Ngôn ngữ đa thanh trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 101 - 114)

CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUY ỆN NGẮN TRƯỚC 1945 CỦA NAM CAO

2.2.2.2.Ngôn ngữ đa thanh trong truyện ngắn Nam Cao

Rất nhiều nhà nghiên cứu bàn về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao. Đa số đều cho rằng ngôn ngữ của ông là ngôn ngữ đối thoại, giàu tiếng nói quần chúng, sử dụng nhiều khẩu ngữ... Hà Minh Đức cho rằng do giàu chi tiết của cuộc sống thực nên ngôn ngữ thường "khỏe khoắn, mộc mạc chính xác gợi cảm và nhiều khi xót xa"(Lời giới thỉệu-Nam Cao tác phẩm); Nguyễn Hoành Khung cho Nam Cao có duyên với ngôn ngữ là "lời ăn tiếng nói quần chúng, giản dị và phong phú", "thường xen lẫn tục ngữ, thành ngữ, ca dao"(Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945); Nguyễn Đăng Mạnh đề cập đến "mội thứ ngôn ngữ bám sát đời sống, biến hóa như sự sống, nhiều khi cứ như là buông thả theo lối khẩu ngữ dân gian có vẻ dài dòng"(Khải ỉuận-Tổng tập văn học Việt Nam 30A); Nguyễn Văn Hạnh cho rằng ngôn ngữ Nam Cao "ít cũ đi nhất" do "không rơi vào tình trạng sách vở, trau chuốt như ở nhà văn Tự lực văn đoàn

"(Nam Cao một đời người, một đời văn); Phong Lê nhấn mạnh đến ngôn ngữ nhân vật "cảnh ngộ nào ngôn ngữ ây, tính cách nào lời lẽ ấy" (Nam Cao- Phác thảo chân dung và sự nghiệp).V.V..

Điểm qua ý kiến các nhà nghiên cứu quan trọng, chúng ta thấy rằng ngôn ngữ Nam Cao được khai thác ở nhiều góc độ. Có người đi vào tầm vi mô hơn như Trương Thị Nhàn với bài "Nhân vật "hắn" với một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao" đã thống kê từ "hắn" có đến 20 truyện trên 55 truyện trong hai tập Nam Cao - tác phẩm (Nxb Văn học, Hà Nội, 1977) để cho thấy Nam Cao "nhìn nhân vật bằng cái nhìn khắc nghiệt" và cách gọi này có sự nhất quán, dụng ý để "có thể dễ dàng phân biệt được cái "giọng" rất riêng của Nam Caơ"[33;432]. Còn Phan Trọng Thưởng thống kê từ "nhưng" thấy xuất hiện khá ấn tượng ở các tác phẩm: Chí Phèo, Trăng sáng, Lão Hạc, Đời Thừa, Sống mòn (Chương VI, VII và XX) để thấy rằng nó phù hợp vì "văn phongôổng nhiều khi quay quắt, bất ngờ" [52;474] như chính xã hội đầy bất trắc, nghịch lý mà Nam Cao sống.

Những thông kê việc dụng ý nhân mạnh đến giọng văn lạnh lùng, hiện thực nghiệt ngã ở tác phẩm Nam Cao.

Cũng với việc thống kê, chúng tôi tìm thấy có 47 từ "Chao ôi" trong 43 truyện. Trong đó tập trung nhiều nhất ở các truyện: Trăng sáng (6 lần), Nửa đêm (5 lần,), Đời thừa (4 lần), Cái

mặt không chơi được (4 lần), Điếu văn (3 lần)...Từ "Chao ôi" thường xuất hiện lúc truyện có kịch tính cao và phía sau nó thường là câu nhận xét đầy triết lý, trữ tình.

Trong Trăng sáng có đoạn: "Chao ôi ! Chao ôi ! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối...”.

Trong Lão Hạc, chứng kiến cảnh sống khổ của Lão Hạc để dành tiền và mảnh vườn cho con trai, nhân vật ông Giáo cảm động thốt lên: "Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ...".

