Quản lý việc xây dựng cảnh quan sư phạm và môi trường tâm lý trong nhà

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3.4.Quản lý việc xây dựng cảnh quan sư phạm và môi trường tâm lý trong nhà

báo tình hình học tập của HS. Gia đình chưa nhận được những thông tin chính thức từ nhà trường về quá trình học tập, rèn luyện của con em mình do đó chưa có được những hỗ trợ tích cực cho nhà trường.

Trong thời gian qua nhà trường cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để quản lý các yếu tố và các lực lượng xã hội có ảnh hưởng đến HĐDH của nhà trường. Theo đó nhà trường đã thực hiện:

Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các đơn vị, các tổ chức xã hội để tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp cho sự phát triển của nhà trường.

Tiến hành lấy ý kiến của cựu HS và các nhà tuyển dụng về khả năng đáp ứng của “đầu ra” để có những thay đổi tích cực trong dạy và học nhằm đảm bảo cho HS đáp ứng được những đòi hỏi cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Nhà trường thường xuyên liên kết và phối hợp với các đơn vị, tổ chức bên ngoài trong việc giới thiệu việc làm cho HS sau khi tốt nghiệp.

Phối hợp tích cực với chính quyền địa phương và công an nơi nhà trường đóng để đảm bảo an ninh trật tự, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xung quanh đến HĐDH của nhà trường.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế, chú trọng phát triển các chương trình hợp tác có trọng điểm, xác định đối tác chiến lược để liên kết đào tạo theo hướng hội nhập.

Từ những biện pháp trên nhà trường đã tận dụng được những ảnh hưởng tích cực của môi trường bên ngoài cho sự phát triển của nhà trường, huy động được nguồn nhân lực và vật lực khá lớn hỗ trợ cho việc thực hiện HĐDH. Tuy nhiên trong việc quản lý các yếu tố của môi trường xã hội ảnh hưởng đến HĐDH cũng còn hạn chế cần khắc phục. Nhà trường chưa thực sự nắm bắt được những yêu cầu của xã hội về nhu cầu và chất lượng nhân lực được đào tạo trong nhà trường. Do đó phần lớn HS tốt nghiệp ra trường phải qua đào tạo lại, học lên tiếp hoặc làm trái ngành. Nhà trường cũng chưa thực hiện những biện pháp thiết thực để quảng bá, giới thiệu hình ảnh của nhà trường đến với xã hội.

2.3.3.4. Quản lý việc xây dựng cảnh quan sư phạm và môi trường tâm lý trong nhà trường trường

Trường TCN CNBK TP.HCM nằm ở vị trí trung tâm Quận Phú Nhuận với nhiều trung tâm văn hóa, chính trị khác. Đây là một môi trường khá thuận lợi cho hoạt động giảng dạy

và học tập. Về mặt tích cực có thể dễ dàng nhận thấy GV và HS có điều kiện tiếp cận với khá nhiều môi trường thuận lợi phục vụ cho giảng dạy và học tập.

Môi trường học tập trong nhà trường tương đối thuận lợi cho hoạt động học tập của HS với một số câu lạc bộ học thuật đang hoạt động như câu lạc bộ thư pháp, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ cờ vua, câu lạc bộ văn nghệ. Những câu lạc bộ này được nhà trường liên kết, phối hợp với Nhà văn hóa Thiếu nhi ngay bên cạnh trường. Ngoài ra còn có một số phong trào cho HS tham gia như: chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, chiến dịch xuân tình nguyện,…

CSVC, cảnh quan sư phạm trong nhà trường ngày càng được xây dựng khang trang, sạch đẹp tạo môi trường cho HĐDH. Tuy nhiên thực trạng môi trường cảnh quan hiện nay của nhà trường còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Đó là :

Hiện nay nhà trường chưa có quy định thống nhất cho GV và HS về việc mặc đồng phục, đeo thẻ GV và HS khi vào Trường như một số trường khác. Do đó rất nhiều thành phần khác nhau có thể ra vào Trường tự do và xuất hiện tình trạng trộm cắp vật dụng của nhà trường cũng như laptop, tiền bạc, mũ bảo hiểm của HS.

