Các đặc điểm sinh ly, sinh hóa và phân loại chủng B,N4,L2

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic để sản xuất chế phẩm probiotic phòng và trị bệnh đường ruột cho heo (Trang 58 - 62)

Khi nuôi cấy các chủng B, N4, L2 trên MT thạch đứng, chúng tôi nhận thấy chủng B, N4, L2 đều phát triển dọc theo vết cấy từ bề mặt xuống tận đáy MT. Như vậy, các chủng này đều thuộc loại kị khí không bắt buộc.

3.3.2.2. Khả năng sinh khí C02 từ glucose

Khi cấy các chủng B, N4, L2 vào các ống nghiệm chứa 10 mi MT MRS lỏng trong đó có đặt sẩn một ông durham chứa đầy MT, đáy quay lên phía trên. Ống nghiệm được nút chặt băng nút cao su.

Sau 24 giờ, chúng tôi thấy ống durham không nổi lên. Chứng tỏ chúng không có khả năng sinh khí C02, chúng thuộc loại VK lactic đồng hình.

3.3.2.3. Hoạt tính catalase

Nhỏ một giọt H202 3% lên sinh khối tế bào của chủng N4, B, L2 đã được ly tâm từ dịch nuôi cấy 18 giờ (30°C). Kết quả không thấy có hiện tượng sủi bọt.

Như vậy, các chủng này không có hoạt tính catalase. Chúng không có khả năng oxi hóa H202 thành H20 và O2 để giải độc cho tế bào. Do đó các chửng trên đều thuộc loại kị khí không bắt buộc.

3.3.2.4.Hoạt tính protease

Cấy chấm điểm các chủng B, N4, L2 trên MT8, nuôi trong tủ ấm 3 - 5 ngày (30°C). Dùng thuốc thử HgCl2 10% đổ lên bề mặt MT nuôi cấy. Nếu VK lactic sinh protease sẽ tạo thành vòng trong suốt xung quanh khuẩn lạc. Các vùng chưa phân huy sẽ có màu trắng đục do protein đã phản ứng tủa với HgCl2. Sau khi nuôi cấy và thử với thuốc thử HgCl2. Kết quả không thấy xuất hiện vòng trong suốt xung quanh khuẩn lạc. Chứng tỏ cả ba chủng : B, N4, L2, đều không sinh protease.

3.3.2.5.Nhiệt độ phát triển

Khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng B, N4, L2 khi nuôi cấy trên MT2 ở các nhiệt độ khác nhau được trình bày trong bảng 3.4.

Như vậy, các chủng B, N4, L2 sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 30°c - 40°c, nên thuộc loại ưa ấm. Còn ở nhiệt độ 15°c, 45°c, 50°c chúng sinh trưởng, phát triển không đều.

3.3.2.6. pH ban đầu

Khả năng sinh trưởng phát triển của các chủng B, N4, L2 khi nuôi cấy trên MT2 ở các pH khác nhau được mô tả trong bảng 3.5.

Như vậy các chủng VK này đều có khả năng phát triển được ở biên độ pH rộng từ 3,5 - 9,5, có nghĩa là chúng có khả năng sống được trong cả MT axit và MT kiềm. Đây là đặc điểm có lợi cho hoạt tính kháng khuẩn vì đa số VK gây bệnh đều ưa thích MT kiềm. Chủng B, N4 phát triển tốt ở pH từ 5 - 8, chủng L2 phát triển tốt ở pH từ 5 - 6.

3.3.2.7. Khả năng chịu mặn

Nuôi cấy các chủng B, N4, L2 trong MT MRS dịch thể có các nồng độ muối cần khảo sát. Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng dựa vào mức độ làm đục MT. Kết quả được mô tả trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng B, N4, L2 ở những

Như vậy, ngoại trừ chủng L2 thì các chủng N4 và B đều có khả năng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện MT có nồng độ muối rất cao (NaCl = 6,5%). Kết quả trên cho thấy các chủng có khả năng thích ứng với MT rất tốt.

3.3.2.8. Khả năng lên men các loại đường

Nuôi cấy các chủng này trong ống nghiệm chứa MT lên men với các loại đường khác nhau, với chát chỉ thị màu là phenol đỏ.

Theo dõi sự sinh trưởng phát triển của chúng sau 2 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 300c. Dựa vào sự thay đôi màu sắc của MT, chúng tôi thu nhận được két quả như sau :

* Nhận xét

Các chủng VK lactic khác nhau đòi hỏi nguồn cacbon khác nhau. Đây là đặc trưng rất có ý nghĩa về mặt phân loại. Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy 2 chủng B, N4 lên men được 7 loại đường (maltose, glucose, galactose, lactose, saccharose, dextrin, sorbitol). Trong khi L2 sử dụng được 6 loại, không sử dụng được sorbitol.

Từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hoa của các chủng VK lactic, đối chiếu với khoa phân loại của Bergey's (1986) cho phép chúng tôi có thế kết luận như sau : Chủng B, N4, L2 thuộc :

Họ : Lactobacillaceace Tộc : Lactobacilleae

+ Chủng B : Lactobacillus sp. B + Chủng N4 : Lactobacillus sp. N4 + Chủng L2: Lactobacillus sp. L2

Để luận văn được ngắn gọn về sau chúng tôi chỉ sử dụngcác kýhiệu chủng như B, N4, L2.

Chúng tôi đã gửi 3 chủng đến phòng thí nghiệm Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội, để định danh tiếp tới loài. Dựa vào khoa phân loại của Bergey's (1986) và Okada (1992). Kết quả phân loại 3 chủng như sau:

+ Chủng Lactobacillus sp. B là Lactobacillus agilis

+ Chủng Lactobacillus sp. N4 là Lactobaciỉỉus salivarius

+ Chủng Lactobacillus sp. L2 là Lactobacillus acidophilus

Dựa trên cơ sở này cổ thể tiếp tục nghiên cứu sử dụng cácc hủng trên để tạo chế phẩm probiotic phòng và trị bệnh đường ruột cho heo.

3.4. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sự tạo thành sinh khối tế bào của 3 chủng vi khuẩn lactic

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic để sản xuất chế phẩm probiotic phòng và trị bệnh đường ruột cho heo (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)