Lời văn nghệ thuật trong cách kể dòng đối thoại ý thức nhân vật của truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 59 - 71)

CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUY ỆN NGẮN TRƯỚC 1945 CỦA NAM CAO

2.1.2. Lời văn nghệ thuật trong cách kể dòng đối thoại ý thức nhân vật của truyện ngắn Nam Cao

Nam Cao

2.1.2.1. Sự đa dạng giọng trong truyện ngắn Nam Cao do trong lời văn có nhiều tiếng nói đối thoại với nhau, đặc biệt trong những dòng độc thoại ý thức của nhân vật thông qua cách kể linh hoạt, đặt điểm nhìn ở nhiều nhân vật. Trong bài Chất giọng Nam Cao trong Chí Phèo, Nguyễn Thái Hòa đã khẳng định: "Ông xứng đáng được gọi là một trong những người kể chuyện hay nhất của thế kỷ ở nước ta". Cách kể "hay nhất" đó, đã tạo nên chất giọng đa thanh trong truyện ngắn Nam Cao. Phan Diễm Phương với chuyên luận Lời văn kể chuyện cửa Nam Cao đã đề cập tới ba cách kể chuyện: vừa kể chuyện vừa kể tâm trạng, kể và suy ngẫm và kể chuyện bằng nhiều chất giọng. Ba cách kể này hình thành nên bởi do "lối văn tiểu thuyết đặc sắc của ông có lẽ thể hiện trước nhất là ngôn ngữ người kể chuyện ", một ngôn ngữ "đặc biệt giàu có về sắc thái bộc lộ và biểu cảm". Đề cập đến cách kể và giọng kể này, chúng tôi muốn đi sâu vào những dòng độc thoại ý thức của mỗi nhân vật. Bởi vì đọc truyện của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam có nhân vật nào đọng lại với thời gian, trong khi đọc truyện Nam Cao đã để lại cho ta ấn tượng sâu sắc về tính cách nhân vật. Gần nửa thế kỷ trôi qua, những nhân vật Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, Lão Hạc.vẫn đứng sừng sững bất chấp sự bào mòn của thời gian. Nhân vật sống được là do cách kể đầy tài năng của Nam Cao.

Trước hết, do bản thân con người Nam Cao ít nói sống nhiều về nội tâm, luôn tự xấu hổ chính mình, luôn đặt mình trong sự vật lộn giữa hai thái cực đối lập: dũng cảm và hèn nhát yếu

đuối, khát vọng tinh thần cao cả và dục vọng phàm tục, sự vị tha hy sinh và thói ích kỷ, giữa ý nghĩa sống và chết, thiện và ác, nhân tính và phi nhân tính...Tất cả những điều trên luôn gắn bó với đời người, nên nó mang tính nhân loại và luôn ám ảnh trọn đời với Nam Cao. Tuy mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng ở truyện ngắn Nam Cao, tính chất đối lập ấy được cụ thể hóa vào hoàn cảnh và nhân vật cụ thể, đặt nhân vật giằng co, chống chọi giữa hai thái cực đối lập đó, giữa cái bên trong mình và nghịch cảnh bên ngoài, giữa ý nghĩa sống với sự kiếm sống trong quan hệ với nghệ thuật... Cho nên, những trạng thái hối hận, nuối tiếc, cô đơn, đau khổ... trong bi kịch nhân vật là hệ quả của việc đặt nhân vật trong sự đối nghịch đó. Bi kịch tàn phá con người và cũng là động lực cho con người tự nhận thức vượt lên, đứng dậy, sống có ý nghĩa hơn, ý thức hơn. Thể hiện điều đó không gì khác hơn, độc đáo hơn là đặt nhân vật trong dòng độc thoại ý thức để khám phá nó. Dòng độc thoại ý thức này là một tiếng nói không khép kín trong bản thân mình, mà là tiếng nói chứa đựng tư tưởng, tình cảm, liên tưởng của nhân vật luôn đan xen, giao thoại với các ý thức khác. Nó là sự phát triển tột cùng của độc thoại nội tâm, được xem là dòng đối thoại ý thức nhân vật.

