Kiểu người trần thuật lạnh lùng

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 28 - 33)

trước 1945 của Nam Cao

1.2.1.Kiểu người trần thuật lạnh lùng

1.2.1.1. Để tạo ra khoảng cách nhất định giữa người kể với toàn bộ cốt truyện, người kể đứng ở vị trí khách quan "giả vờ" không dính líu đến câu chuyện, "thờ ơ" trước biến cố xảy ra của hiện thực. Điều đó hướng người đọc đến các sự kiện mà không bày tỏ thái độ của mình, tô đậm thêm tính khách quan cho truyện, tạo cho người đọc có những suy nghĩ, đánh giá tự do cho riêng mình. Có lẽ vì kiểu tường thuật này mà nhiều người cho rằng: giọng văn Nam Cao lạnh lùng. Tuy nhiên, giọng lạnh lùng này không chỉ do điểm nhìn từ bên ngoài vào của người kể truyện mà còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố nghệ thuật khác của tác phẩm đưa lại.

1.2.1.2. Điểm lại truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao ta thấy ở ông đậm đặc kiểu tường thuật này. Có thể kể hàng loạt truyện như: Nghèo, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh...Chúng tôi xin đề cập một số truyện rõ nét nhất.

Ở truyện Nghèo, người kể hình như dửng dưng mọi chuyện, hình như để nhân vật tự bộc lộ tình cảnh của mình. Tác giả tuyệt đối không tham gia vào câu chuyện đầy thương tâm của gia đình anh đĩ Chuột: Anh bệnh cả tháng trời, chứng kiến vợ cực khổ, con phải ăn "chè cám", lại nợ đòi.... Đành phải tự tử để khỏi gánh nặng cho vợ con. Thế mà, người kể vẫn " vô tình" trước lời " nói dối" đầy tình thương chồng của người Vợ: "Thằng cu nó dở người, chứ mẹ con tôi ăn cơm đỏ no rồi, ăn vào đâu được nữa ?", cũng như lời "dối lòng" đầy nước mắt của người chồng "đừng lấy thuốc nữa, tôi sắp khỏe rồi, chỉ ăn cho nó khỏe lên chắc bệnh phải hết. Bu em đong cho tôi cả bốn hào gạo đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm". Thậm chí chứng kiến cái chết đầy sự hy sinh, nhân bản của anh chồng, tác giả vẫn "tàn nhẫn" hạ bút viết: "Anh đĩ chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giận giữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn gật từng cái chân dưới sợi thừng lủng lẳng". Các từ ngữ, hình ảnh và câu ở đoạn văn trên được tác giả sử dụng có tính chất trung hòa.

Người đọc cảm nhận câu chuyện như đã có trong đời sống thực, vốn có đã thế đã xảy ra mà không phải cần tác giả thêm thắt vào. Nó cho người đọc cảm nhận câu chuyện không phải bằng sự hiển ngôn của lời văn mà là sự hàm ngôn của lời văn, đặc biệt ở đoạn "nói dối" của đôi vợ chồng nghèo.

Cũng là sự "nối dối" nhưng không phải là người chồng mà là của người cha trước sự bất lực của bản thân về cảnh nghèo đói trong truyện Một đám cưới. Sau những tính toán của người cha và Dần đầy cảm động, là một đám cưới được tả "như gia đình xẩm láng lặng dắt díu nhau

đì tìm chỗ ngủ"để rồi kết thúc bằng sự đối thoại đầy nước mắt khi Dần chạy theo cha nức nở : “Thầy đừng ... đi ... lên rừng.

Người cha thấy lòng thổn thức và đáp liều : Ừ, thì thôi ... Mẹ mày !"

Tác giả cũng như bố Dần bề ngoài tỏ ra "vô cảm", tính táo để kìm nén cơn bão lòng, được thể hiện bằng lời văn lắng đọng vào bên trong như cất dấu một nỗi đau cho kiếp nghèo. Và do đó, cái chất trữ tình của Nam Cao nằm sau lời văn hiển ngôn mà ông biểu đạt.

