Lời văn nghệ thuật trong cách kể biến hoa ở truyện ngắn đa thanh của Nam Cao

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 71 - 91)

CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUY ỆN NGẮN TRƯỚC 1945 CỦA NAM CAO

2.1.3.Lời văn nghệ thuật trong cách kể biến hoa ở truyện ngắn đa thanh của Nam Cao

2.1.3.1. Ở trên, sở dĩ chúng tôi đề cập nhiều đến những đối thoại trong độc thoại nội tâm xuất hiện nhiều đến nhân vật chính, là do quan niệm sự thành công của Nam Cao là tạo sự ấn tượng về tính cách nhân vật trong lòng người đọc. Đối thoại đó đã tạo nên giọng điệu đa thanh cho tác phẩm.Tuy nhiên, Nam Cao không chỉ chú ý đến nhân vật chính mà còn chú ý đến những nhân vật phụ. Đó là những đoạn đối thoại giữa hai nhân vật, nhiều nhân vật, giữa nhân vật và tác giả. Điều này cho thấy sự linh động biến hóa trong sử dụng điểm nhìn khi tác giả đặt nhân vật ở vị trí, góc độ khác nhau. Vì thế, nó tạo ra tiếng nói khác nhau, giọng điệu khác nhau trong đối thoại, ở truyện ngắn Nam Cao, đối thoại không chỉ tập trung ở một nhân vật chính, những tiếng nói khác nhau trong một nhân vật mà còn ở hai nhân vật, nhiều nhân vật..tạo nên nhiều "giọng bè " khác nhau. Tuy không nổi trội hơn đối thoại trong độc thoại ở một nhân vật nhưng góp phần chứng tỏ rằng: giọng đa thanh bao trùm hầu hết lời văn trong truyện ngắn Nam Cao.

Như chúng tôi đã đề cập ở phần Lịch sử vấn đề, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến cách kể, giọng điệu trong truyện ngắn Nam Cao. Hà Minh Đức cho rằng "Nam Cao vận dụng nhiều đối thoại nội tâm "(Nhà văn Việt Nam hiện đại 1945-1975), Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng "Nam Cao có lối kể chuyện rất biến hóa, cứ nhập thẳng vào đời sống bên trong của nhân vật mà dẫn dắt mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm "(Nhớ Nam Cao, nghĩ về mấy bài học sáng tác của anh), Lại Nguyên Ân cho rằng "Nam Cao đã tạo nên ngôn ngữ phức điệu vì đã tổ chức được mạng lưới phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí cả những sự đan xen và nhòe lẫn vào nhau cửa hai ngôn ngữ ấy" (Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX),..Đề cập đến giọng điệu, Phan Diễm Phương cho rằng Nam Cao có "lối kể chuyện bằng nhiều chất giọng "(Lối văn kể chuyện của Nam Cao), Nguyễn Văn Hạnh cho rằng dù đậm chất trữ tình nhưng người đọc vẫn nhận rõ "hiện tượng đa thanh, hiện tượng nhiều tiếng nói" ở Nam Cao (Nam Cao - một đời người, một đời văn), Phong Lê nhấn mạnh văn Nam Cao là "một sự tổng hợp nhiều chất liệu, nhiều giọng điệu"(Nam Cao - nhìn từ cuối thế kỷ),v.v..

Điểm qua các ý kiến quan trọng trên, chúng ta thấy rằng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến cách kể và giọng điệu ở truyện ngắn Nam Cao nhưng đó là những nhận định có tính chất

khái quát, có khi chưa rõ, có khi chưa bao quát vì chỉ đề cập một hai tác phẩm riêng lẻ, Để thống nhất các ý kiến, chúng tôi nghĩ rằng cái tạo ra sự đa giọng ở truyện ngắn Nam Cao là do cách kể biến hóa, đặt điểm nhìn linh hoạt, tạo dựng những dạng đối thoại giữa các ý thức nhân vật. Chỉ qua môi trường đối thoại này, ta mới hiểu đời sống phức tạp của nhân vật, hiểu nhiều tiếng nói và giọng điệu của truyện ngắn Nam Cao.

Trong tác phẩm Chí Phèo, tác giả sử dụng nhiều điểm nhìn, lúc thì nó đặt ở nhân vật này, lúc ở nhân vật khác, có khi đặt ở tác giả:

" ..Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ (điểm nhìn Chí Phèo). Ôi sao mà hắn hiền. Ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đẩu, rạch mặt mà đâm chém người (điểm nhìn Thị Nở). Đó là cái bản tính của hắn ngày thường bị lấp đi. Hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí, cũng thay đổi cả về tâm lí nữa(điểm nhìn tác giả)..."

