Về khảo sát biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ thông qua giáo viên, chúng tôi đưa ra 5 biểu hiện khác nhau để giáo viên đánh giá. Và sau cùng chúng tôi cho ra những kết quả lần lượt từng biểu hiện như sau:
Bảng 2.10. Biểu hiện 1: Chú ý, hứng thú, thể hiện lòng mong muốn đạt được mục tiêu trò chơi
Mức độ Tần số Tỷ lệ %
Cao 32 76.2
Trung bình 10 23.8
Với kết quả ở bảng 2.10, có 76.2% giáo viên đánh giá rằng trẻ có biểu hiện chú ý, hứng thú thể hiện lòng mong muốn đạt được mục tiêu trò chơi. Và để kiểm nghiệm về điều này, trong quá trình phỏng vấn sâu, nhiều giáo viên chia sẻ rằng trong quá trình tổ chức trò chơi học tập cho trẻ chơi, nhiều trẻ luôn hứng thú với những trò chơi mà cô giới thiệu, những trẻ này luôn thể hiện lòng mong muốn đạt yêu cầu cuối cùng của trò chơi, và thậm chí nhiều trẻ còn rủ bạn trong các góc chơi khác về chơi với mình. Nhiều giáo viên cho rằng một trong những lý do đó là khi các trẻ được chơi trò chơi mới, những trò chơi này thì luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, chú ý rất cao vào nội dung và yêu cầu cần phải đạt được với luật chơi được quy định rõ ràng. Với trò chơi mới, do nội dung chơi mới mẻ đối với trẻ, đặc biệt là đồ chơi hoàn toàn mới lạ đối với trẻ, khiến gợi cho trẻ sự tò mò và muốn khám phá, điều này giúp tính tích cực nhận thức của trẻ ở mức độ cao hơn.
Bên cạnh đó, cũng có 23.8% giáo viên đánh giá trẻ có biểu hiện trung bình trong việc thể hiện lòng mong muốn đạt được mục tiêu của trò chơi. Theo lý giải của nhiều giáo viên thì nhiều trò chơi khi không được đầu tư lại về dụng cụ chơi cũng như làm mới cách thức chơi thì đa số các trẻ không còn sự hứng thú, chú ý đến trò chơi như lần đầu tiên chơi. Thậm chí nhiều trẻ sau khi chơi trò chơi này một lần thì không còn hứng thú với nội dung trò chơi đó nữa, và những trường hợp như vậy thì
có thể tiếp tục chơi. Và để tìm hiểu trong quá trình tổ chức trò chơi học tập cho trẻ, giáo viên thường dùng cách thức nào để có thể lôi cuốn sự chú ý cũng như tạo hứng thú cho trẻ, thì nhiều giáo viên cho rằng, cách thức để lôi cuốn trẻ phụ thuộc vào tính chất của trò chơi đó như thế nào.
Để lôi cuốn sự hứng thú cũng như chú ý của trẻ vào trò chơi, hầu hết các giáo viên có những cách khác nhau giữa trò chơi cũ và trò chơi mới. Đối với trò chơi cũ, nhiều giáo viên cho rằng, vì trò chơi cũ đã được chơi đi chơi lại nhiều lần nên vấn đề làm mới lại trò chơi nhưng vẫn giữ được những kiến thức mà trẻ cần phải lĩnh hội là điều cần thiết và phải được đầu tư nhiều thời gian hơn. Do đó, đối với trò chơi cũ, nhiều giáo viên thường hay thay đổi hình thức chơi cũng như làm mới lại những vật liệu chơi để gây nên hứng thú của trẻ, thậm chí nhiều giáo viên tìm cách nâng cao yêu cầu chơi khó hơn một chút để tạo sự chú ý cho trẻ. Đồng thời đối với trò chơi cũ, nhiều giáo viên thường trang trí góc chơi học tập thật bắt mắt, hoặc thay đổi góc chơi, sau đó thì trưng bày những dụng cụ chơi được làm mới, và có thể yêu cầu trẻ giới thiệu về trò chơi đến các bạn khác về trò chơi mà trẻ đã chơi trước đó. Theo ý kiến nhiều giáo viên thì cách thức để trẻ tự giới thiệu về trò chơi sẽ giúp lôi cuốn những trẻ khác chơi nhiều hơn, và lúc này trẻ sẽ rất hứng thú chơi cùng bạn. Đối với trò chơi mới, theo nhiều giáo viên thì đây là một công việc cần nhiều thời gian. Theo đó, để có thể có tạo hứng thú trong trò chơi học tập đối với trẻ thì giáo viên thường hay tìm hiểu nhiều tài liệu để thu thập những bài tập hay cho trẻ, sau đó thì việc chuẩn bị dụng cụ chơi là một yêu cầu mà giáo viên cần có sự đầu tư kỹ lưỡng và công phu. Và trong quá trình tổ chức, nhiều giáo viên cho rằng cần phải hướng dẫn nội dung chơi và luật chơi một cách rõ ràng cho trẻ, sau đó thì cô giáo sẽ chơi cùng trẻ để trẻ làm quen với trò chơi mới. Nhiều giáo viên còn dùng cách thức kể chuyện, đặt tình huống vào trò chơi mới và yêu cầu trẻ phát biểu suy nghĩ của mình với tình huống đó, và với cách thức như vậy, giáo viên cho rằng đó là hiệu quả ban đầu để lôi cuốn trẻ vào trò chơi.
