Quản lý việc giáo dục ý thức, thái độ học nghề của HS

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.1. Quản lý việc giáo dục ý thức, thái độ học nghề của HS

HS Trường nghề thường nằm ở độ tuổi từ dưới 20 đến 25 tuổi, đây là nhóm tuổi vẫn cần nhiều sự quan tâm, giáo dục của gia đình, nhà trường. Vì vậy việc giáo dục ý thức, thái độ học tập của HS trong trường học là vấn đề cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Kết quả nghiên cứu nhận thức của HS về mục đích học nghề hiện nay với câu hỏi có thể chọn nhiều trả lời (câu 1, phụ lục 1.3) theo biểu đồ 2.2 cho thấy HS học nghề với khá nhiều mục đích khác nhau.

Biểu đồ 2.2 Mục đích học nghề của HS

Nhìn vào biểu đồ cho thấy: hai mục đích mà HS lựa chọn nhiều nhất là học để có nghề nghiệp ổn định, đảm bảo cuộc sống trong tương lai (chiếm 73.2% lựa chọn) và học để nâng cao kiến thức, hiểu biết của bản thân (chiếm 60.7% lựa chọn). Ngoài ra HS còn học tập vì những mục đích khác như: học để tìm công việc có thu nhập cao (chiếm 37.6%), học để không thua kém bạn bè (chiếm 11.4%), học để làm hài lòng cha mẹ (chiếm 11.1%). Như vậy có thể khẳng định hầu hết HS đã có nhận thức khá đúng đắn về mục đích của hoạt động học tập, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một bộ phận HS chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn, đó là học để làm hài lòng cha mẹ, học vì sợ thua kém bạn bè.

Ngoài ra, còn có một số ý kiến khác về mục đích học nghề của HS hiện nay như: học nghề để thỏa niềm đam mê; rút ngắn thời gian học so với học cao đẳng, đại học; học để có một cái nghề phụ giúp gia đình,…

Để quản lý được ý thức, thái độ của học tập của HS, trước hết nhà trường cần tìm hiểu xem ý thức, thái độ học tập hiện tại của HS như thế nào, điều này thể hiện qua kết quả thăm dò thái độ của HS khi tham gia các hoạt động học tập (câu 2, phụ lục 1.3). Kết quả thu được theo bảng 2.18 là:

Bảng 2.18 Đánh giá của HS về mức độ thường xuyên tham gia các

hoạt động học tập TT Ngành học Hoạt động học tập TKĐH (TB) QTM (TB) KTDN TB)

1 Đi học đầy đủ, đúng giờ 4.12 4.05 4.23

0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 60,7% 73.2% 37.6% 11.4% 11.1%

Nâng cao kiến thức Có nghề nghiệp ổn định Tìm công việc có thu nhập cao

Không thua kém bạn bè Làm hài lòng cha mẹ

2 Tích cực tham gia thảo luận, thuyết trình tại lớp 3.34 3.53 3.58

3 Chú ý ghi chép trên lớp 4.06 4.10 4.13

4 Hỏi GV bộ môn khi không hiểu bài 3.50 3.55 3.62

5 Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, thi 3.85 4.02 4.43

6 Đi học muộn, bỏ giờ 2.42 2.34 2.22

7 Ít tham gia các hoạt động tại lớp 2.42 2.82 2.27

8 Không chú ý nghe giảng 2.11 2.19 2.12

9 Chỉ bắt đầu học bài khi vào mùa thi 2.47 2.49 2.20

Về thái độ của HS khi tham gia hoạt động học tập thì kết quả xử lý trị TB cho thấy: HS của cả ba ngành “đi học rất đầy đủ và đúng giờ’, “chú ý ghi chép trên lớp” thể hiện ở trị TB của cả ba ngành đều ở mức thường xuyên (trị TB tương đương 4.0). Sở dĩ HS đi học đầy đủ là vì theo quy định của Trường vắng quá 20% số buổi/môn học sẽ bị cấm thi và bắt buộc học lại môn đó.

Tuy nhiên một bộ phận HS của cả ba ngành còn thụ động trong việc: tham gia, thảo luận thuyết trình tại lớp; hỏi GV bộ môn khi không hiểu bài, điều này thể hiện ở trị TB của cả 3 ngành chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng (trị TB tương đương 3.3). Và HS ngành TKĐH chưa thực sự “nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, thi” với trị TB 3.85 ngược lại HS ngành QTM và KTDN đã thường xuyên thực hiện nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra, thi với trị TB tương đương 4.0.

Bên cạnh đó khi khảo sát HS về một số hoạt động học tập mà HS không nên làm thì có kết quả đáng mừng. Các hoạt động học tập này được thực hiện ở mức độ ‘hiếm khi” như: “đi học muộn, bỏ giờ”, “ít tham gia các hoạt động tại lớp”, “không chú ý nghe giảng”, “chỉ bắt đầu học bài khi vào mùa thi” với trị TB từ 2.11 đến 2.82.

