Quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế học nghề của HS

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.2. Quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế học nghề của HS

Cùng với quản lý việc giáo dục ý thức, thái độ học tập của HS, chúng tôi còn đi sâu tìm hiểu quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế học tập của HS (câu 10, phục lục 2.3). Kết quả tính theo trị TB thể hiện ở bảng 2.21:

Bảng 2.21 Mức độ thực hiện những BPQL để giúp HS thực hiện đúng nội quy, quy chế học tập và đào tạo

TT BPQL SL TB ĐLC

1 Tổ chức sinh hoạt định kì đầu năm học để phổ biến

nội quy, quy chế học tập và đào tạo 300 3.53 1.09

2 Phổ biến thông tin về nội quy, quy chế học tập và

đào tạo qua các bảng thông tin, băng rôn, website 300 3.68 1.00

3 HS tham gia sinh hoạt với GV chủ nhiệm ít nhất

một tháng một lần 300 3.19 1.38

4 Thực hiện nghiêm túc việc điểm danh, theo dõi việc

5 Bắt buộc HS phải học lại môn học khi không đảm

bảo đủ thời gian dự lớp 300 4.02 1.04

6 Nhà trường liên lạc với gia đình để thông báo kết

quả học tập, rèn luyện của HS 300 3.73 1.09

7 Thực hiện những biện pháp xử lý đối với HS vi

phạm nội quy, quy chế học tập 300 3.89 0.97

Kết quả cho thấy: HS đánh giá chỉ có hai biện pháp mà nhà trường thực hiện thường xuyên để giúp HS thực hiện đúng nội quy, quy chế học tập và đào tạo là biện pháp “thực hiện nghiêm túc việc điểm danh, theo dõi việc vắng, trễ của HS” với trị TB là 4.12 tức là ở mức thường xuyên. Mỗi ngày GV bộ môn và giám thị đều thực việc điểm danh một cách nghiêm túc, nhà trường sẽ gọi điện thoại nhắc nhở HS nếu vắng liên tiếp 2 buổi học không phép. Chính vì vậy HS của Trường thực hiện rất nghiêm túc việc đi học đúng giờ, đầy đủ.

Biện pháp tiếp theo là “bắt buộc HS phải học lại môn học khi không đảm bảo đủ thời gian dự lớp” với trị TB là 4.02 cũng thể hiện ở mức độ thường xuyên. Những biện pháp còn lại chỉ được nhà trường thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng với trị TB từ 3.19 đến 3.89, trong đó BPQL ít được sử dụng nhất là “HS tham gia sinh hoạt với GV chủ nhiệm ít nhất một tháng một lần” với trị TB 3.19 tương đương với mức độ thực hiện là thỉnh thoảng.

Mỗi đợt khai giảng cho HS mới vào Trường, nhà trường đều cấp cho mỗi HS một cuốn sổ tay HS trong đó quy định tất cả quyền lợi, nghĩa vụ, nội quy, quy chế học tập của HS trong quá trình học tập tại Trường.

Bên cạnh đó, GV chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý HS của mỗi lớp. Nhưng trên thực tế việc sinh hoạt lớp mỗi tháng một lần chưa được thực hiện thường xuyên vì vậy để công tác quản lý nề nếp, tác phong học tập của HS được hiệu quả hơn thì nhà trường cần xây dựng một quy chế rõ ràng hơn về hoạt động của GV chủ nhiệm, cần có sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần để GV chủ nhiệm thực hiện tốt hơn công việc của mình.

Mặc dù nhà trường có quy định về nề nếp, tác phong, trang phục của HS trên giảng đường tuy nhiên việc quản lý nề nếp tác phong của HS trong học tập cũng là một vấn đề cần được nhà trường quan tâm hơn nữa. Hiện nay HS đi học không phải đeo thẻ, nhà trường không có đồng phục chung cho tất cả học sinh. Tác phong của HS, đặc biệt là HS nữ chưa thật tốt. Một số HS nữ, chủ yếu là ngành TKĐH thường mặc quần sọt, mang dép lê đi học. Nhà trường chưa có biện pháp thiết thực để giải quyết tình trạng này.

Về kết quả các BPQL việc thực hiện nội quy, quy chế của HS theo đánh giá của CBQL (câu 6, phụ lục1.2) với 5 mức độ từ 1. “hoàn toàn không tốt” đến 5. “rất tốt”. Kết quả theo bảng 2.22 cho thấy:

Bảng 2.22 Đánh giá của CBQL về kết quả của những BPQL để giúp HS thực hiện nội quy, quy chế học tập và đào tạo

TT BPQL SL TB Xếp

hạng

1 Tổ chức sinh hoạt định kì đầu năm học để phổ biến cho

HS về nội quy, quy chế học tập và đào tạo 21 4.14 1

2 Bắt buộc HS phải học lại môn học khi không đảm bảo

đủ thời gian tham dự lớp theo quy định 21 4.00 2

3 Thường xuyên liên lạc với gia đình để thông báo kết quả

học tập, rèn luyện của HS 21 3.95 3

4 Chỉ đạo GV chủ nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp ít nhất 1

tháng một lần 21 3.71 4

5 Thực hiện những biện pháp xử lý đối với HS vi phạm

nội quy, quy chế học tập 21 3.71 5

6 Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc việc điểm danh, theo

dõi việc vắng trễ của HS 21 3.57 6

Kết quả đánh giá của CBQL cho thấy chỉ có 2 biện pháp mang lại kết quả tốt là biện pháp “tổ chức sinh hoạt định kì đầu năm học để phổ biến cho HS về nội quy, quy chế học tập và đào tạo” (với trị TB 4.14 tức là ở mức tốt) và biện pháp “bắt buộc HS phải học lại môn học khi không đảm bảo đủ thời gian tham dự lớp theo quy định” (với trị TB 4.0). Những biện pháp còn lại vì mức độ thực hiện không thường xuyên nên đem lại kết quả không tốt, mà chỉ ở mức độ bình thườngvới trị TB từ 3.57 đến 3.95.

Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng: nhà trường chưa làm tốt công tác quản lý để giúp HS thực hiện đúng nội quy, quy chế học tập và đào tạo. Nhà trường cần thực hiện thường xuyên hơn nữa các biện pháp trên một cách hợp lý, để nâng cao chất lượng đào tạo, đạo đức, tác phong của mỗi HS.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)