Ngoài bản thân con người, còn có hoàn cảnh sống tác động trực tiếp vào tư tưởng của Nam Cao. Đó là hiện thực xã hội Việt Nam những năm 40 đầy biến động, đang trên đường bần cùng hóa, nạn đói triền miên đã xáo trộn quan hệ giữa con người nhưng cái đau đớn nhất và ông cảm nhận đó là nguy cơ hủy hoại nhân phẩm và giá trị đạo đức con người. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đẻ ra nhiều nghịch cảnh và chính nó hình thành nên cách tư duy trong xây dựng đời sống tinh thần cho nhân vật. Cho nên, khi kể chuyện theo lối khách quan hóa ông hòa mình vào nhân vật, khi kể theo lối chủ quan hóa ông đưa nhân vật "tôi" của mình như một nhân chứng hiện thực và tất cả đều là sự đấu tranh, vật lộn với những nghịch cảnh trong đời mình. Nhân vật nhận thức và tự nhận thức chính là bóng dáng của tác giả trong sự giằng co, trăn trở về tư tưởng của mình. Hiện thực khắc nghiệt này đã làm cho con người, nhất là nhà văn không thể nào đứng yên được và nó làm thay đổi quan niệm nghệ thuật và ý nghĩa cuộc sống ở nhà văn "đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lây tất cả những rung động của đời". Nó đặt ra trong tư tưởng nhà văn những vấn đề có ý nghĩa nhân loại: đó là làm người, sống có tính người ở Chí Phèo, Lão Hạc..., đó là khát vọng con người tự do trong Hộ, Điền...

Từ đó, ta có thể hiểu vì sao Nam Cao thường đặt nhân vật của mình vào không gian ngột ngạt, dồn nén, giữa ngưỡng cửa mong manh của hai mặt nhân cách và thời gian bế tắc, trong

cơn khủng hoảng, trong thời điểm sống còn của nhân cách, của lòng tự trọng bao phủ bởi thành kiến, nghi kị, kích động, lăng nhục, xúc phạm...Có như thế nhân vật mới suy nghĩ, mới khơi gợi sự nhận thức và tự nhận thức của mình thông qua độc thoại nội tâm, chứa đựng tiếng nói khác nhau, tranh cãi của ý thức mà nhà văn xây dựng nên. Hơn nữa, thể loại truyện ngắn là yếu tố không nhỏ góp phần tạo ra giọng điệu. Do tình tiết, sự kiện, nhân vật không nhiều, sự đối thoại giữa nhân vật này và nhân vật khác rất hạn chế do dung lượng hình thức của truyện ngắn; nên từ đó, tác giả hướng vào chính bản thân nhân vật nhiều hơn. Truyện ngắn tập trung vào biến cố đặc biệt của con người nên khả năng đi sâu vào nội tâm nhân vật rất cao. Nhân vật đứng trước hiện thực, trước hành động, suy nghĩ, trước tình huống có vấn đề để rồi phải vật lộn, đấu tranh ngầm giữa các ý tưởng trong đời sống tinh thần của mình. Lúc này nhà văn phải chọn lựa lời văn độc đáo để chuyển tải sự giao tranh trong ý tưởng nhân vật. Lời nói này phải hiện thực, phù hợp với tính chất khách quan, chứ không phải lời nói theo tinh thần của tác giả như ở các nhà văn lãng mạn. Sự dồn nén của truyện ngắn có lúc buộc nhà văn biến đoạn tả cảnh thành độc thoại của nhân vật. Đó là âm thanh những người đi chợ về trên sông, lúc Chí Phèo thức dậy sau một đêm gặp Thị Nở, cái cảnh Giăng sáng trong ý tưởng nghệ thuật của Điền, hình ảnh người cha háu ăn nhìn cảnh trời thu như "một bà già thiếu ăn"... Có thể nói chính thể loại truyện ngắn đậm chất đối thoại cũng là cơ sở tạo nên sự đa giọng ở Nam Cao. Do vậy, thể loại truyện ngắn, bản thân con người và hoàn cảnh sống của nhà văn là nhân tố cơ sở, là tiền đề khách quan chứ không phải là nhân tố quyết định tạo nên sự đa giọng ở truyện ngắn Nam Cao. Cái quyết định, cái quan trọng nhất là do tài năng thể hiện ở cách kể, giọng kể, cách nhìn hiện thực và cách tư duy nghệ thuật ở nhà văn. Bởi vì, có những nhà văn từng sống trong thời đại, hoàn cảnh của Nam Cao như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam... nhưng truyện của họ không có hoặc có mà không nổi bật về sự đa thanh như ở truyện Nam Cao.