Trong Nửa đêm khi nghĩ đến chuyện tình đau khổ của Đức - một người con trai hay lam hay làm, hiền như đất, người kể thốt lên: "Chao ôi ! khi người ta đã chẳng là một người như bao nhiêu người khác thì chạm làm gì vào một người đàn bà? Người đàn bà là sự bình thường, đó là một cái gì ngay ngắn. Người đàn bà chỉ thể sống trong khuôn khổ. Họ như những cái toa tàu hỏa họ cần theo những con đường đời đã vạch sẵn để mà đù Trệch ra ngoài là ngả nghiêng, trệch ra ngoài là đổ vỡ, Hại cho chính họ và cố khi thiệt lây cho người xung quanh".

Cho nên, bên cạnh những nhận xét rút ra từ chiêm nghiệm cuộc đời, ẩn đằng sau từ "Chao ôi" là giọng đầy trữ tình chua xót của người kể, của chính tác giả. Giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mỹ của lời văn đã chịu sự chi phối từ thán từ đầy cảm xúc này.

Sự đa thanh trong truyện ngắn của Nam Cao là việc nhà văn làm sống lại lời văn của văn học bằng hình thức nói, ngữ điệu khẩu ngữ rất phong phú, Lời văn của Nam Cao có khuynh hướng vươn tới lời khẩu ngữ tự nhiên như vốn có của nó. Ngôn ngữ Nam Cao không phải là thứ ngôn ngữ thông báo, khô khan mà nó rất sống động vì nó được nuôi dưỡng trong môi trường tác động qua lại của các ý thức nhân vật. Bởi vì "ý nghĩ của người khác chỉ trở thành ý nghĩa đích thực, tức là thành tư tưởng trong điều kiện tiếp xúc sinh động với ý nghĩ của người khác, được thể hiện thành tiếng nói người khác, tức là với một ý thức khác được diễn đạt thành ngôn từ" [5;92]. Ngôn ngữ của Nam Cao thật sự sống một đời sống như vốn có của nó, chịu nhiều tư tưởng xung đột trong một xã hội nhiều thù địch, nghịch biến, chuyển mình dữ dội.

Đầu tiên, ta có thể thấy lớp từ ngữ làng quê Bắc bộ có nhiều ở văn Nam Cao là điều dễ hiểu nhưng văn ông còn có một mảng ngôn ngữ Nam bộ chân chất, bộc trực, một giọng đặc Nam bộ. Khi khảo sát 43 truyện, chúng tôi thấy có hai truyện sử dụng lớp ngôn ngữ này.

Đây là giọng của Thư, một người bạn của Hài:

" Ủa ! Anh Hai !"

Hay "Vậy hả? Có cần không”, "Vậy để chút nữa", "Sao vậy "(Quên điều độ). Đây là giọng nói của cô Bình trong Cái mặt không chơi được.

"Dậy hả?" hay "Trời ơi ! Ăn Ba ngó gì mà kỳ dậy? Chà ! Coi sợ góa !" và "Ăn Bảy, ăn Bảy ! Nè. Dậy coi ăn Ba Tri, ăn ngó toi nè ! Coi kỳ quá heng !".

Tuy lớp từ này khá ít, nhưng cũng chứng tỏ rằng Nam Cao rất tài tình, nhạy bén trong việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nhân vật, đúng là"người nào giọng ấy "(Phong Lê).

Để khắc phục ngôn ngữ hời hợt, xa rời đời sống, Nam Cao đã đổi mới bằng cách tiếp thu những yếu tố quan trọng của ngôn ngữ dân gian. Mà đặc điểm ngôn ngữ dân gian thường là tự nhiên, đầy cảm xúc, giàu ngữ điệu và tính hình tượng. Hơn nữa, khi tác giả tái hiện trong lời mình phát ngôn đàm thoại thì do bản thân sự thay thế các cá nhân phát ngôn không tránh khỏi sự thay đổi giọng điệu. Đó cũng là cơ sở tạo nên sự đa thanh cho lời văn của người kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao. Khi đề cập đến lời văn khẩu ngữ, M.Bakhtin cho rằng: "sự kể chuyện của người kể chuyện có thể được phát triển dưới các hình thức của lời văn viết hay các hình thức của lời khẩu ngữ - lời kể miệng trong ý nghĩa đích thực của từ đố. Và đây là kiểu cách ngôn từ của người khác được tác giả sử dụng như một quan điểm, một lập trường cần thiết để tiến hành trần thuật"[5;202].