Những trò chơi mới luôn tạo sự chú ý, hứng thú với trẻ, đặc biệt là đối với những trò chơi với vật liệu chơi hấp dẫn trẻ. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cũng cho rằng trò
chơi mới cũng chỉ có hứng thú đối với trẻ trong thời gian đầu, và sau đó là giảm dần sau mỗi lần chơi. Do đó, việc làm mới trò chơi là việc mà nhiều giáo viên khẳng định đó là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc để giúp trẻ phát huy tính tích cực nhận thức thông qua trò chơi học tập.
Bảng 2.11. Biểu hiện 2: Hăng hái, năng động trong khi chơi mà không cần sự hỗ trợ của người khác
Mức độ Tần số Tỷ lệ %
Cao 18 42.9
Trung bình 20 47.6
Thấp 4 9.5
Với biểu hiện này thì có 42.9% giáo viên nhận xét trẻ có biểu hiện ở mức độ cao trong việc hăng hái, năng động trong khi chơi mà không cần sự hỗ trợ của người khác, và có 47.6% giáo viên nhận xét trẻ chỉ có ở mức trung bình đối với biểu hiện này. Tuy kết quả của 2 biểu hiện có tỷ lệ gần bằng nhau nhưng chúng tôi cũng thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chính là ở sự hứng thú của trẻ. Chính vì bản chất của trò chơi học tập chính là đòi hỏi sự kiên nhẫn và tư duy cao, nhiều trẻ có sở thích muốn chơi những trò chơi tư duy thì thường tìm góc chơi trò chơi học tập. Đối với những trẻ này thì luôn giữ được sự hăng hái, năng động trong khi chơi mà không cần sự hỗ trợ của người khác, nhiều trẻ còn tự tổ chức chơi cùng bạn sau khi được cô hướng dẫn trò chơi và luật chơi theo yêu cầu. Tuy nhiên cũng vì tính chất của trò chơi học tập mà nhiều trẻ không có sự kiên nhẫn cao trong quá trình chơi. Nhiều giáo viên cho rằng, ở lứa tuổi này trẻ rất linh động và không muốn ngồi yên một chỗ chỉ để tư duy giải quyết một bài toán của trò chơi, vì thế nhiều trẻ có biểu hiện chơi theo sự yêu cầu của cô giáo và thậm chí nhiều trẻ không quan tâm những gì các bạn đang làm cũng như nhiệm vụ của trò chơi mà trẻ cần phải đạt được để kết thúc buổi chơi.
Bảng 2.12. Biểu hiện 3: Có sáng kiến, chủ động tìm phương thức để giải quyết nhiệm vụ chơi Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Cao 10 23.8 Trung bình 28 66.7 Thấp 4 9.5
Với biểu hiện có sáng kiến, chủ động tìm kiếm phương thức để giải quyết nhiệm vụ thì chúng tôi thấy rằng, có 23.8% giáo viên cho rằng trẻ có biểu hiện cao trong khi tham gia trò chơi học tập, và chiếm đến 66.7 giáo viên cho rằng trẻ chỉ có biểu hiện trung bình, và 4 giáo viên ( 9.5%) cho rằng trẻ luôn có biểu hiện ở mức thấp. Với kết quả như trên có thể lý giải như ở biểu hiện 2, tức là trẻ sẽ luôn biểu hiện tính tích cực nhận thức ở mức cao khi trẻ thích sự tư duy, suy nghĩ để đạt được yêu cầu của bài toán. Với biểu này, nhiều giáo viên cho rằng, nhiều trò chơi học tập trẻ luôn thích chơi đi chơi lại và có những sáng kiến rất hay trong việc giải quyết trò chơi. Ví dụ như trong trò lật ô hình giống nhau, nhiều trẻ có thể sẽ lật không theo thứ tự các hình để chỉ tìm ra hình giống nhau, còn đối với những trẻ có biểu hiện cao về tính tích cực nhận thức thì trẻ luôn có cách riêng của mình để “chinh phục” yêu cầu của trò chơi, đó là nhóm trẻ sẽ tự quy ước với nhau về việc lật hình theo thứ tự để cho dễ nhớ những hình đã lật. Với sáng kiến như vậy, nhiều trẻ rất hứng thú với kết quả đạt được khi tìm được hết các hình giống nhau và còn chủ động sắp xếp theo cách khác để chơi lại lần nữa.
Tuy nhiên theo lời chia sẻ của giáo viên trong phỏng vấn sâu thì không hẳn trò chơi nào trẻ cũng có biểu hiện như vậy, nhiều trò chơi do tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần, các dụng cụ chơi không còn mới mẻ đối với trẻ cũng như luật chơi đã được trẻ hiểu rõ thì lúc này trẻ có biểu hiện này ở mức độ trung bình, hoặc thậm chí là rất thấp.
