Tỷ lệ tiêu chảy ở heo con sau cai sữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic để sản xuất chế phẩm probiotic phòng và trị bệnh đường ruột cho heo (Trang 80 - 82)

Kết quả theo dõi tỷ lệ tiêu chảy ở heo con sau cai sữa (28 ngày tuổi) được tính bao gồm cả sô ngày heo con tiêu chảy tái phát trên tổng số ngày nuôi của tất cả heo con trong lô thí nghiệm. Tỷ lệ tiêu chảy trung bình của 5 lô thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.21 và đồ thị 3.16.

* Nhận xét

Kết quả khảo sát cho thấy, ở các lô thí nghiệm 3, 4, 5 , được bổ sung chế phẩm PSP01 với liều l09

tế bào/kg thức ăn, có tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn so với lô ĐC2 (lô đối chứng bổ sung BioI) và lô ĐC1 (lô đối chứng không bổ sung chế phẩm). Như vậy, việc bổ sung liên tục PSP01 với liều l09 tế bào/kg thức ăn, cho heo con trong giai đoạn cai sữa đã có tác dụng làm giảm 42,87% - 62,89% tỷ lệ tiêu chảy ở heo con so với lô ĐC1. Điều này chứng tỏ, PSP01 ngoài t á c dụng cạnh tranh và đối kháng để loại trừ VK gây bệnh, còn cung cấp thêm một lượng vsv có lợi, giúp duy trì sự cân bằng hệ vsv đường ruột, từ đó làm giảm tình trạng tiêu chảy ở heo con. Đặc biệt, ở các lô thí nghiệm 3, 4, 5, không có tỷ lệ tái phát bệnh, còn ở lô ĐC1 tỷ lệ tái phát bệnh khá cao (66,66%) ( 2 con bị tái phát, 3 con được điều trị khỏi). Kết quả khảo sát của chúng tôi phù hợp với ghi nhận của một số tác giả như Trần Thị Thu Thúy (2003), khi sử dụng Organic Green để phòng bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa với liều 1,2 tỉ CFU/kg thức ăn liên tục trong 28 ngày, đã làm giảm 45,17% - 57,30% tỷ lệ tiêu chảy ỏ heo con so với lô đối chứng; Tạ Thị Vịnh và Đặng Thị Hoe (2002), sử dụng VITOM 1 , 1 liều 50mg/kgP, 2 ngày 1 lần trên heo con đế phòng bệnh tiêu chảy, kết quả đã giảm 47,5% số heo con mắc bệnh so với lô đối chứng,...

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic để sản xuất chế phẩm probiotic phòng và trị bệnh đường ruột cho heo (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)