Nhà trường đã có một số câu lạc bộ học thuật tuy nhiên hoạt động của những câu lạc bộ này chưa được thường xuyên. HS rất cần những kỹ năng sống và kỹ năng mềm cho cuộc sống và công việc tương lai thì những yếu tố này chưa được chú trọng tại các câu lạc bộ này, do đó không thu hút được sự tham gia đông đảo của HS.

Kết quả khảo sát đánh giá của HS về môi trường học tập trong nhà trường hiện nay (câu 12.6, phụ lục 1.3) cho thấy HS chưa đánh giá cao. Chỉ có 19.3% HS đánh giá hài lòng

trong khi đó có đến 58% HS đánh giá là bình thường và 22.6% HS đánh giá không hài lòng

về môi trường học tập (xem bảng 2.29).

Bảng 2.29 Mức độ hài lòng của HS về môi trường học nghề TT Mức độ hài lòng Tần số Tỷ lệ (%)

1 Hoàn toàn không hài lòng 10 3.3

2 Không hài lòng 58 19.3 3 Bình thường 174 58.0 4 Hài lòng 51 17.0 5 Rất hài lòng 7 2.3 Tổng cộng 300 100

Cảnh quan sư phạm trong nhà trường trong sạch, được quan tâm đầu tư tốt có ảnh hưởng tích cực đến HĐDH. Ý thức được điều này nhà trường đã thực hiện khá nhiều biện pháp để quản lý việc xây dựng cảnh quan sư phạm trong nhà trường.

Sử dụng đội ngũ nhân viên phục vụ sẵn có của nhà trường và hợp đồng với các công ty chuyên nghiệp bên ngoài để đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh cho nhà trường luôn sạch đẹp, phòng học luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Phối hợp với Công đoàn Trường tổ chức cuộc vận động “Công đoàn với việc xây dựng môi trường giáo dục trong Trường CNBK”. Từ cuộc vận động này, đặt ra các yêu cầu như:

Các đơn vị phải sắp xếp chỗ làm việc của đơn vị mình cho hợp lý, gọn gàng, sạch đẹp. Tiến hành thi “xanh, sạch, đẹp” giữa các đơn vị trong Trường.

Cán bộ, GV có ý thức gìn giữ vệ sinh trong khuôn viên Trường, thực hành tiết kiệm, làm việc đúng giờ. Nhắc nhở HS tham gia gìn giữ vệ sinh môi trường và ứng xử văn minh đô thị. Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ và an toàn lao động. Vì sức khỏe của mỗi người và của cả cộng đồng, toàn thể cán bộ, GV và HS không được hút thuốc là trong Trường.

Cùng với môi trường vật chất thì các yếu tố tâm lý cũng có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng hoạt động học tập và giảng dạy trong nhà trường. Để tạo môi trường dạy học thoải mái và thân thiện, nhà trường đã phối hợp với Công Đoàn Trường, Đoàn Thanh niên, Hội HS thực hiện khá nhiều biện pháp.

Ngoài những hoạt động học tập chính khóa, HS của Trường còn được tạo điều kiện tham gia rất nhiều hoạt động phòng trào như chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, chiến dịch tiếp sức mùa thi, chiến dịch hiến máu nhân đạo,…Vào những ngày lễ lớn nhiều phong trào được tổ chức cho HS như hội trại sức trẻ Bách khoa, lễ hội Halloween, giải bóng đá trào mừng ngày HS – sinh viên, tham quan dã ngoại ở một số căn cứ địa như Minh Đạm, địa đạo Củ chi,…Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng được Trường quan tâm tổ chức để tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho HS.

Đối với cán bộ, GV thì nhà trường cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng môi trường tâm lý tạo điều kiện thuận lợi cho HĐDH. Hàng năm nhà trường tổ chức cho cán bộ, GV đi tham quan, học hỏi ở trong và ngoài nước. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được chú trọng. Những hội thi văn nghệ, thể dục thể thao dành cho cán bộ GV được tổ chức thường xuyên. Nhà trường thành lập đội văn nghệ, đội bóng đá cho GV sinh hoạt và tập luyện. Tổ chức các lớp khiêu vũ cho GV có nhu cầu học tập tham gia. Nhà trường cũng

rất quan tâm đến việc động viên, chia sẽ đối với cán bộ, GV mỗi khi gia đình và bản thân có hiếu hỉ.