Các tiếng nói rõ ràng đã hướng về nhau, tiếng của nhân vật này hướng về nhận vật khác, rồi tiếng nói người kể hướng về tiếng nói nhân vật, tạo ra khoảng cách gần với nhân vật. Các tiếng nói này chứa đựng ý thức nhân vật độc lập, bình đẳng với nhau. Xúc động trước bát cháo đầy tình người của Thị Nở, giọng của Chí không còn dọa nạt mà tươi vui, yêu đời. Nhìn cử chỉ của Chí, Thị Nở bây giờ cũng có những cảm nhận chân tình như là sự thanh minh, đối thoại với tiếng nói đầy định kiến của làng Vũ Đại. Đồng tình với ý kiến của Thị Nở, tác giả dường như cũng có nhận xét về sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo nhưng nhận xét của tác giả cũng mơ hồ khi dùng từ "Hay...”. Bởi vì tác giả ở đây không phải người am hiểu tất cả, đứng trên nhân vật, mà cũng là một dạng nhân vật đang đối thoại với nhân vật của mình, người kể cũng tỏ ra băn khoăn không giải thích rõ ràng để người đọc cứ tự nhận xét tùy ý.

Tiếng nói chân tình của người kể đối chọi phản bác lại tiếng nói ngọt nhạt, dụ dỗ, ra uy, mềm mỏng mà chứa đựng sự hiểu biết và mưu mô của Bá Kiến "Cái anh này mới hay chứ ! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chớ phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không?". Tùy theo đối tượng và hoàn cảnh mà giọng Bá Kiến thay đổi: cười khanh khách, cười nhạt, quát tháo, dịu giọng hay giọng bề trên hách dịch...

Có khi điểm nhìn lia qua bà cô Thị Nở - người "quá lứa lỡ thì" luôn ghen ghét hạnh phúc với người khác được thể hiện bằng các giọng đanh đá chua ngoa, luôn xỉa xói vào hạnh phúc người khác " Đàn ông chết hết rồi sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy

một thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi ! Nhục nhã ơi là nhục nhã !...", Đây cũng là tiếng nói đầy thành kiến, vô nhân giống như tiếng nói cả làng Vũ Đại:

"Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ai ngờ. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt (điểm nhìn tác giả). Người nói xa xôi: "Trời có mắt đấy, anh em ạ!". Người khác thì nói toạc: "Thằng nào chứ hai thằng chết thì không ai tiếc ! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần tay người khác đâu"(điểm nhìn các nhân vật). Mừng nhất là bọn kỳ hào ở trong làng. Họ tuôn đến để hỏi thăm, nhưng chính là nhìn Lý Cường bằng con mắt thỏa mãn và khiêu khích (điểm nhìn tác giả). Đội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ, trước mặt bao nhiêu người: "Thằng bố chết, thằng cọn lớp này không khỏi bị người ta cho ăn bùn". Ai chả hiểu "người ta" đó là ông(điểm nhìn các nhân vật). Bọn đàn em thì bàn nhỏ: "Thằng mọt già ây chết, anh em mình nên ăn mừng". Nhưng người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói: "Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi gì đâu..."(điềm nhìn các nhân vật).

Rõ ràng có nhiều tiếng nói bàn luận khác nhau, có khi loại trừ nhau, bài xích nhau. Đúng là "miệng đời" như nó vốn có: có người nói "xa xôi", có người "nói toạc", người khác thì "nói toang toang", lại có người thì "bàn nhỏ" và có người biết điều hay ngờ vực thì "chép miệng nói"... Xen kẽ những tiếng nói của nhân vật là điểm nhìn tác giả với tiếng nói như là một người chứng kiến không lộ mặt, có hàm ý nhận xét "Mừng nhất là bọn cường hào ở trong làng". Xây dựng các tiếng nói như vậy, rõ ràng tác giả cho ta thấy Chí sống bao quanh bởi định kiến hà khắc của người đời mà Chí muốn vượt qua. Chí phải đối diện, sống vật vã giữa sự nghi kị, ích kỷ, lăng nhục ấy và chính nó đã chặn đứng con đường trở về hoàn lương của Chí Phèo. Hình thức đối thoại này, cho thấy nhân vật Nam Cao tồn tại giữa các ý thức trong các quan hệ phức tạp của xã hội. Vì thế, những đối thoại đó mang đậm bản chất đời sống hiện thực. Nó giúp cho chúng ta soi rọi từ mọi phía để hiểu được sự cô đơn, sự độc hành của Chí trên con đường thờ ơ, lạnh nhạt của người đời để tìm về làm người, cho chúng ta thấy một thứ ánh sáng bị che lấp, đang có nguy cơ bị hủy diệt mà không phải ai cũng nhìn thấy rõ. Tác giả vừa thể hiện lời trần thuật vừa tái hiện lại hình thức lời nói người khác, lồng ngôn ngữ nói vào ngôn ngữ trần thuật nên đã làm cho lời văn phức hợp nhiều giọng.