Khảo sát 43 truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi thấy một trong vấn đề để làm cho lời văn đậm chất khẩu ngữ, ngoài các hình thức nói, ông sử dụng nhiều tổ hợp từ cố định như quán ngữ, thành ngữ và tục ngữ. Giá trị thẩm mỹ của tổ hợp này là tạo ra nhiều sự liên tưởng ở người đọc từ chiêm nghiệm cuộc sống của tác giả. Đó là các tổ hợp như: thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân; mềm nắn rắn buông, nấm bè bảy mối, đàn cá tranh mồi, tre già măng mọc, già néo đứt dây, bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu (Chí Phèo); giàu bán chó khổ bán con, miếng bùi chui qua cổ, tiền rừng bạc bể, bát nước miếng trầu, có da có thịt, đào ông bới cha, gạo kém thóc cao, cắn răng mà chịu, mát lòng mát ruột, đào ông bới cha, dĩ mũi chưa sạch, chẳng được cơm thì cũng được cháo, van ông lạy bà (Một đám cưới);

miếng ăn miếng nhục, nghèo rớt mồng tơi, đào đâu ra tiền (Trẻ con không được ăn thịt chó); 103

no dồn đói góp, thắt lưng buộc bụng, chạy xạc cả gấu váy, trơn lông đỏ da (Một bữa no);ăn không nên đọi, nói không nên lời; no dồn đói góp (Sao lại thế này?); cha chết ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá dọc đường, gầy dơ xương (Từ ngày mẹ chết); một miếng giữa làng... (Đôi móng giò); thầy già con hát trẻ, trông mặt mà bắt hình dong, nửa quả bồng còn hơn cả một chùm sung chát, đồ chết đói chết khát, Cái ngọn nguồn lạch sông (Lang Rận); vá trời lấp biển (Đời thừa); thấy người ta ăn khoai vác mai đi đào, giết người không gươm, chết dấm chết dúi (Những truyện không muốn viết); khổ đêm khổ ngày (Cười); nói toạc móng heo

(Nước mắt); tay có làm thì hàm mới nhai, cuốc giật vào lòng (Làm tổ); khổ từ trong trứng khổ ra (Nhìn người ta sung sướng); mắt năm mắt mười (Đòn chồng); đầu trộm đuôi cướp

(Quái dị); gái hơn hai trai hơn một, con cú đậu cành mai, mồm năm miệng mười (Một chuyện xú-vơ-nia); trông gà hóa cuốc(Mong mưa); ném đá dấu tay, cắn rơm cằn cỏ, giận cá chém thớt, trâu bò chọi nhau thì mặc kệ trâu bò! Chết ruồi muỗi thì chết làm sao được ?, ra trắng ra đen (Rửa hờn); khôn sống dại chết, một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp, nhất vợ nhì trời, chuột gặm chân mèo (Rình trộm); đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, trời cao đất dày, tháo cũi xổ lồng, trời sinh voi tất nhiên trời sinh cỏ, đời cha ăn mặn đời con khát nước, mẹ góa con côi, nghĩa tử nghĩa tận (Nửa đêm).

Ngoài ra Nam Cao còn dùng nhiều cách nói dân gian quen thuộc : mang cái tiếng với làng với nước, sợ người khác hớt tay trên, sống sờ sờ ra đây, máu ứ lên tận cổ, da trông bấm ra nước, cũng có chân có tay, nối cho cái cột nghe, nai lưng ra làm...

