Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy nghề của giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1.2.Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy nghề của giáo viên

viên

Để tìm hiều công tác quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dạy nghề cho GV. Chúng tôi đã yêu cầu GV đánh giá mức độ thực hiện những BPQL này của nhà trường qua 5 mức độ: từ 1. “hoàn toàn không thực hiện” đến 5. “rất thường xuyên thực

hiện” (câu 8, phụ lục 1.1). Tương tự chúng tôi cũng thực hiện đánh giá ở CBQL về hoạt động này (câu 3, phụ lục 1.2). Kết quả thu được ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12 Đánh giá của GV và CBQL về mức độ thực hiện các BPQL để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dạy nghề

TT Biện pháp quản lý GV (TB) CBQL(TB)

1 Quy định bắt buộc GV phải học tập nâng cao trình độ

chuyên môn 4.14 4.33

2 Động viên, khuyến khích và hỗ trợ GV học tập nâng

cao trình độ chuyên môn 4.12 4.14

3 Tổ chức các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và

các lớp chuyên đề 3.64 3.23

4 Giới thiệu những nguồn học bổng, tài trợ cho GV học

tập nâng cao trình độ chuyên môn 3.54 3.52

5

Thực hiện chương trình hậu tuyển dụng, xử lý và chuyển công tác những GV không học tập nâng cao

trình độ chuyên môn 3.50 3.52

Kết quả xử lý trị TB cho thấy: GV và CBQL có đánh giá giống nhau khi cho rằng BPQL mà nhà trường thường xuyên thực hiện nhất là “quy định bắt buộc GV phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn” với trị TB 4.14 (đánh giá của GV) và 4.33 (đánh giá của CBQL) tức là ở mức thường xuyên. Kế tiếp là biện pháp “động viên, khuyến khích và hỗ trợ GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn” cũng được đánh giá ở mức thường xuyên thực hiện với trị TB 4.12 (đánh giá của GV) và 4.14 (đánh giá của CBQL).

Những biện pháp còn lại được GV và CBQL đánh giá là chỉ thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng như: “tổ chức các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và các lớp chuyên đề”, “giới thiệu những nguồn học bổng, tài trợ cho GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn”, “thực hiện chương trình hậu tuyển dụng, xử lý và chuyển công tác những GV không học tập nâng cao trình độ chuyên môn” với trị TB từ 3.23 đến 3.64.

Trong đó, CBQL đánh giá BPQL ít thực hiện nhất là “tổ chức các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và các lớp chuyên đề” với trị TB 3.23 theo thang đo 5 mức độ thì nằm ở mức thỉnh thoảng thực hiện.

Bên cạnh một số BPQL trên thì để quản lý việc đào tào, bồi dưỡng giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhà trường còn thực hiện những biện pháp khác như: phối hợp với trung tâm ngoại ngữ Huflit thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM tiến

hành mở các lớp tiếng Anh miễn phí cho GV. Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, GV của Trường đang theo học nâng cao trình độ. Tuy nhiên theo quy chế chỉ tiêu nội bộ mới ban hành năm 2012 thì GV tham gia học cao học, nghiên cứu sinh trong nước không được giảm giờ chuẩn. Điều này gây khá nhiều khó khăn cho GV trong việc cân đối, sắp xếp thời gian giữa việc học tập và giảng dạy. Bên cạnh đó mức hỗ trợ 50% học phí của nhà trường dành cho GV đang theo học cao học và nghiên cứu sinh trong nước hiện này còn thấp so với mặt bằng chung. Do đó GV còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những trường hợp phải đi học ở những địa phương xa.

Để tìm hiểu về kết quả thực hiện các BPQL của nhà trường về việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ dạy nghề của GV, chúng tôi yêu cầu CBQL đánh giá kết quả đạt được của những biện pháp này (câu 3, phụ lục 1.2). Kết quả thể hiện ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13 Đánh giá của CBQL về kết quả của những BPQL nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ dạy nghề

TT Biện pháp quản lý SL TB ĐLC

1 Quy định bắt buộc GV phải học tập nâng cao trình

độ chuyên môn 21 4.28 0.56

2 Động viên, khuyến khích và hỗ trợ GV học tập

nâng cao trình độ chuyên môn 21 4.14 0.79

3 Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, trao đổi

kinh nghiệm và các lớp chuyên đề 21 3.76 0.94

4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện chương trình hậu tuyển dụng, xử lý và chuyển công tác những giáo viên không học tập

nâng cao trình độ chuyên môn 21 3.52 0.74

5 Giới thiệu những nguồn học bổng, tài trợ cho GV

học tập nâng cao trình độ chuyên môn 21 3.09 0.76

Qua bảng 2.13 chúng ta thấy được: hai BPQL mà nhà trường thường xuyên thực hiện như ở trên chính là hai biện pháp mang lại kết quả cao: “quy định bắt buộc GV phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn” được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt với trị TB 4.28; ĐLC là 0.56 thấp cho thấy mức độ đồng nhất của các GV khi đánh giá PP quản lý này. Tiếp đó là BPQL “động viên, khuyến khích và hỗ trợ GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn” (trị TB 4.14) cũng mang lại hiệu quả tốt.

Những BPQL còn lại chưa mang lại hiệu quả tốt mà chỉ ở mức bình thường như các biện pháp: thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và các lớp chuyên

đề; thực hiện chương trình hậu tuyển dụng, xử lý và chuyển công tác những GV không học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giới thiệu những nguồn học bổng, tài trợ cho GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn; với trị TB từ 3.09 đến 3.76.