2.3.3.5. Quản lý việc thực hiện chế độ, chính sách đối với GV

Quán triệt các quan điểm, quy định của ngành và của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HCM, trong thời gian qua nhà trường đã thực hiện khá tốt những quy định về chế độ, chính sách đối với GV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian qua nhà trường đã thực hiện có hiệu quả chế độ hưu trí của đội ngũ GV, cán bộ công nhân viên. Theo đó hàng năm Phòng Tổ chức Hành chính đều thông báo trước cho các cá nhân, GV, cán bộ công nhân viên đủ tuổi về hưu về thời gian nghỉ hưu, các thủ tục cần làm và các chế độ chính sách sau khi về hưu.

Như vậy có thể khẳng định nhà trường đã thực hiện tốt những quy định về chế độ, chính sách cho đội ngũ GV. Chính điều này tạo động lực cho GV yên tâm công tác và cống hiến nhiều hơn cho nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý HĐDH tại Trường TCN CNBK TP.HCM chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:

Qua quá trình nghiên cứu có thể kết luận rằng nhà trường đã có sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện nhiều biện pháp để quản lý hoạt động dạy học của GV. Những biện pháp quản lý đó đã giúp GV thực hiện tốt hoạt động giảng dạy, đảm bảo thực hiện mục tiêu của nhà trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và xã hội.

Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động dạy của nhà trường cũng còn nhiều bất cập chưa được giải quyết triệt để, sự quan tâm và chỉ đạo các biện pháp quản lý đối với hoạt động dạy nghề của GV chưa thật sự sâu sắc và thường xuyên. Thể hiện ở việc CBQL chưa làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo, nhắc nhở, khuyến khích giáo viên trong các hoạt động như cập nhật mục tiêu, nội dung chương trình dạy, đổi mới PP dạy, hình thức tổ chức dạy học…Nội dung chương trình đào tạo tuy có chú trọng thực hành nhưng thiết bị còn lạc hậu. Việc đổi mới pháp dạy của giáo viên chưa triệt để, GV chưa được tập huấn về PP dạy mới. Thù lao giảng dạy thấp, chế độ hỗ trợ cho GV còn thấp so với mặt bằng chung…

Cùng với hoạt động giảng dạy của GV nhà trường cũng thực hiện nhiều biện pháp để quản lý hoạt động học tập của HS. Qua đó giúp HS hình thành thái độ học tập phù hợp, thực hiện tốt nội quy, quy chế học tập, tạo môi trường thuận lợi cho HS học tập và rèn luyện. Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý hoạt động học tập của HS cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Nhà trường chưa làm tốt công tác quản lý HS thực hiện nội quy, quy chế học tập. Còn một bộ phận HS chưa có thái độ học tập tích cực, tính chủ động trong học tập của HS chưa cao, HS chưa được tư vấn học tập hiệu quả, lớp học còn đông. Nhà trường và GV chưa có biện pháp để kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của HS.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp để quản lý môi trường dạy học, đảm bảo các điều kiện vật chất – kỹ thuật cũng như xây dựng môi trường tâm lý, cảnh quan sư phạm phù hợp cho hoạt động dạy học. Tuy nhiên công tác quản lý môi trường dạy học còn một số bất cập, GV và HS chưa đánh giá cao CSVC của nhà trường, nề nếp ăn mặc của một bộ phận HS chưa phù hợp. Nhà trường chưa phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quá trình giáo dục HS.

Như vậy, kết quả nghiên cứu ở chương 2 kết hợp với những vấn đề lý luận của chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi đưa ra được những biện pháp quản lý hoạt động

dạy học tại Trường TCN CNBK TP.HCM. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng để hoạt động dạy học tại Trường đạt được hiệu quả cao thì cần thực hiện đồng bộ và toàn diện các biện pháp để quản lý hoạt động dạy nghề của GV, hoạt động học nghề của HS và quản lý môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động dạy nghề.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY

HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẠI

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA TP.

HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 83)