Đặc biệt ở văn Nam Cao, có xuất hiện nhiều những so sánh khẩu ngữ quen thuộc với dân gian, từ cửa miệng của người dân. Khảo sát các so sánh có từ "như", chúng tôi thấy có 358 lần xuất hiện so sánh trong 43 truyện. Trong đó những so sánh quen dùng là 265 lần và so sánh sáng tạo là 93 lần. Điều này phù hợp khi phương thức tường thuật khách quan hóa chiếm nhiều hơn phương thức tường thuật chủ quan hóa ở truyện Nam Cao. Hơn nữa, do tôn trọng sự thực khách quan, điểm nhìn đặt ở nhân vật, nhân vật được nói tiếng nói của chính mình, một tiếng nói tự nhiên nên sử dụng so sánh quen thuộc nhiều hơn so sánh sáng tạo là điều dễ hiểu. Một ghi nhận nữa, là ở tác phẩm nào cũng có sự so sánh này ít nhất là một lần. Nhiều nhất là ở các tác phẩm Nửa đêm (71 lần), Chí Phèo (21 lần), Điếu văn (14 lần), Lang Rận (14 lần), Làm tổ(13 lần), Bài học quét nhà (12 lần) ,Quái dị (12 lần),...

Tránh những chi tiết chung chung mòn sáo, sẽ triệt tiêu ý vị của lời văn nghệ thuật nên Nam Cao rất ý thức sử dụng so sánh có từ nối "như" này. Mà sự xuất hiện với tần số cao như thống kê là một minh chứng. Nhờ so sánh mà sự vật hiện tượng trở nên rõ ràng qua sự đối chiếu, sự tương đồng giữa cái so sánh và cái được so sánh. Bởi thế so sánh là thao tác tư duy của nhà văn khi lựa chọn và sử dụng. cấu trúc so sánh thường là xác định tương đồng về hai đối tượng: A(cái so sánh) và B (cái được so sánh), giữa A và B có từ so sánh "như", So sánh quen thuộc thì giữa A và B có khoảng cách ngắn về ý nghĩa và có tính phổ biến (nó như một chân lý hiển nhiên). Trong khi đó, so sánh sáng tạo thì giữa A và B có khoảng cách lớn về ý nghĩa và có tính cá biệt. So sánh làm cho lời văn hình tượng hóa, biểu cảm và có tính suy lý, tạo sự liên tưởng sâu xa ở sự tiếp nhận của người đọc, ngay cả vấn đề trừu tượng. Do bản chất so sánh dân gian là kết tinh lối sống, triết lí về cuộc đời nên sử dụng nó sẽ góp phần làm cho lời văn đậm đặc chất triết lí hơn.

Trong so sánh quen thuộc, Nam Cao thường đặt đồng tính vật trong con người. Đơn cử như: "còm cõi như một con mèo đói "(Dì Hảo), "như cua" (Chí Phèo), "ngáp to như một

con trâu nghé ngọ "(Trẻ con khống được ăn thịt chó), "cười ìn ịt như lợn "(Từ ngày mẹ chết), "ngu như bò "(Mua danh), "dễ bảo như một con chó xiết" (Ở hiền), "càu có như khỉ(Cười), bộ

xương bọc giãy giụa như một con gà bị bẫy (Nghèo), ... Các lời văn chứa đựng so sánh này làm tăng thêm giọng lạnh lùng như đay như mỉa, như miệt khinh đến tàn nhẫn đối với nhân vật trong đối thoại. Ít có lúc Nam Cao dùng nó với sự nhẹ nhàng, đùa cợt bông lơn.