Ở đề tài tri thức, kiểu tường thuật lạnh lùng chiếm tỉ lệ ít hơn (10/ 21 truyện) so với truyện thuộc đề tài nông dân nhưng có nét khác. Ở đây có xuất hiện nhân vật trí thức kiểu Nam Cao. Chủ thể tường thuật lạnh lùng lúc ẩn lúc hiện khi miêu tả hiện thực, ngay cả truyện có lúc nực cười người kể vẫn không bật lên tiếng nào, mà vẫn tĩnh lặng để mổ xẻ hiện thực. Điều này không có nghĩa ở truyện ngắn Nam Cao tất cả được kể một cách khách quan hoàn toàn. Đôi lúc ông vẫn tỏ ra sự chủ quan khi để chủ thể kể chuyện lộ diện bằng những nhận xét ngắn gọn triết lý. Ngay ở đề tài nông dân cũng thể hiện điều này. Ở truyện Một bữa no, người kể có lúc chủ quan hóa xen vào câu chuyện làm mạch chuyện bớt đơn điệu. Lời văn được đẩy lên cao độ khi bà phó Thụ lấy "cái chết no" của bà lão cái Đĩ để răn dạy kẻ ở, con nuôi trong nhà: "người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chét. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào !...". Ẩn sau lời nói đắng chát này là sự chiêm nghiệm về lẽ đời của tác giả: hoàn cảnh đói đã hủy hoại nhân cách con người. Trong tác phẩm có lúc Nam Cao từng thốt lên "Chao ôi ! Nếu người ta không ăn thì đời sẽ giản dị biết bao" hay "lúc đói, trí người ta sáng suốt". Chính vì thế mà Nguyễn Đăng Mạnh đã viết "ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi" [29;12].

Nhưng rõ hơn là ở đề tài trí thức như truyện ngắn: Trăng sáng, Nước mắt, Đời thừa, Cười... thì chủ thể kể có xuất hiện nhân vật trí thức kiểu Nam Cao. Do bản thân là trí thức nên

kiểu nhân vật này Nam Cao rất thông thuộc. Ông khen chê châm chọc đậm nét hơn, nghiêm khắc hơn và vì lẽ đó nên dễ bộc lộ chủ quan của mình hơn. Truyện Cười khi người kể để nhân vật "hắn" triết lí "Ta nên sợ cái chết trong lúc sống, cái chết đáng buồn của những người sống sờ sờ ra đấy, nhưng chẳng dùng sự sống của mình vào công việc gì"

Ở những truyện nhân vật chính không mang bóng dáng trí thức kiểu Nam Cao, cũng có lời của tác giả xen vào như các truyện: Xem bói, Sao lại thể này, Cái chết con chó mực, Một chuyện Xú-vơ-nia, Nhỏ nhen, Quên điều độ. Đơn cử như Mối chuyện Xú-vơ-nia. Sau cuộc tình lãng mạn, người kể để cho nhân vật Hàn của mình than thở rút ra triết lý "Cuộc sống vốn không tha thứ những cái gì quá thơ".

Ở những truyện có cảnh ngộ nực cười, dù đang kể về nỗi đau của nhân vật, ta vẫn bắt gặp nụ cười châm chọc, mỉa mai của người tường thuật. Phần nhiều ở tác phẩm dạng này nhân vật bị tha hóa, lời văn châm biếm vẫn ẩn chứa nỗi đau cho dù hình thức bên ngoài như khôi hài và tác giả tỏ ra lạnh băng. Đây là lời tác giả được đặt vào miệng lưỡi của người đàn bà thường ăn trộm vặt lại háu ăn:

"Kể thì cũng phải. Cái xấu của người khác bao giờ chẳng làm ta sung sướng? Ta thấy ta còn tốt hơn chán người ! "(Đòn chồng).

Và đây là lời độc thoại mang chủ quan tác giả, đặc biệt rất phù hợp với bản năng của người cha thèm ăn, háu ăn trong Trẻ con không được ăn thịt chó:

"Trời thì cay nghiệt như một bà già thiếu ăn ngay từ lúc còn thơ. Mà cái nắng hanh của mùa thu vô cùng khố chịu "

Chúng ta có thể tìm nhiều đoạn như vậy ở tác phẩm Nam Cao. Đó là vì khi tác giả châm chọc, khi yêu thương, khi trân trọng đã rút ngắn khoảng cách câu truyện và chủ thể kể. Dó đó, nó cũng tạo ra sự linh hoạt trong kể chuyện, tránh sự đơn điệu lúc kể, hướng tới người đọc bằng nhận xét về lẽ đời và cũng tạo ra nhiều giọng điệu là vì thế.