2.1.2.2. Ở chương một chúng tôi đã đề cập đến cách kể chuyện theo phương thức tổ chức lời văn khách quan hóa và sự chủ quan hóa. Cho dù ở kiểu kể chuyện nào, người kể chuyện ở truyện ngắn Nam Cao cũng rất linh hoạt. Có lúc người kể lạnh lùng không xuất đầu lộ diện, có lúc người kể hòa vào nhân vật, cùng nhân vật độc thoại, suy tư. Có lúc người kể lại xưng "tôi", chứng kiến, đối thoại với nhân vật như người trong cuộc. Lại có lúc ông trao cho nhân vật chức năng trần thuật. Người kể không đứng trên nhân vật mà đặt mình ngang nhân vật, bình đẳng với nhân vật, cùng nhân vật đối thoại về câu chuyện chân thực. Lúc điểm nhìn đặt nơi người kể

truyện, lúc thì ở nhân vật này, lúc thì ở nhân vật khác, điều đó đã tạo nên tính đa giọng điệu. Nguyễn Thái Hòa khi bàn về các nhân tố giọng kể đã viết "ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của nhân vật lại mở rộng thấm vào nội tâm nhờ luôn luôn di động góc nhìn từ người kể, người chứng kiến, từ nhân vật này đến nhân vật khác trong tình trạng hoạt động như là có sự hòa âm của các giọng bè khác nhau" [17;171].

Ở Nam Cao, người kể chuyện vừa nói lời trần thuật của mình, vừa tái hiện lời người khác, pha trộn lời trần thuật với lời nhân vật, lồng ngôn ngữ nói vào ngôn ngữ trần thuật làm cho ngôn ngữ có nhiều giọng điệu. Lời văn nửa trực tiếp và lời gián tiếp hai giọng rất đặc sắc ở Nam Cao nảy sinh từ đây. Trong lời độc thoại đầu truyện Chí Phèo tác giả viết:

"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra". Không ai lên tiếng cả. Tức thật !Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết điì được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không?..."

Đoạn văn có lời người kể chuyện "Hắn vừa đi vừa chửi..", nó hướng về người đọc, có vẻ khách quan nhưng cũng bộc lộ thái độ đánh giá người kể "Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi" nên nó đã có sự đối thoại với người đọc. Tiếp theo là việc kể cách chửi của Chí và kèm theo lời đối thoại với nhân vật mình "bắt đầu hắn chửi. Có hề gì? ..Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao". Đoạn văn cũng chứa lời của dân làng Vũ Đại đối thoại với nhau và với bản thân mình: "Chắc nó trừ mình ra". Rồi có cả lời nhân vật Chí đối thoại với mình và với dân làng "Tức thật !... thế có phí rượu không” . Và cuối cùng lời của người kể đối thoại với chính mình với người đọc, với dân làng Vũ Đại "Thế thì có khổ hắn không?". Đây là lời văn hai giọng, nó như nhại lại để chế giễu lời của Chí Phèo. Trong lời của Chí vì thế mà có lời của kẻ khác xâm nhập vào. Nó vươn mình ra khỏi bản thân của Chí để đối thoại với người khác để nói lên sâu kín của lòng mình. Cũng như lời tác giả hướng đến nhân vật, lời độc thoại của Chí Phèo đã được đối thoại hóa. Đây cũng là hệ quả do sự luân phiên giữa các điểm nhìn từ tác giả chuyển sang nhân vật, mà theo Trần Đình sử thì chính nó "đã tạo thành kịch tính căng thẳng nội tại cho lời văn trần thuật"[4l;45]. Và lời văn ở đoạn đối thoại Chí Phèo nâng lên tầm ý thức

đối thoại, mang cấu trúc đối thoại của ngôn từ nghệ thuật. Lời người kể ở đây chứa ý thức về con người cô lập, không được cộng đồng thừa nhận, không ai giao tiếp, nên là một kẻ cô đơn. Những tiếng nói khác nhau đã được tác giả đưa vào lời văn của mình, tạo nên sự đa thanh cho truyện ngắn. Chính cách nhìn sự kiện ở góc độ khác nhau cho ta thấy tầm quan trọng của lời kể chuyện. Nó đã tạo nên sự đa dạng cho lời văn theo cách "trong ý thức bản ngã của nhân vật đã có ý thức của ngời khác về nó xâm nhập vào; trong phát ngôn của nhân vật về bản thân nổ đã có lời lẽ của người khác xâm nhập vào" và "một lời nói và một lời phản bác, đáng lẽ chúng nối tiếp nhau và phát ra ở hai cửa miệng khác nhau, thì ở đây chúng lại chồng lên nhau và hòa hợp lại thành một phát ngôn từ một cửa miệng" như M.Bakhtin từng nhận định [5;227].