Bảng 2.13. Biểu hiện 4: Cố gắng giải quyết nhiệm vụ trong suốt quá trình chơi
Mức độ Tần số Tỷ lệ
Cao 24 57.1
Trung bình 17 40.5
Thấp 1 2.4
Với biểu hiện cố gắng giải quyết nhiệm vụ trong suốt quá trình chơi, với 42 giáo viên được khảo sát thì chúng tôi thấy có 57.1% giáo viên cho rằng trẻ luôn có biểu hiện cao đối với việc giải quyết những yêu cầu của trò chơi đề ra.
Sơ đồ 3. Cố gắng giải quyết nhiệm vụ trong suốt quá trình chơi
Để tìm hiểu thêm về kết quả này, nhiều giáo viên trong quá trình phỏng vấn sâu đã cho rằng, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự cố gắng nỗ lực giải quyết nhiệm vụ chơi của trẻ chính là mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ. Với yếu tố này, sự ân cần của giáo viên có ảnh hưởng rất nhiều đến mục đích của việc tổ chức trò chơi học tập đối với trẻ. Vai trò của cô giáo đối với trẻ được nhiều giáo viên đánh giá là rất cần thiết, vì chính mối quan hệ này giúp khuyến khích trẻ đạt được yêu cầu của trò chơi. Với ý kiến này, nhiều giáo viên cho rằng khi tổ chức trò chơi học tập cho trẻ, giáo viên thường bắt đầu bằng cách chơi cùng trẻ, tạo cho trẻ cảm giác cô giáo như một người bạn. Việc hòa đồng cùng trẻ, đặc biệt là hòa cảm xúc cùng trẻ trong
Cao ( 57.1%) Trung bình (40.5%)
rằng, sau khi giới thiệu trò chơi, đặc biệt là đối với trò chơi mới thì giáo viên thường chơi cùng trẻ, trò chuyện cùng trẻ để phát huy tính tích cực nhận thức từ trẻ. Bên cạnh đó, qua việc phỏng vấn sâu thì nhiều giáo viên cho rằng, việc động viên, khích lệ trẻ phải tùy thời điểm. Khi trẻ có biểu hiện không cố gắng đạt mục đích cuối cùng của trò chơi đề ra thì vai trò giáo viên lúc này là rất quan trọng. Đối với những trẻ có biểu hiện giảm dần hứng thú với mục tiêu trò chơi thì nhiều giáo viên sẽ tham gia chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chơi từng bước, và động viên trẻ kịp thời. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi thì có nhiều trò chơi, sau khi cô giáo hướng dẫn nội dung và luật chơi thì thường có xu hướng để trẻ tự chơi. Lúc này có nhiều trẻ do nhiều yếu tố tác động mà trẻ không còn hứng thú cũng như không còn sự nỗ lực để giải quyết nhiệm vụ chơi. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ 40.5% giáo viên cho rằng trẻ ở mức độ trung bình, cũng như 2.4% giáo viên cho rằng trẻ có biểu hiện thấp đối với nỗ lực cố gắng giải quyết nhiệm vụ chơi. Với kết quả này, chúng tôi thấy rằng nhiều cô giáo khi thấy trẻ có biểu hiện không cao trong việc giải quyết nhiệm vụ chơi thì thường cô giáo chuyển trẻ qua góc chơi khác, cũng như có thể cho trẻ chơi trò chơi học tập có nội dung hứng thú với trẻ hơn. Lý giải về điều này, nhiều giáo viên cho rằng, khi trẻ không muốn đạt mục tiêu của trò chơi thì cô giáo sẽ không ép trẻ chơi tiếp nữa, và nhiều giáo viên còn cho rằng, mối quan hệ giữa cô giáo và trẻ không có ảnh hưởng gì đối với việc duy trì cho trẻ chơi tiếp trò chơi học tập.
La mắng trẻ là điều mà nhiều giáo viên cho rằng là điều phản tác dụng khi muốn duy trì hứng thú cho trẻ để đạt mục tiêu cuối cùng. Vì theo những giáo viên này thì trẻ chỉ chơi theo hứng thú và ý thích của trẻ, việc tìm cách để thuyết phục trẻ chơi chỉ mang tính chất bắt buộc mà sẽ không tạo cho trẻ sự yêu thích để chơi đến cùng của trò chơi, và nhiều giáo viên còn cho rằng tỷ lệ ảnh hưởng của mối quan hệ giữa cô giáo và trẻ có thể là 40% - 60%, tức là cô chỉ có ảnh hưởng một phần khi giúp trẻ đạt được mục tiêu đề ra, nhưng tất cả đều do ý thích của trẻ, vì nếu trẻ không thích thì giáo viên cũng sẽ chuyển trẻ qua trò chơi khác và góc chơi phù hợp với trẻ hơn.