Giáo dục ý thức, thái độ học tập tích cực và phù hợp cho HS là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình giáo dục của nhà trường. Trong thời gian qua, nhà trường đã thực hiện một số BPQL để giáo dục ý thức, thái độ học tập cho HS. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi khảo sát đánh giá của HS về mức độ thực hiện những BPQL của nhà trường để giáo dục ý thức, thái độ học tập (câu 9, phụ lục 1.3), với 5 mức độ lựa chọn từ 1. “không bao giờ”, 2. “hiếm khi”, 3. “thỉnh thoảng”, 4. “thường xuyên” và 5. “rất thường xuyên”. Kết quả thu thể hiện ở bảng 2.19 như sau:

giáo dục ý thức, thái độ học nghề

TT Biện pháp quản lý TB ĐLC

1 Tổ chức các buổi sinh hoạt học tập chính trị đầu mỗi

học kỳ 3.81 1.05

2 GV chủ nhiệm thường xuyên trao đổi, nhắc nhở về ý

thức, thái độ học tập qua các buổi sinh hoạt lớp 3.35 1.29

3 Tổ chức gặp gỡ định kì để nắm bắt tâm tư, nguyện

vọng của HS 3.38 1.12

4 Phát động các phong trào học tập rèn luyện trong

HS 4.02 1.08

5

Tuyên dương các tấm gương điển hình về học tập, rèn luyện và xử lý đối với những HS chưa có ý thức,

thái độ học tập đúng đắn 3.34 1.06

6

Đoàn Thanh niên, Hội HS thường xuyên tổ chức những hoạt động, phong trào nhằm giáo dục ý thức,

thái độ học tập cho HS 3.07 1.19

Kết quả khảo sát trên HS cho thấy: biện pháp được nhà trường thực hiện thường xuyên

nhất để giáo dục thái độ học tập cho HS là “phát động phong trào học tập, rèn luyện trong HS” với trị TB là 4.02. Nhà trường đã phát động khá nhiều phong trào học tập, rèn luyện trong HS như phong trào HS 3 tốt cấp trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trong HS các cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực”, “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”, phát động phong trào thực hiện “mùa thi nghiêm túc”…

Tuy nhiên các biện pháp còn lại nhà trường chỉ thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng (với trị TB tương đương 3.0) như: tổ chức các buổi sinh hoạt học tập chính trị đầu mỗi học kì; GV chủ nhiệm thường xuyên trao đổi, nhắc nhở về ý thức, thái độ học tập qua các buổi sinh hoạt lớp; tổ chức gặp gỡ định kì để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của HS; tuyên dương, nêu gương các tấm gương điển hình về học tập, rèn luyện và xử lý đối với những HS chưa có ý thức thái độ học tập đúng đắn. Mỗi học kì nhà trường cũng tiến hành xử lý đối với những HS chưa có ý thức thái độ học tập đúng đắn như vi phạm quy chế thi, thi hộ, nộp chứng chỉ ngoại ngữ giả… bằng những hình thức như khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học tập.

Qua đây cho thấy tuy nhà trường có thực hiện nhiều BPQL việc giáo dục ý thức, thái độ học tập của HS nhưng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức, thái độ học tập của HS cũng như trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Về hiệu quả của những BPQL nhằm giáo dục ý thức, thái độ học tập của HS theo đánh giá của CBQL (câu 5, phụ lục 1.2) cho thấy chỉ có biện pháp “phát động các phong trào học tập, rèn luyện trong HS” là đạt hiệu quả tốt với trị TB là 4.09 (xem bảng 2.20). Các biện pháp còn lại cho kết quả không cao chỉ ở mức độ bình thường (trị TB từ 3.52 đến 3.90) vì nhà trường không thường xuyên thực hiện các biện pháp này.

Bảng 2.20 Đánh giá của CBQL về kết quả của những BPQL nhằm giáo dục ý thức, thái độ học tập của HS

TT Biện pháp quản lý TB ĐLC

1 Chỉ đạo tổ chức các buổi sinh hoạt học tập chính trị đầu

mỗi học kì cho HS 3.90 0.70

2

Chỉ đạo việc tuyên truyền và phổ biến trong HS về ý thức, thái độ học tập qua các băng rôn, biểu ngữ trong khuôn

viên trường 3.95 0.66

3 Chỉ đạo GV chủ nhiệm trao đổi nhắc nhở về ý thức, thái độ

học tập qua cá buổi sinh hoạt lớp 3.61 0.80

4 Tổ chức gặp gỡ định kì để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của

HS 3.52 0.51

5 Phát động các phong trào học tập, rèn luyện trong HS 4.09 0.88

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)