Có truyện ngắn, Nam Cao biến cả việc miêu tả thành ý thức nhân vật, dồn nó vào trong suy tưởng nhân vật:

"Điền nghĩ đến những cuộc tình duyên lãng mạn với những người đàn bà đẹp chỉ biết trang điểm và yêu đương. Những tiếng gắt gỏng ở trong nhà lại đưa ra. Vụt cái trăng mất đẹp. Điền cúi mặt, bẽn lẽn như bị bắt gặp làm việc xấu. Điền lắng tai nghe. Tiếng vợ Điền gay gắt hỏi: -Làm thế nào? Đứa con gái vừa mếu máo vừa đáp lại: -Con đau bụng -Giời ơi là giời ! Ấy là tiếng vợ Điền rên lên. Rồi thị mắng con: - Ăn bậy lắm ! Chết là phải, còn kêu ai? Đứa con không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra. Điền nghe một vài tiếng nức nở như tiếng người nôn oẹ, Điền vẫn cúi mặt. Một nỗi chua xót gần như là thuộc về thể chất ứ lên trong lòng Điền. Nó dâng lên đến cổ xông lên óc. Nước mắt Điền ứa ra ".

Đoạn văn về hình thức nó không là độc thoại thuần túy của Điền. Người kể khách quan hướng đến người đọc, cung cấp thông báo cho người đọc về văn sĩ Điền: "Điền nghĩ đến những cuộc tình duyên lãng mạn..". Nhưng trong lời lẽ có hàm ý đánh giá, bộc lộ thái độ người kể "... chỉ biết trang điểm và yêu đương". Phá tan sự suy tưởng, cảm hứng trong lòng Điền là sự xen vào câu văn hướng ra ngoài, hướng vào hiện thực của người kể " những tiếng gắt gỏng... Điền cúi mặt, bẽn lẽn...". Người kể tiếp tục mô tả âm thanh cuộc sống đời thường chói gắt dội vào tai Điền ... "Điền lắng tai nghe. Tiếng vợ Điền gay gắt. .. tiếng vợ Điền rên rên.,." và tiếng đứa con "... rít nho nhỏ trong cổ họng ..Không còn sức nén, tiếng khóc bật ra". Ở đây, người kể có mô tả tiếng vợ và con của nhân vật Điền, nhưng kỳ thực nó được đặt vào trong ý thức của Điền,

đối chọi với suy tưởng của Điền: một bên lãng mạn bay bổng - một bên là hiện thực chói gắt.

Nó đã biến "tiếng nói của người khác thành tiếng nói của chính mình" {5; 230} do sự dịch chuyển giữa hai cực đối thoại nội tâm sang kể chuyện mà ta khó nhận biết. Tiếng nói ấy hòa lẫn tiếng nói người kể chuyện, do đó ấn tượng "lời kể chuyện đã hướng về nhân vật bằng thái độ đối thoại réo rắt trong tai y, như tiếng nói chọc tức của người khác, như tiếng nói của kẻ đồng dạng của y, mặc dù về hình thức thì lời kể chuyện hướng về người đọc" [5; 234]. Rõ ràng lời lẽ kẻ khác đã biến thành lời suy tưởng trong óc Điền và "Điền lắng tai nghe”. Cuối đoạn, người kể hướng về nhân vật Điền sau những gì anh chứng kiến "Điền nghe vài tiếng nức nở... cúi mặt ... chua xót... dâng lên cổ, xông lên óc. Nước mắt Điền ứa ra" nhưng đồng thời nó cũng đối thoại với những nhà văn cùng thời với Điền và với chính Điền. Lời người kể ở đây đã nhập vào cùng chiều đối thoại để suy tư, đồng cảm với nhân vật, nó chứa đựng ý thức người kể về con người đang vật vã, tranh đấu với chính mình trên bước đường tìm đến chủ nghĩa hiện thực, bởi vì "tiếng đau khổ" của cuộc đời buộc văn sĩ Điền phải nhìn "xuống mặt đất" mới hiểu hết đời sống và "ánh trăng" nhởn nhơ kia không còn phù hợp nữa. Đoạn văn trên, người kể chuyện

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)