1.2.1.3. Vấn đề cơ bản được đặt ra trong kiểu tường thuật lạnh lùng là lời gián tiếp (của người kể) và lời trực tiếp (của nhân vật), được tổ chức rất linh động trong sự đối thoại và độc thoại của nhân vật. Những truyện được kể theo kiểu tường thuật này, do tác giả cố tách mình ra

khỏi câu chuyện, giấu kín quan điểm của mình, để cho nhân vật tự nói lên, nên lời văn trực tiếp xuất hiện rất nhiều so với lời gián tiếp.

Chúng tôi hiểu lời trực tiếp là lời do nhân vật hoặc do tác giả những con người trực tiếp nói lên trong tác phẩm. Lời trực tiếp của tác giả thường thể hiện ở sự "trữ tình ngoại đề", hay lời bình luận đạo đức triết lý cùa tác giả như những đoạn văn chúng tôi vừa dẫn chứng trên kia.

Do tính khách quan của kiểu tường thuật này nên lời văn trực tiếp của nhân vật hết sức quan trọng. Theo quan điểm của M. Bakhtin ''Dạng điển hình nhất và phổ biến nhất của lời nói được miêu tả, có tính khách thể là lời nói trực tiếp của các nhân vật". Và dạng lời nói này "Chẳng những được hiểu theo quan điểm khách thể của nó, mà bản thân còn là đối tượng của một tính khuynh hướng với tư cách là lời nói mang tính cách, điển hình, giàu sắc thái" [5 ; 197].

Nếu trong cách kể chuyện sử dụng quá nhiều lời trực tiếp thì dễ đưa đến sự đơn điệu cho người đọc. Ý thức được vấn đề này, nhiều tác giả đã sử dụng lời gián tiếp. Nam Cao là một ví dụ về sử dụng linh động các dạng lời nói khi kể chuyện, đặc biệt lúc tổ chức độc thoại của nhân vật.

"Hài cũng vậy. Hắn tự nhủ: sống như mình vô ích quá ! Thà cứ làm việc cho chết quách. Nhưng đồng thời lại nghĩ: ta cần vệ sinh. Có như vậy thật, Hài thật là một người vệ sinh. Hắn ăn có chừng thôi, và chỉ ăn rau. Rau đã lành lại rẻ. Không bao giờ uống rượu. Chỉ uống toàn nước lã. Uống nước lã đun sôi vừa lành vừa thanh đạm lại không tốn một đồng xu nhỏ. Hắn không hút thuốc lào, thuốc lá. Hắn không đi xem hát, xem chóp bóng để thì giờ mà ngủ. Hắn không đi xem để dùng cách đi bộ làm thể thao. Sự vệ sinh ra cũng rẻ. Thật hợp với một người không có tiền. Người điều độ cũng chính là một người khôn ngoan".

Đoạn văn độc thoại triết lí về sự ăn ở vệ sinh mang tính chất hài như tên nhân vật chính trong truyện Quên điều độ, đã bộc lộ sự hòa hợp trong việc sử dụng lời nói ở các dạng khác nhau của Nam Cao. Câu thể hiện lời trực tiếp của nhân vật như: "Sống như mình vô ích quá! Thà cứ làm việc cho chết quách... ta cần vệ sinh", phần còn lại là lời người kể nửa trực tiếp.

Lời người kể của truyện ngắn Nam Cao không chỉ hướng tới đối tượng mà còn thâm nhập vào bên trong của lời khách thể (lời của nhân vật được miêu tả). Cho nên ta khó phân biệt rạch

ròi đâu là lời trực tiếp của nhân vật, đâu là lời người kể chuyện gián tiếp.

Ta có thể tìm nhiều đoạn độc thoại như trên ở truyện Nam Cao. Và đây là đoạn văn độc thoại của Ngạn trong Nhìn người ta sung sướng:

"Ngạn sẽ gật đầu một cái và thở dài theo luôn. Sao lại thế ? Y không hiểu nữa. Hình như ỵ nhận lời miễn cưỡng, hình như y rất buồn. Y mơ hồ thấy y sẽ khổ và y sẽ làm người khác khổ, điều ấy còn khổ hơn. Tình yêu, cái tình yêu của loài người hiện tại là một cái gì buồn mênh mông.."

