Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUY ỆN NGẮN TRƯỚC 1945 CỦA NAM CAO

2.1.1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao

2.1.1.1. Văn học cổ phương Đông quan niệm "điệu hồn" của tác phẩm văn chương là sự giao cảm giữa con người và vũ trụ. Biết bao thi nhân đã đi tìm "điệu hồn” cho mình. Cái "khí khoát", "thần điệu", "hơi văn", "chí khí "...toát ra ở tác phẩm văn chương là "điệu hồn", là giọng điệu nghệ thuật của chủ thể nhà văn sử dụng có ý thức, có chủ định. Đó là quan niệm cho rằng khi tâm hồn rung động trước sự tình, tức cái "tình động" thì nảy sinh ra "thanh". Cho nên, cái "thanh" của "tình" do "tâm" mà ra. "Tâm" sinh ra "thanh", cái "thanh"được "tâm" tổ chức qua lời văn thể hiện ở giọng điệu và giọng điệu này hình thành nên "văn". Vì thế, quan niệm xưa xem giọng điệu nghệ thuật là "điệu hồn" ngự trị ở tác phẩm văn chương. "Điệu hồn" toát ra, được tạo nên bởi một tập hợp ngôn từ. Nên cảm thụ văn học người ta thường dựa theo kiểu tìm "nhãn tự", "thần cú". M.Bakhtin đã chỉ ra rằng: "Thi pháp của chủ nghía cổ điển hướng tới lời văn một giọng nhằm tháng vào đối tượng và ít nhiều lệch về phía ước lệ được phong cách hoa

" {5;216}. Đó là lời văn chưa thực sự chú ý đến cá tính nhân vật, ngôn ngữ tác giả và các nhân vật chưa được phân hoa rõ nét, là dạng "lời văn không của ai cả ", "chỉ biết đến đời sống của ngôn từ trong một vấn cảnh khép kín"{5;217}.

Quan niệm hiện đại không xem ngôn ngữ (chất liệu xây dựng nên tác phẩm văn chương) là những từ ngữ khô cứng câm lặng, mà đặt ngôn ngữ vào môi trường "sinh thái" của nó, đó là môi trường giao tiếp, trả lại cho nó hình thức và nội dung vốn có, không cách li môi trường sống của nó. Có như thế ta mới hiểu hết được giá trị đích thực của phát ngôn được nói như thế nào. Đó là giọng điệu mang tính sáng tạo độc đáo ở mỗi nhà văn, thể hiện tài năng của nhà văn trong sự chiếm lĩnh đời sống. Vì thế, Trần Đình sử xem giọng điệu văn học là hiện tượng "siêu ngôn ngữ" là "yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn"[42;8]. Do đó, ta có thể hiểu rằng giọng điệu chứa đựng dấu ấn cá nhân, là sự biểu hiện về nhận thức, thái độ của nhà văn đối với

đời sống, để cuối cùng tạo ra giá trị tư tưởng cho tác phẩm văn học theo cách nhìn riêng, theo quan niệm thẩm mỹ riêng của nhà văn.

2.1.1.2. Truyện ngắn thể hiện có nội dung cô đọng, ít lời đối thoại nên nhà văn thường tập trung vào việc chọn lựa, tổ chức lời văn để tạo nên văn phong riêng cho mình. Lời đối thoại do yêu cầu về hình thức ngắn nên nhà văn thường tập trung vào chọn lựa lời văn, tổ chức chi tiết đắt, để tạo nên văn phong riêng cho truyện. Một truyện ngắn hay không chỉ ở sự kiện mới lạ, cốt truyện giàu kịch tính... mà yếu tố quan trọng là cái tài kể chuyện, để kéo người đọc lại với mình. Trong lời kể không chỉ nhất quán một giọng điệu, mà tránh sự đơn điệu người kể nhiều lúc chuyển vai kể sang cho nhân vật khi cần thiết, để vừa tạo sự khách quan vừa cuốn hút người đọc. Điều nay lí giải tại sao cũng là câu chuyện với nội dung đó, có người kể buồn chán, có người kể lôi cuốn. Một nhà văn có tài dù kể câu chuyện bình thường vẫn để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên.

Trong truyện ngắn vì thế mà thường có hai giọng chính: giọng người kể chuyện và giọng của nhân vật. Các giọng này nhiều khi đan vào nhau, đối thoại nhau để thể hiện nhiều cái nhìn, tạo sự khách quan cho tác phẩm, sự tự do cho độc giả khi đánh giá, chứ không là sự áp đặt một chiều. Ở truyện ngắn mỗi nhân vật là một giọng điệu, rồi trong mỗi nhân vật khi khúc xạ vào hoàn cảnh khác nhau lại sinh ra nhiều giọng nói khác nhau. Anh Chí chúng ta có lúc dọa dẫm, có lúc phẫn nộ suồng sã... nhưng ai bảo rằng anh Chí nhà ta không có lúc đắm say, tình tứ..Đến độc thoại của nhân vật cũng đan xen nhiều giọng. Đoạn độc thoại đầu truyện Chí Phèo, Nam Cao tạo ra nhiều giọng: giọng tác giả, giọng dân làng Vũ Đại, giọng Chí Phèo, giọng đối thoại của Chí với chính mình, giọng đối thoại của người kể với Chí. Đó là sự độc đáo rất riêng trong cách kể, giọng kể của Nam Cao: nhân vật có khi là tiếng nói của tác giả, là có lúc độc lập đối thoại với tác giả. Nhân vật có nhiều giọng khác nhau và cách kể, giọng kể thể hiện qua ngôn ngữ của người kể lúc này lúc khác nên ngôn ngữ của người kể cũng đa giọng.

