Quyền hạn và trách nhiệm của người Hiệu trưởng Trường TCN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3.1.Quyền hạn và trách nhiệm của người Hiệu trưởng Trường TCN

a. Quyền của Hiệu trưởng

Quyết định các biện pháp để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy đinh tại các Điều 6 và 7 của mẫu Điều lệ trường TCN.[1].

Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng lao động đối với GV, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ của trường.

Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với GV, cán bộ, nhân viên và người học nghề trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường.

Quyết định bổ nhiệm các chức vụ trưởng, phó phòng, khoa, bộ môn trực thuộc và các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ phục vụ dạy nghề của trường theo phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường công lập), theo nghị quyết của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường (đối với trường tư thục).

Cấp bằng, chứng chỉ nghề cho người học nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

b. Trách nhiệm của hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của mẫu Điều lệ trường TCN và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:

Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường đối với trường công lập quy định tại khoản 2 Điều 9, của hội đồng quản trị đối với tường tư thục quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ mẫu này.

Quản lý CSVC, tài sản, tài chính của nhà trường và tổ chức khai thác , sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ, GV và người học.

Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, GV và người học trong trường.

Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp nghề công nghệ bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)