* Các tiêu chuẩn để chọn chủng vi khuẩn probiotic
_ Là VK hiện diện bình thường trong đường ruột của heo. _ Tạo axit lactic cao, chịu pH axit của MT.
_ Có khả năng lên men lactic ức chế sự phát triển của các VK gây bệnh, VK gây thôi.
_ Đề kháng được các chất kháng sinh.
_ Làm tăng khả năng tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng. * Khả năng sinh axit Lactic
Xác định khả năng hình thành axit tổng bằng cách cấy chấm điểm lo chủng VK lactic trên MT cacbonat agar. Sau 48 giờ, đo kích thước vòng phân giải CaC03. Chủng nào tạo vòng phân giải có kích thước lớn, chứng tỏ chủng đó sinh axit mạnh.
Xác định axit sinh ra là axit lactic bằng thuốc thử uphenmen. Khi tác dụng với axit lactic, thuốc thử uphemen sẽ chuyển từ màu xanh dương đậm sang màu vàng. Sự đổi màu càng rõ thì lượng axit sinh ra càng nhiều.
Tiến hành định lượng axit lactic của 10 chủng VK trên bằng phương pháp chuẩn độ Therner. Thu dịch nuôi cấy sau 24 giờ, chuẩn độ bằng NaOH 0,1N cho đến khi màu hồng xuất hiện bền trong 30 giây thì dừng lại.
Các kết quả trên được thể hiện trong bảng 3.1.
* Nhận xét
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, tất cả các chủng nói trên đều tạo vòng phân giải với CaC03, đều có phản ứng dương tính với thuốc thử uphenmen. Điều này khẳng định các chủng VK nói trên đều là VK lactic.
Trong số các chủng YK lactic trên cho thấy chủng : B, N4, L2, L3, có kích thước vòng phân giải CaC03 lớn nhất (D - d > 20 mm), tương ứng với hàm lượng axit lactic cao nhất (> 1,40 g/l). Từ đó, cho thấy các chủng sinh axit tổng cao cũng chính là các chủng sinh axit lactic cao.
* Khả năng đối kháng
Tiếp tục khảo sát hoạt tính đối kháng của 10 chủng VK lactic trên với 13 chủng VK kiểm định chuyên gây bệnh đường ruột cho người và vật nuôi bằng phương pháp khoan lỗ thạch. Hoạt tính ức chế được đánh giá bằng hiệu số (D - d, ram). Kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.
Từ bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy, hầu như tất cả các chủng VK khảo sát đều có khả năng ức chế với các chủng VK kiểm định. Trong đó, chủng B, N4, L2 có khả năng ức chế các VK gây bệnh đường ruột khá mạnh (D - d > 14 -29 mm), có phổ kháng khuẩn rộng (ức chế cả VK G-
lẫn VK G+). Đặc biệt, cả ba chủng đều có khả năng ức chế mạnh đối với các VK gây bệnh thương hàn và tiêu chảy cho heo như Salmonella typhimurium, Salmonella choleraesuis (D - d > 22 -27 mm), ức chế rất
mạnh đối với Shigella flexneri (D - đ > 28 - 35 mm). Đây là trực khuẩn lị có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao. Chúng ức chế khá mạnh với E. con ( D - d > 1 2 - 14 mm).
Hình 3.2. Hoạt tính đối kháng E. coli và s. typhimưrium của chủng B, N4 và L2
Kết quả trên cũng khẳng định sản phẩm chính trong quá trình lên men của VK lactic là các axit lactic cố vai trò quan trọng đến khả năng kháng khuẩn của chúng. Các chủng có khả năng ức chế mạnh đồng thời là các chủng có khả năng sinh axit cao.
Kết hợp các đặc tính này chúng tôi chọn 3 chủng B, N4, L2 để tiếp tục nghiên cứu.