Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của những biện pháp đưa ra, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến khảo sát trên 50 GV và 21 CBQL đang công tác tại Trường.

Chúng tôi đồng thời khảo sát GV (câu 11, phụ lục 1.1) và CBQL về tính cấp thiết của các BPQL (câu 7, phụ lục 1.2) với 5 mức độ từ 1. “hoàn toàn không cần thiết” đến 5. “rất cần thiết” (tuy nhiên mức độ 1 không có đánh giá nào nên chúng tôi không đưa vào bảng số liệu). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1 Đánh giá của GV và CBQL về tính cấp thiết của các BPQL

BIỆN PHÁP

Mức độ cần thiết (tỷ lệ %)

1.Không cần thiết -> 4. Rất cần thiết

GV CBQL

1 2 3 4 1 2 3 4

Tăng cường quản lý hoạt động giảng

dạy của GV nhằm thực hiện đúng mục

tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy

0 28.0 50.0 22.0 0 4.8 57.1 38.1

Tăng cường bồi dưỡng GV về trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp,

đổi mới PP dạy học 2.0 12.0 52.0 34.0 0 19.0 52.4 28.6

Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, kết hợp hài

hòa giữa lý luận và thực tiễn 0 6.0 48.0 46.0 0 4.8 47.6 47.6

Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy. Đa dạng hóa hoạt động đánh giá GV, tạo động lực tích cực cho GV

2.0 18.0 44.0 36.0 4.8 19.0 23.8 52.4

Tăng cường quản lý nề nếp, ý thức và

thái độ học tập của HS 0 10.0 44.0 46.0 0 14.3 52.4 33.3

Nâng cấp và cải thiện CSVC và trang

thiết bị phục vụ dạy và học 2.0 8.0 38.0 52.0 0 9.5 42.9 47.6

Xây dựng môi trường giáo dục tích

Kết quả tính tỷ lệ (%) cho thấy: GV và CBQL đang công tác tại Trường đánh giá cao tính cấp thiết của các BPQL HĐDH tại Trường trong giai đoạn hiện nay (hầu hết GV và CBQL đều đánh giá các BPQL ở mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết” với tỷ lệ trên 71% lựa chọn ). Đây là dấu hiệu tích cực cho công tác quản lý HĐDH của nhà trường.

Khảo sát CBQL về tính khả thi của các BPQL (câu 7, phụ lục 1.2), kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2 Đánh giá của CBQL về tính khả thi của các BPQL

TT NỘI DUNG 1.Hoàn toàn không khMức độ khả thi ả thi -> 5. Có tính khả thi rất cao

1 2 3 4 5

1

Tăng cường quản lý hoạt động giảng

dạy của GV nhằm thực hiện đúng mục

tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy

0 0 14.3 52.4 33.3

2

Tăng cường bồi dưỡng GV về trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, đổi

mới PP dạy học 0 0 4.8 52.4 42.9

3

Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của xã hội

0 0 0 57.1 42.9

4

Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy, đa dạng hóa

hoạt động đánh giá GV 0 4.8 9.5 28.6 57.1

5 Tăng cường quản lý nề nếp, ý thức và

thái độ học tập của HS 0 0 14.3 47.6 38.1

6 Nâng cấp và cải thiện CSVC và trang

thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. 0 9.5 4.8 42.9 42.9

7 Xây dựng môi trường giáo dục tích cực

cho HĐDH 0 4.8 19.0 23.8 52.4

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết CBQL cho rằng các BPQL đưa ra đều có tính khả thi “cao” và “rất cao” từ 76% - 100% lựa chọn là khả thi. Như vậy nếu có sự quan tâm, đầu tư thích đáng của nhà trường thì việc thực hiện các BPQL trên sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐDH của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Quản lý HĐDH là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong công tác quản lý nhà trường. Qua kết quả nghiên cứu về công tác quản lý HĐDH tại Trường TCN CNBK TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:

Về mặt lý luận: Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về HĐDH và quản lý HĐDH ở TCN. Đã chỉ ra được những nội dung chủ yếu của công tác quản lý HĐDH.

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý HĐDH tại Trường TCN CNBK TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi có những kết luận sau:

- Nhà trường đã thực hiện khá nhiều biện pháp khác nhau để quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của HS từ nề nếp, tác phong đến nội dung, PP giảng dạy, học tập và quản lý môi trường dạy học.

- Với sự quan tâm của nhà trường thì HĐDH đã đạt được những thành tựu khá nổi bậc như phần lớn HS đã có ý thức thái độ học tập rõ ràng, nội dung và PP dạy học phần nào đáp ứng được yêu cầu, các yếu tố phục vụ cho HĐDH ngày càng được cải thiện và nâng cao.

- Tuy nhiên thực tế công tác quản lý HĐDH của nhà trường cũng cho thấy còn khá nhiều bất cập. Còn một bộ phận HS chưa có ý thức cao trong hoạt động học tập, nội dung chương trình còn khá nặng, hàn lâm. HS chưa được tư vấn học tập rõ ràng, hiệu quả. Các điều kiện phục vụ HĐDH còn chưa đáp ứng tốt nhu cầu. Đời sống của cán bộ GV còn khá thấp, GV còn chưa có điều kiện để học tập, rèn luyện PP và kỹ năng đứng lớp…

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng chúng tôi cũng đã đưa ra được những BPQL mang tính cấp thiết và tính khả thi cao. Đó là:

- Tăng cường tính hiệu lực của các quy chế quản lý hoạt động giảng dạy của GV nhằm bảo đảm việc thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy.

- Đẩy mạnh đổi mới PP dạy học của GV theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học tập.

- Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển của đất nước, khu vực và thế giới.

- Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả HĐDH nhằm đánh gía chính xác trình độ, năng lực học tập của HS. Đa dạng hóa hoạt động đánh giá GV, tạo động lực tích cực cho GV trong giảng dạy.

- Cải tiến chế độ chính sách và có các biện pháp khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho GV, đặc biệt là đội ngũ GV trẻ.

- Tăng cường quản lý nề nếp, ý thức và thái độ học tập của HS nhằm hình thành tính tích cực, tự giác trong học tập và sinh hoạt của HS.

- Đa dạng hóa các hình thức học tập của HS, đẩy mạnh hoạt động tự học trong HS. - Đẩy mạnh hoạt động tư vấn học tập, xây dựng quy chế rõ ràng về hoạt động của ban cố vấn học tập.

- Nâng cấp và cải thiện CSVC và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. - Xây dựng môi trường giáo dục tích cực cho HĐDH.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)