tuổi
Bằng việc quan sát 85 trẻ (17 buổi chơi) với trò chơi học tập được giáo viên tổ chức hàng ngày cho trẻ với đa số các trò chơi như lô tô, nối số, ghép hình, tìm đường,
chúng tôi đã có tổng hợp của khảo sát về mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ. Theo đó thì chúng tôi đã cho ra kết quả như sau:
Bảng 2.1: Mức độ tính tích cực nhận thức của trẻ
Mức độ Số khảo sát ( buổi) Phần trăm ( %)
Mức độ cao ( 7 -8 điểm) 7 41.2
Mức độ trung bình ( 5-6 điểm) 6 35.3
Mức độ thấp ( 0 – 4 điểm) 4 23.5
Với kết quả tổng hợp trên, qua 17 buổi chơi mà chúng tôi quan sát được thì có 7 buổi chơi, chiếm tỷ lệ 41,2% số buổi quan sát, trẻ có biểu hiện tính tích cực nhận thức ở mức độ cao ( 7 – 8 điểm). Qua quan sát để có kết quả này, chúng tôi thấy rằng nhiều trò chơi học tập tạo hứng thú rất nhiều cho trẻ, có nhiều trò chơi khi giáo viên vừa giới thiệu chủ đề của trò chơi thì nhiều trẻ đã rất có hứng thú với nhiệm vụ của trò chơi đề ra. Có nhiều trẻ khi đã hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu trò chơi thì lại thích chơi lại trò chơi ấy, điều này càng thể hiện rõ khi giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mới. Đối với những trò chơi này, khi mà lần đầu tiên trẻ được chơi, trẻ luôn hứng thú ngay từ lúc giáo viên bắt đầu giới thiệu nội dung chơi,
mục đích cũng như luật chơi đề ra cho trẻ.
7.5 7.0 6.5 6.0 5.5 5.0 4.5 4.0 3.5 41,2% 35.3% 23.5%
Mức độ biểu hiện trung bình trong tính tích cực nhận thức ( 5 -6 điểm) ở trẻ chiếm 35.3% ( 6 buổi) và biểu hiện thấp chiếm tỷ lệ 23.5% ( 4 buổi chơi). Với quan sát từ những kết quả này, nhiều trẻ biểu hiện không cao về tính tích cực nhận thức trong quá trình chơi trò chơi học tập. Điều này có thể được thấy qua việc quan sát nhiều trẻ khi bắt đầu tham gia trò chơi thì tỏ ra rất hứng thú nhưng khi bắt đầu tham gia và yêu cầu phải đạt được mục tiêu đề ra thì có biểu hiện không muốn tiếp tục chơi hoặc cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên thì trẻ mới có thể duy trì chơi đến cuối trò chơi. Tuy nhiên cũng có nhiều trẻ, trong quá trình chơi đã không còn hứng thú chơi như ban đầu và lúc này trẻ lại có nhu cầu muốn chuyển góc chơi hoặc chơi trò chơi khác.
Tuy vậy, tỷ lệ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ ở các mức độ không có sự chênh lệch nhiều. Và để hiểu rõ hơn biểu hiện ở từng mức độ của trẻ, chúng ta cần có những quan sát về những biểu hiện cụ thể.