2.1.3.2. Đặt điểm nhìn ở nhân vật khác nhau trong cách kể chuyện, tạo cho người đọc cái nhìn nhiều chiều đúng với bản chất đời sống biến động của thời đại Nam Cao, khi sự khủng hoảng các mối quan hệ con người đã làm nhức nhối những nhà văn có lương tri. Cách kế này cho thấy nhà văn tôn trọng sự tự do về nhận định ở người đọc, đồng thời tạo cho nhân vật gần với độc giả và độc giả dường như chứng kiến con người thật mà mình đã gặp trong đời sống, chứ không phải là con người trong tác phẩm. Cách kể này tránh sự đơn giản một chiều, một giọng nhàm chán trong phản ánh hiện thực. Trong tác phẩm Lang Rận, viết về hạng người thừa ăn chuyên cho vay, cầm cố, đặt thóc non, ăn mặc thỏa thích, sống phê phơn trên sự nghèo túng của dân lành, tự cho mình có quyền bắt nạt kẻ khác. Đó là về vật chất, còn về tinh thần thì Nam Cao viết:

"No lắm, dửng nhiều: ấy là câu cửa miệng của người ta. No lắm, mà lại chỉ nông nổng chơi không thì càng dửng nhiều lắm lắm (điểm nhìn tác giả). Bà Cựu và cô Đính chỉ tơ suốt ngày, nói đùa nói bỡn suốt ngày, cười hi hí và phát lưng nhau đồm độp (điểm nhìn nhân vật).

Chỉ khổ ông Lang Rận ! Ông bị họ khinh bỉ, lườm nguýt, phỉ nhổ, nhạo cười, chế giễu đủ trăm hình, trăm cấp. Ông hơi mở miệng nói là họ chặn họng ngay. Ông hơi nhếch môi cười là họ khoặm ngay mặt lại, nhỏ bọt đến phì một cái, mà cơ khổ chứ !(điểm nhìn tác giả). Lạng Rận lại là một anh chàng bẻo lẻo. Thấy họ cười, họ nói, anh chàng cứ như thấy cao hứng thế nào. Anh không tài nào nhịn được. Anh cười, anh gật gà, rồi anh lân la chõ mồm vào. (điểm nhìn nhân vật). Tội nghiệp ! Mẹ anh chết từ ngày anh mới biết lẫm dẫm chạy đi...(điểm nhìn tác giả)

Tiếng nói của tác giả ở đầu và cuối đoạn văn như loại trừ tiếng nói bà Cựu và cô Đính, bênh vực anh Lang Rận - một người luôn cô đơn lạc lõng muốn tìm nhu cầu giao tiếp an ủi. Cũng giống như bà cô Thị Nở, tiếng nói của bà Cựu và cô Đính luôn định kiến chế giễu Lang Rận. Xem Lang Rận là chàng "bẻo lẻo" nhưng tiếng nói ấy chính là sự chế nhạo cái "nồng nỗng", suốt ngày đùa giỡn, xỉa xói của bà Cựu, cô Đính. Chính tiếng nói ấy, dẫn đến hành động rình trộm chuyện tình giữa Lang Rận và mụ Lợi, đưa đến cái chết của Lang Rận - một người không chịu nổi sự xúc phạm vì có lòng tự trọng. Đó là những dư luận nghiệt ngã bao quanh đời sống con người.

Các lời nói có ý thức trái ngược nhau, cùng với ý thức tác giả tạo nên tính nhiều giọng. Lời nhân vật có vị trí xứng đáng cho riêng mình và lời tác giả cũng như ý kiến các nhân vật

khác, không có sự quyết định đánh giá phải trái dùm cho người đọc. Điểm nhìn tác giả đã tạo ra cái nhìn không có sự chủ quan quá mức. Cho nên, người ta xem giọng văn của Nam Cao tỉnh lạnh, tàn nhẫn, nhìn đời bằng con mắt "rất ác" là vì thế.

