Phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.4.Phương pháp dạy học

Tại điều 34, khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 có ghi: “PP giáo dục phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng thực hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc”.[28].

PP dạy học nghề là tổng hợp cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm thực hiện một cách tối ưu mục đích và nhiệm vụ dạy học nghề. PP dạy nghề thường dùng:

- Nhóm PP dùng lời (thuyết trình)

- PP dạy học trực quan: quan sát, trình bày trực quan - PP nêu vấn đề

- PP thông báo – tái hiện - PP làm mẫu – bắt chước - Nhóm các PP thực hành

Trong thực tế, khi giảng dạy mỗi nhóm PP đều có những ưu nhược điểm riêng của nó nên trong quá trình dạy nghề cần lựa chọn và vận dụng phù hợp các PP với nhau. GV cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, đặc trưng từng môn học, khả năng nhận thức của HS, điều kiện CSVC trang thiết bị,… để lựa chọn PP cho phù hợp tổ chức điều khiển tốt HĐDH, hướng dẫn HS tự tổ chức hoạt động học nhằm đạt được hiệu quả đào tạo nghề.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, bùng nổ thông tin thì cuộc cách mạng trong PP dạy học cũng đang diễn ra theo những xu hướng như: tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, cá biệt hóa HĐDH và công nghệ hóa HĐDH nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo nói chung và dạy học nói riêng.

Một trong những xu hướng quan trọng nhất của việc đổi mới PP dạy học trong giai đoạn hiện nay là tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Bản chất của xu hướng này là phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong dạy học thông qua việc tạo điều kiện cho họ phát hiện và giải quyết vấn đề, nhờ đó mà HS lĩnh hội được khái niệm khoa học và học được cách học.

Ngoài những xu hướng trên thì trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới PP dạy nghề còn có một số PP và biện pháp như:

PP dạy nghề phải góp phần rèn luyện tay nghề cho HS.

Cải tiến hệ thống kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS.

Xây dựng và sử dụng một cách tối ưu các điều kiện và phương tiện dạy học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)