Câu một là lời gián tiếp của người kể chuyện, câu hai là lời trực tiếp của nhân vật và các câu còn lại là lời nửa trực tiếp của người kể chuyện.

Song lời trực tiếp của nhân vật rõ nhất ở kiểu tường thuật này là ở những đoạn không phải là độc thoại, mà thường thể hiện ở đoạn đối thoại tay đôi thuần túy của nhân vật xen kẽ giữa lời gián tiếp người kể chuyện. Song đây không phải là dạng lời văn nổi bật ở truyện ngắn Nam Cao. Chẳng hạn ở đoạn văn sau :

"Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài Một giọt'lệ từ từ lăn xuống chiếu, (lời miêu tả gián tiếp của người kể chuyện) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thầy bảo gì con ạ ? (lời trực tiếp của nhân vật)

Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không ? (lời trực tiếp của nhân vật)

Gái gượng cười cãi: (lời miêu tả gián tiếp của người kể chuyện)

Ăn chè đấy chứ. (lời trực tiếp của nhân vật)

Bố nó chép miệng: (lời miêu tả gián tiếp của người kể chuyện) Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa mà chè ! Rõ mày thì khổ từ trong bụng mẹ ...(lời trực tiếp của nhân vật)" (Nghèo),

Đối với văn học nghệ thuật, lời trực tiếp nhân vật được xem như là một hành động, tác động mạnh mẽ đến lý trí, cảm xúc của nhân vật khác. Lời bé Gái ở đoạn văn trên làm tăng thêm sự bất lực, tình yêu con qua giọng nói thất vọng não nề của người cha.

Các nhà văn hiện thực chủ nghĩa luôn ý thức lời văn trực tiếp của nhân vật như một sự tồn tại khách quan. Nó không nói lên theo điệu nói của tác giả mà đề cao "việc cá tính hóa lời trực tiếp trở thành nguyên tắc nghệ thuật để khắc họa tính cách xã hội lịch sử của nhân vật" [27 ; 333]. Điều này dẫn đến lời nói nhân vật chứa đựng hiện tượng ngôn ngữ độc đáo, tính cách nào thì ngôn ngữ ấy trong sự khám phá hiện thực của tác giả.

Qua những từ:"Khốn nạn", "còn không có nữa", "khổ từ trong bụng mẹ ..."cho ta lời dân dã, mộc mạc, tự nhiên của người dân chất phác. Và đây là lời cửa miệng thường ngày của người mẹ lam lũ, quê mùa:" Chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết. Chốc lai nheo nhéo, chốc lại nheo nhéo "...Nó khác xa với lời dọa giẫm, bắt nạt, điêu ngoa, bề trên của bà huyện cho vay cắt cổ: "Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy. Cái giống chỉ biết ăn không" (Nghèo). Nó lại càng khác xa lời của một trí thức như Hộ ở Đời thừa: "Cuốn "Đường về" chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không ? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm ".

Muốn làm rõ tính cách nhân vật, Nam Cao đã sử dụng nhiều hình thức độc thoại nội tâm. Nhưng ở đây, Nam Cao đã biến dòng tâm lí nhân vật thành ngôn ngữ của mình hoặc giao thoa giữa ngôn ngữ mình và ngôn ngữ nhân vật, tức biến lời độc thoại của nhân vật bằng lời của mình, lời độc thoại nhân vật trí thức xen kẽ với lời chủ thể như ở truyện Đón khách, Trăng sáng... hay như độc thoại của Ngạn trong Nhìn người ta sung sướng, Hài trong Quên điều độ

mà chúng tôi đề cập ở trên. Hơn nữa, khi đi sâu miêu tả hay ở lời giới thiệu nhân vật, chủ thể kể chuyện thường kèm theo lời đánh giá phân tích. Do đó, để tổ chức lời văn như vậy, Nam Cao đã sử dụng linh động các hình thức lời nói gián tiếp, trực tiếp và nửa trực tiếp.

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 28 - 33)