1.3.2.1.Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của heo con
Heo con mới sinh, sự tiết các enzym tiêu hóa ở dạ dày và ruột non còn yếu, chỉ đủ sức tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản, dễ tiêu như sữa mẹ (Nguyễn Như Pho, 2001). Khả năng tiết HC1 của dạ dày rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin. Do pepsin hoạt động yếu, sự tiêu hóa protein sữa nhờ enzym trypsin của tuyến tụy. Trong 2 tuần tuổi đầu tiên, heo con không có enzym amylase của tuyến tụy. Amylase của tuyến nước bọt tiết nhiều nhất vào lúc 2-3 tuần tuổi, sau đó giảm 50%. Amylase của tuyến tụy được tiết mạnh từ 3-5 tuần tuổi nên thời kỳ này có thể cai sữa được. Trước 20 ngày đến một tháng tuổi, dạ dày heo con hầu như không tiêu hóa được protein thực vật. Số lượng và hoạt tính của các enzym tiêu hóa sẽ tăng dần theo ngày tuổi và đến tuần thứ 7 mới đạt được mức độ như heo trưởng thành, [16], [17].
1.3.2.2.Thành phần hệ vi sinh vật đường ruột của heo con
Khi heo mới sinh, hệ vsv đường ruột chưa có hoặc có rất ít. Nhờ quá trình bú mẹ và liếm láp trên nền chuồng mà vsv từbên ngoài đã dần đivào đường tiêu hóa của heo con. Hầu hết vsv từ bên ngoài đi vào đường tiêu hóa sẽ bị tiêu diệt và thải ra ngoài. Một số ít thích nghi được sẽ sinh sản, phát triển và tạo thành hệ vsv đường ruột.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977) và Niconxkij (1983), hệ vsv đường ruột động vật rất phong phú và được chia làm 2 loại :
+ Loại vsv tùy nghi thay đổi tùy theo thức ăn, môi trường đường tiêu hóa, sức đề kháng của cơ thể, ... như nấm men, nấm mốc, Proieus, Salmonelia, Klebsielia, E. coli, Clostridium, Shigella,... đa số chúng thích nghi với môi trường pH trung tính đến kiềm [15], [16], [17].
+ Loại vsv bắt buộc thích nghi với môi trường dạ dày - ruột và tham gia phân giải các chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như VK lactic, VK sản sinh amylase và protease, một số VK tổng hợp vitamin nhóm B. Các vsv gây thối rữa lại là nguồn gây bệnh đường ruột (£. coli) [15], [22], 123].
1.3.3. Các bệnh đường ruột ồ heo con 1.3.3.1. Bệnh tiêu chảy ở heo con do E. coli