho rằng tính tích cực nhận thức chỉ ở mức độ quan trọng, nhưng trong quá trình khảo sát về mức độ này thì chúng tôi thấy rằng giáo viên cũng có những nhận thức tương tự giống với số tỷ lệ giáo viên cho rằng tính tích cực nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đối với những giáo viên này, khi chúng tôi hỏi sâu về nhận thức vai trò tính tích cực nhận thức thì họ có những ý kiến tương tự cho vần đề này. Theo đó thì tính tích cực có vai trò giúp trẻ nhận thức được nhiều điều về thế giới xung quanh, và không hẳn thế, tính tích cực nhận thức của trẻ, theo những giáo viên này, còn là phương tiện thể hiện mức độ của trẻ để giáo viên có thể có những biện pháp phát triển đối với từng trẻ.

Và để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tính tích cực nhận thức trong trò chơi học tập thì chúng tôi cũng có kết quả như sau:

Bảng 2.16. Nhận thức của giáo viên về tính tích cực nhận thức trong TCHT

Ảnh hưởng Tần số Tỷ lệ

Có 38 90.5

Không 4 9.5

Với câu hỏi này, kết quả chúng tôi nhận được cho thấy, 90.5% giáo viên cho rằng trò chơi học tập có ảnh hưởng đối với sự phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ, và có 9.5% ( 4 giáo viên) thì cho rằng việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ không chỉ bị chi phối nhiều bởi trò chơi học tập. Với kết quả này, chúng tôi thấy rằng chính vì nhận thức vai trò của trò chơi học tập trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mà mức độ tổ chức trò chơi học tập nhằm thúc đẩy tính tích cực nhận thức của trẻ từ giáo viên được đề cao và được đầu tư như kết quả chúng tôi đã khảo sát.

Và mức độ ảnh hưởng của hoạt động trò chơi học tập đối với sự phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ cũng được chúng tôi khảo sát với kết quả như sau:

Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của trò chơi học tập đối với tính tích cực nhận thức

Mức độ Tần số Tỷ lệ (%)

Ảnh hưởng rất nhiều 31 73.8

Có ảnh hưởng nhưng không nhiều 6 14.3

Ý kiến khác 1 2.4

Không có ý kiến 4 9.5

Theo bảng 2.16 thì để nhận xét vai trò của trò chơi học tập đối với tính tích cực nhận thức, 73.8% giáo viên cho rằng trò chơi học tập có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ. Lý giải cho ý kiến này, nhóm giáo viên được khảo sát cho rằng, trò chơi học tập giúp trẻ tư duy rất nhiều, trẻ có thể sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh mình. Và trong quá trình phỏng vấn sâu với chúng tôi, nhiều giáo viên cho rằng, tính chất của trò chơi học tập là trẻ phải tuân theo luật chơi một cách nghiêm túc nên chính trò chơi học tập cũng giúp trẻ rèn luyện tính cẩn thận và trình tự. Trẻ khi tham gia trò chơi bắt buộc phải chơi theo thứ tự, đến lượt mới được chơi, đây là một yếu tố mà theo nhiều giáo viên, rất thuận lợi trong việc giáo dục kỹ năng mềm cho trẻ, đặc trưng như tính kiên trì.

Ngoài ra, ý kiến cho rằng trò chơi học tập có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng không nhiều đến tính tích cực nhận thức của trẻ cũng chiếm 14.2% giáo viên trả lời. Theo đánh giá của chúng tôi, tuy tỷ lệ này thấp nhưng nó cũng đánh giá được thực trạng về vấn đề nhận thức vai trò của trò chơi học tập đối với trẻ. Theo đó thì những giáo viên này cho rằng, tuy trò chơi học tập giúp kích thích sự hưng phấn của trẻ, thông qua nhiệm vụ chơi và phải tuân theo luật chơi, trẻ tò mò về trò chơi và chính điều đó khiến trẻ tham gia trò chơi một cách hiệu quả như mong đợi của giáo viên. Tuy nhiên, nhóm giáo viên này cũng cho rằng nếu trẻ không thích trò chơi học tập thì giáo viên cũng không ép và trẻ có thể chơi trò chơi khác phù hợp với trẻ hơn. Điều này qua quá trình quan sát, chúng tôi thấy rằng nhiều giáo viên khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, các cô luôn đầu tư những góc chơi khác nhau, riêng đối với

góc chơi học tập thì nhiều giáo viên để trẻ tự chơi, trẻ thích chơi thì có thể vào chơi mà giáo viên không cần phải tạo chú ý đối với trẻ về trò chơi đó.

Một phần của tài liệu thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 77 - 81)