Tóm lại, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy nghề của GV chưa được nhà trường quan tâm thực hiện thường xuyên, nên mang lại hiệu quả không tốt. Nhà trường cần nhanh chóng có những biện pháp chỉ đạo nghiêm khắc và phù hợp để hoàn thành tốt nghiệm vụ này và không chỉ dừng lại ở động viên, khuyến khích mà còn phải thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy cho GV.

2.3.1.3. Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên

Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng của đối tượng (GV) được đánh giá để từ đó đưa ra những nhận định xác thực trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ sở đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác đánh giá GV trong thời gian qua, nhà trường đã thực hiện một số biện pháp để đánh giá hoạt động giảng dạy của GV (câu 9, phụ lục 1.1), kết quả thể hiện ở bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14 Mức độ thực hiện hoạt động đánh giá của GV TT Hoạt động đánh giá SL TB ĐLC

1 Tổ chức phát phiếu đánh giá môn học

cho HS đánh giá GV 50 4.16 0.65

2 Kiểm tra việc xây dựng đề cương,

thực hiện nội dung kế hoạch giảng dạy 50 4.02 0.74

3 Dự giờ các GV để đánh giá, rút kinh

nghiệm 50 3.62 0.60

Kết quả xử lý trị trung bình cho thấy: BPQL mà nhà trường thường xuyên thực hiện nhất để đánh giá hoạt động dạy nghề của GV là “tổ chức phát phiếu đánh giá môn học cho HS đánh giá GV” với trị TB là 4.16, tiếp theo là “kiểm tra việc xây dựng đề cương, thực hiện nội dung kế hoạch giảng dạy” với trị TB là 4.04. Tuy nhiên biện pháp “dự giờ các GV để đánh giá, rút kinh nghiệm” không được nhà trường thực hiện thường xuyên (trị TB là 3.62 tức là ở mức thỉnh thoảng).

Từ học kỳ 2 năm học 2009 – 2010 nhà trường đã chỉ đạo các khoa và tổ bộ môn tổ chức dự giờ để đánh giá và góp ý về PP dạy của GV. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay chỉ thực hiện dự giờ đối với những môn học và GV mới. Điều này lý giải tại sao biện pháp dự giờ dạy của GV để đánh giá, rút kinh nghiệm không được thực hiện thường xuyên. Đây là hạn chế mà nhà trường cần khắc phục, vì bên cạnh việc kiểm tra xây dựng đề cương, kế hoạch giảng dạy; tổ chức phát phiếu đánh giá môn học cho HS đánh giá GV thì nhà trường cần làm tốt công tác dự giờ dạy của tất cả GV để góp ý, sửa đổi nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.

Đánh giá khảo sát của CBQL về kết quả của những BPQL để đánh giá hoạt động dạy nghề của GV thì hầu hết CBQL của nhà trường đánh giá là có kết quả tốt (xem bảng 2, phụ lục 2.1). Trong đó biện pháp “tiến hành tổ chức phát phiếu đánh giá môn dạy cho HS đánh giá GV” được đánh giá là tốt với trị TB là 4.19. Cũng cho kết quả tốt là biện pháp “kiểm tra việc xây dựng đề cương, thực hiện nội dung kết hoạch giảng dạy” (trị TB 4.09). Và với việc nhà trường chưa thực hiện thường xuyên biện pháp “dự giờ các GV để đánh giá, rút kinh nghiệm” nên biện pháp này cho kết quả ở mức độ bình thường (trị TB là 3.08).

Ngoài những BPQL trên thì công tác đánh giá GV còn được thực hiện thông qua hình thức khen thưởng và kỷ luật. Về chế độ khen thưởng thì quy chế chi tiêu nội bộ năm 2010 xác định cán bộ đang công tác tại Trường đủ 12 tháng/năm được hưởng tiền thưởng theo mức từ 2.500.000 – 3.500.000 đồng/người/năm. Nhà trường còn có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ GV bảo vệ luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ đúng hạn. Nhà trường còn xây dựng quỹ phúc lợi để chi dùng vào những dịp như trợ cấp cho cán bộ GV gặp khó khăn đột xuất như tại nạn rủi ro, ốm đau phải nằm viện; thăm viếng cán bộ GV hoặc người thân qua đời; mừng đám cưới cho cán bộ GV. Nhà trường còn thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ tết đối với cán bộ GV quê ở xa.

Như vậy có thể khẳng định rằng nhà trường đã có sự quan tâm, chăm lo đến việc động viên khen thưởng nhằm khuyến khích tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ GV. Mặc dù chế độ khen thưởng của nhà trường chưa cao so với mặt bằng chung của xã hội nhưng cũng đã góp phần khá lớn trong việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ GV.

Về chế độ kỷ luật cũng rất được nhà trường quan tâm. Nhà trường cũng thành lập hội đồng kỷ luật của nhà trường để xét kỷ luật đối với cán bộ GV vi phạm, tiến hành theo dõi, kiểm tra nề nếp giảng dạy của cán bộ GV. Những hình thức kỷ luật mà nhà trường thường

áp dụng hiện này là từ khiển trách đến cảnh cáo toàn trường, hạ một bậc lương và cao nhất là cho thôi việc.

Thực tế tại Trường cho thấy việc thực hiện chế độ kỷ luật đã có hiệu quả tương đối cao. Đã có khá nhiều cán bộ, GV vi phạm những quy định về giảng dạy, coi thi, chấm thi đã được xử lý. Tuy nhiên cũng không nên quá nghiêm khắc, cứng nhắc vì dễ gây nên một tâm lý lo lắng đối với cán bộ GV, ai cũng lo sợ sẽ bị lập biên bản vi phạm, do đó không khí làm việc chưa thật sự được thoải mái.

2.3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tham gia hoạt động dạy học tại Trường TCN CNBK TP.HCM

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 56)