Các nhà văn Tự lực văn đoàn, cụ thể là Thạch Lam như chúng tôi đề cập ở chương một đơn thuần là một giọng vì các lời lẽ người khác không thâm nhập được vào lời của nhân vật được miêu tả. Nó rất khác với sự đa giọng trong truyện ngắn Nam Cao như chúng tôi đã phân tích ở trên. Điều này thể hiện rất rõ ý tưởng của M.Bakhtin khi ông viết: "Những tiếng nói khác nhau được đưa vào tiểu thuyết bao giờ cũng là tiếng nói của người khác bằng ngôn ngữ khác,

được sử dụng để làm khúc xạ những ý chỉ của tác giả. Từ ngữ có tiếng nói ấy là từ ngữ song điệu đặc thù, Nó cùng một lúc phục vụ cho cả hai người nói và cùng một lúc thể hiện hai ý chỉ khác nhau: ý chí trực tiếp của nhân vật đang nói và ý chí gián tiếp của tác giả. Trong một lời nói như thế có hai tiếng nói, hai ý tứ, hai cung cách biểu cảm. Mà hai tiếng nói ấy quan hệ đối thoại với nhau, chúng dường như biết về nhau (như hai câu vấn đáp trong đối thoại biết về nhau và được xây dựng trong cái thế biết về nhau), dường như đàm thoại với nhau. Lời song điệu bao giờ cũng được đối thoại hóa từ bên trong “[11 ;136]. Cho nên, sự đa dạng trong truyện ngắn Nam Cao là do lời văn của ông chứa đựng sự đối thoại giữa hai tiếng nói, hai ngôn ngữ. Trong khi đó, dù có lời song điệu nhưng chủ yếu ở Nguyễn Công Hoan là lời kể trào phúng rất riêng thể hiện bằng lời văn có sự đối chọi bên trong, mâu thuẫn bên trong để châm chọc hài hước. Đến Thạch Lam thì ngôn ngữ tác giả bao trùm lên những biến cố, tâm trạng, cảnh vật..tạo nên một giọng văn nhẹ nhàng hướng nội theo những cảm hứng, nhạy cảm ương sáng tạo của nhà văn và đó là lời và giọng của nhà văn chứ không phải là của nhân vật.

Hơn nửa thế kỷ qua người ta say mê truyện ngắn Lão Hạc không phải vì sự kiện gây cấn ly kỳ, cũng không phải cốt truyện hấp dẫn(thật ra cốt truyện rất bình thường: một ông lão nông dân thương con phải ăn "bả chó" để giữ lại mảnh vườn cho con trai lão sống) mà đặt người đọc phải trăn trở mãi về nhân cách con người Lão Hạc qua ngôn ngữ đa giọng của người kể truyện thân tình. Truyện chứa đựng lời kể của nhân vật "tôi" hướng đến đối tượng, đồng cảm với nó; xen kẽ câu chuyện là lời ích kỷ lạnh lùng của "vợ tôi", có lời nửa trực tiếp khi thuật việc Lão Hạc theo quan niệm của lão, và có cả lời độc thoại của nhân vật "tôi" đầy cảm động, đầy kính trọng, khi hiểu rõ con người Lão Hạc. Cao hơn, chứa đựng ương lời độc thoại của nhân vật "tôi" và nhân vật Lão Hạc là sự đối thoại với các ý thức khác về cuộc đời, về kiếp người, về tác phẩm, về thời đại, với độc giả đồng cảm về Lão Hạc.ở dạng lời nói nhân vật có sự cá thể hóa về ngôn ngữ và mang tâm lý cá thể thật sâu sắc. Có ngôn ngữ của nhân vật "tôi" lạnh lùng mổ xẻ đời bất hạnh của Lão Hạc, có ngôn ngữ chua chát đắng cay của chính Lão Hạc, có tâm trạng đau đời muốn chia sẻ đời sống đồng loại của người trí thức với tư cách là ông giáo Minh, có tâm trạng chân thực xúc động vắt ra từ cuộc đời sâu cay mà hồn sáng trong qua người nông dân Lão Hạc...

Mỗi nhân vật ở trên đều là những tư tưởng trong miêu tả, suy nghĩ, đánh giá... của mình qua lời nói. Ta nghe lời Lão Hạc sau khi "hóa kiếp" cho cậu Vàng nhà mình với ý nghĩ "... may

ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn..." và lời nhận xét của nhân vật tôi về người nông dân nghèo: "Những người nghèo nhiều tự ái vẫn như thể. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng” .Cho nên, tư tưởng của nhà văn hiện thực đa giọng luôn gắn với hiện thực cuộc sống; nó khác nhà văn Tự lực văn đoàn, cụ thể là Thạch Lam, chỉ kể chuyện với một giọng nên chỉ có tác giả là nhà tư tưởng. Đề cập đến vấn đề này, Trần Đình Sử viết: "Một tư tưởng sống bao giờ cũng mang nội dung nhân cách sâu sắc, tồn tại trong các đối thoại giữa các chủ thể, làm thành nội dung đối thoại. Các nhân vật chính của nhà văn bao giờ cũng có một tư tưởng chưa giải quyết "[40;213]. Điều đó có nghĩa là tư tưởng của tác phẩm hình thành do sự đối thoại hiện thực giữa các ý thức nhân vật thông qua lối kể chuyện của tác phẩm mà chúng tôi sẽ bàn sau đây.

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)