Tôn trọng ý thức nhân vật, xem nhân vật là một thực thể tư duy, có giọng nói riêng biệt, Nam Cao thường xây dựng cho tác phẩm mình một tập thể giọng nói, tiếng nói khác nhau. Để làm rõ hơn vấn đề này, ta đi xem xét thêm đoạn văn nữa trong Đòn chồng của ông:

"Việc ấy xảy ra giữa chợ, có bao nhiêu người biết Bao nhiêu người ấy là đàn bà cả. Bà thì lắc đầu, chép miệng. Có những bà cẩn thận với tai tiếng quá, rụt cổ lại, lầm cái điệu bộ của một người khi rùng mình; ấy là các bà ghê tởm quá. Còn những người chừng mực thì bình tĩnh hơn một chút: họ chỉ vác cái mặt lên cười bằng mũi và đưa cái môi dưới ra như cái thìa (điểm nhìn tác giả). Ai cũng bảo: "Ấy ! Tôi thì tôi chịu đấy; có đói cho chết thì cũng chỉ riết chặt thắt lưng vào mà nhịn, chứ làm thế thì bố tôi có sống lại mà bảo tôi, tôi cũng không dám làm...". Ai cũng bảo, kể cả chị cu Bẻm vẫn lấy trộm mít của hàng xóm đem ra tỉnh bán với chị Thung mắt toét vẫn giả tảng thong manh để câu trộm gà (điểm nhìn nhân vật). Ai cũng bảo, và ai cũng thấy như là hả dạ. Kể thì cũng phải Cái xấu của người khác bao giờ chẳng làm ta sung sướng?

(điểm nhìn tác giả). Ta thấy ta còn tốt hơn chán người!(điểm nhìn nhân vật)".

Điểm nhìn của tác giả đầu đoạn là lời nửa trực tiếp vì người kể theo cái nhìn, ngữ điệu, quan điểm của nhân vật. Nó hàm chứa lời trực tiếp của một tầng lớp, của nhiều nhân vật. Cụm từ "Ai cũng bảo " lập lại của nhiều tiếng nói đổ xô, đối thoại với cái tính ăn trộm vặt lại háu ăn của vợ anh Lúng. Điểm nhìn tác giả ở câu cuối, người kể một mặt nào đó thông cảm với cảnh nghèo, cảnh đói đã làm con người không còn giữ được lòng tự trọng, nhân cách của mình. Câu "Cái xấu của người khác..." như thanh minh với tiếng nói quá khắt khe của người đời, và nó đồng tình một mặt nào đó với kẻ bị làng xóm chê bai: "Ta thấy ta còn tốt hơn chán người". Đây là tiếng nói nhân vật biện hộ cho chính mình như "phép thắng lợi tinh thần" của chàng AQ trong tác phẩm Lỗ Tấn.

Cách kể mở ra cho nhân vật cơ hội để đối thoại, tức là nhà văn tạo sự dân chủ giữa nhân vật và tác giả. Không ép buộc nhân vật nói điều nhà văn muốn nói theo ý chủ quan của mình nhưng nhà văn cũng có cơ hội nhập vào nhân vật gián tiếp bộc lộ ý định của mình. Trong các nhân vật mang dáng dấp con người trí thức Nam Cao rất rõ về điều này. Họ sống không chỉ tồn

tại như cơ thể sinh học mà sống có giá trị, có ý nghĩa cho cuộc đời, muốn tự khẳng định mình trong xã hội nhiều sự thù địch với lý tưởng của họ.

Nếu như các tiếng nói của Bá Kiến, Thị Nở, cả làng Vũ Đại làm thay đổi ý thức của Chí Phèo, tác động tích cực đến sự phát triển tính cách, cho ta thấy sự thay đổi con người của Chí thì tính cách của Điền, Hộ ... cũng có sự vận động qua môi trường đối thoại. Từ chuyện lấy bốn chiếc ghế mây trừ vào tiền lương, tới chuyện kỹ lưỡng, xót xa của vợ Điền khi phải thấy những ông khách thô kệch ngồi một cách vô ý. Trên ghế mây, Điền thả mộng theo hồn văn chương, theo chuyện tình lãng mạn nhưng tiếng rên của vợ, tiếng khóc đau của con đã làm ý thức Điền thay đổi quan niệm của mình về cuộc đời, về văn chương: giờ đây văn chương phải "thoát ra từ những kiếp lầm than" mới phù hợp, mới là nhân đạo. Có được quan niệm ấy, Điền phải đấu tranh vất vả với sự mơ mộng, không né tránh hiện thực, trực diện đối thoại với môi trường sống, môi trường ý thức xung quanh mình. Cũng như Điền ở Trăng sáng, nhân vật Điền ở Những chuyện không muốn viết phải đối thoại tiếng nói "cơm áo" đời thường, để tự ý thức tình trạng bế tắc của mình. Khi Điền gọi được cảm hứng về "ngùn ngụt trong đầu tôi như một thứ rượu

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 71 - 91)