Có nhiều lúc xuất phát từ tình cảnh của câu chuyện mà Nam Cao có những so sánh rất sáng tạo. Nó chẳng những hợp với hoàn cảnh nhân vật mà còn tạo ra bất ngờ, thú vị cho người đọc. Đó là trong khung cảnh tình tứ Chí Phèo nhìn những tàu lá chuối "giãy lên đành đạch như hứng tình"; đó là cảnh người cha thèm ăn nhìn "trời thì cay nghiệt như một bà già thiếu ăn ngay từ lúc còn thơ"(Trẻ con không được ăn thịt chó); khi đề cập đến đứa con của người cha hung ác, tác giả viết "nó lớn rất mau như là tội ác", khi nói đến người bà chứng kiến hai bị kịch của cha và con Thiên Lôi thì "bà cứ sống dai dẳng như nỗi lầm than trên đời"(Nửa đêm) và khi chứng kiến cậu phán Sinh trẻ nhai với cái đùa rất ác của tên trí thức trong dịp Tết nên ông đồ nhìn "tiếng pháo nổ đành đạch như một thằng bé con hỗn láo" (Đón khách)...

Có khi so sánh mới này cho ta biết rõ hơn hiện thực khắc khổ thời Nam Cao sống. Ví dụ như: "toang toang bảo như một kẻ cả vẫn đi ăn đi họp"(Trẻ con không được ăn thịt chó); " (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cúi đầu như một con mẹ ăn cắp lúa bị tuần sương tóm được" {Một bữa no); "xộc vào nhà...

như một người đòi nợ thây con nợ của mình chuồn mất"(Xem bói); "cướp bánh như ở sân

đình người ta cướp cháo"(Ở hiền), ... Đôi lúc tác giả sử dụng so sánh mới này cho lời văn đậm chất trữ tình hơn, đó là "gió êm êm và mơ hồ như một làn hương "(Truyện tình), "lòng tôi buồn

như một con chim lạc vào cái lúc chiều tham cho đất trời thành mênh mống"(Cái mặt không chơi được), "cả bọn lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt

díu nhau đi tìm chỗ ngủ ..."(Một đám cưới).v.v..

Trong cái cách so sánh có từ nối "như", nhiều lúc tác giả sử dụng nó như một lối trào lộng dân gian, rất gần gũi với đời thường. Đó là:"nhẩy cẫng lên như thượng đồng "(Chí Phèo), "hơi thở phì phò như ống bễ lò rèn" (Trẻ con không được ăn thịt chó), "lão mập mạp và thâm

như một miếng thịt trâu luộc chín" (Xem bối), "ngáy to như xẻ gỗ "(Lang Rận), "nhẩy cẫng lên như một con gà chọi"(Những truyện không muốn viết), "mồm với miệng gì mà toang toang

như ngỗng đực"(Con mèo), "môi đưa ra như một cái thìa"{Đòn chồng)... Nó thường tạo ra tiếng cười dù nhẹ nhàng nhưng cũng rất đau rất xót.

Tiếp thu những lời ăn tiếng nói, nếp nghĩ quen thuộc, vận dụng cách nói chân chất, những quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ dân gian, đưa nó vào lời văn của mình vừa tạo cho lời văn sự sinh động vừa bảo đảm tính khách quan của hiện thực lời nói, tạo nên câu chuyện tự nhiên mà không có sự gò ép của tác giả. Đưa nó đan xen vào ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ đủ loại nhân vật, đặt nó vào môi trường đối thoại với tâm trạng nhiều biến thiên đã làm cho ngôn ngữ có tính chất đa thanh.

Nói như thế không có nghĩa là ở Nguyễn Công Hoan không có ngôn ngữ phức điệu này. Nhưng ở ông ngôn ngữ này không có sự nổi bật. Do thiên hẳn về trào phúng nên ngôn ngữ của ông xây dựng trên sự mỉa mai của lời văn chính tác giả rất nổi trội. Có nhiều khi quá xa đà mà lời nói trở thành suồng sã, thô lỗ; còn ở Nam Cao ông biết dừng lại ở bờ vực của sự thô nhám, khô cộc. Lê Thị Đức Hạnh khi bàn về ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan đã cho rằng đó "là ngôn ngữ của quần chúng được chọn lọc và nâng cao, đậm hương vị của ca dao, tục ngữ, có khi tác

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 101 - 114)