Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời .
Từ cơ sở lý luận trên, đồng thời dựa trên những thang đánh giá từ những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trước đây, chúng tôi đưa ra thang đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi trong trò chơi học tập
YẾU TỐ MỨC CAO ( 2 ĐIỂM) MỨC TRUNG BÌNH (1 ĐIỂM) MỨC THẤP ( 0 ĐIỂM) Nhu cầu nhận thức Luôn chú ý, hứng thú, thể hiện lòng mong muốn đạt được mục tiêu của nhiệm vụ chơi Chú ý nhưng dễ bị phân tán, hứng thú không nhiều trong việc đạt mục tiêu đề ra của trò chơi
Nhiệm vụ chơi là yêu cầu bắt buộc đối với trẻ. Trẻ không có hứng thú cũng như không chú ý đến nhiệm vụ đề ra của trò chơi Tính chủ động
Hăng hái, năng động trong khi chơi mà không cần sự hỗ trợ của người khác
Tham gia trò chơi nhưng sự hăng hái không nhiều, đôi lúc cần sự cổ vũ của người khác
Cần sự hỗ trợ và cổ vũ của người khác trong suốt quá trình chơi
Tính độc lập Hoàn toàn độc lập, tự tìm kiếm phương thức để giải quyết nhiệm
Độc lập khi tìm phương pháp đạt được mục đích nhưng cần sự gợi ý của người khác
Hoàn toàn phụ
thuộc vào người khác
Nỗ lực giải quyết nhiệm vụ
Cố gắng giải quyết nhiệm vụ trong suốt quá trình chơi
Có cố gắng nhưng cần sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn
Có khuynh hướng bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn trong suốt quá trình chơi.
Kết luận chương 1:
Trò chơi học tập là một trong những loại trò chơi quan trọng trong việc phát triển trí tuệ của trẻ. Với những phương thức đặc trưng của trò chơi học tập, trẻ được phát triển về tư duy, ngôn ngữ, khả năng quan sát, khả năng giao lưu cảm xúc với người khác,... một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trò chơi học tập là một mắt xích quan trọng của quá trình phát triển nhân cách ở trẻ. Thông qua trò chơi học tập, trẻ không những khám phá được những kiến thức trong thế giới quanh mình, mà trẻ còn tự khám phá và hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Do đó, việc phát huy tính tích cực nhận thức trong quá trình chơi cho trẻ là yêu cầu quan trọng trong việc giảng dạy của giáo viên mầm non. Tính tích cực của trẻ càng tăng thì hiệu quả chiếm lĩnh tri thức trong trò chơi học tập mới đạt được mức độ tối đa.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 -5 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI
HỌC TẬP