Kiểu người trần thuật hòa mình với nhân vật

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 33 - 36)

trước 1945 của Nam Cao

1.2.2.Kiểu người trần thuật hòa mình với nhân vật

1.2.2.1. Theo Phong cách học Tiếng Việt của Đinh Trong Lạc, ở kiểu tường thuật này thì " Người tường thuật một mặt cố tình tách ra khỏi câu chuyện nhưng mặt khác khỉ cần thiết lại hòa nhập mình với nhân vật để phô bày toàn bộ thế giới nội tâm của con người " [23 ; 168].

Chủ thể kể chuyện ở đây thường thâm nhập vào những suy tưởng, hành động để khai thác thấu đáo mọi tâm lí, tình cảm sâu kín của nhân vật. Để biểu hiện được điều này, tác giả thường sử dụng hình thức lời nói nửa trực tiếp. Chúng tôi hiểu lời nửa trực tiếp là lời của chủ thể kể

mang ý thức của nhân vật, tức là sự pha trộn giữa lời của chủ thể và lời độc thoại nội tâm của nhân vật mà có lúc chúng ta khó phân biệt. Lời văn này tạo cho người đọc thấy một hiện thực thật sống động để cùng rung động, suy tư, sống cùng nhân vật như chính nó vốn có.

1.2.2.2. Với kiểu tường thuật khách quan hóa, ở trường hợp lời văn trung tính, nặng nề về thông báo, câu văn sẽ nhạt nhẽo, vô vị. Để khắc phục điều này, Nam Cao hòa mình vào nhân vật và thế giới riêng của nó, kể bằng ngôn ngữ của chính nó, tác giả dường như "trao ngòi bút cho nhân vật, để nhân vật tự viết với giọng điệu riêng của nó " (Antônôv) [18 ; 64].

Do đó làm cho mỗi nhân vật có tiết tấu riêng và cách nói riêng, tạo cho giọng kể luôn luôn thay đổi, tránh được sự đơn điệu trong cách kể, bằng lời văn nửa trực tiếp. Chẳng hạn: "Nhưng hình như hắn chưa thật say. Vì hắn nghĩ: đập đầu ở đâu chỉ thiệt; đập đầu ở đây để mà ăn vạ ai? Hắn phải tự đến nhà con đĩ Nở kìa. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Tuy kể ở ngôi thứ ba nhưng ngôn ngữ rõ ràng là rất Chí Phèo, thô lỗ, cục cằn, đầy dọa nạt của tên "anh chị" như: "đập đầu", "đĩ Nở", "đâm chết", "khọm già"...

Cũng kể theo ngôi thứ ba về văn sĩ Điền, nhưng ngôn ngữ tác giả không chiếm độc tôn mà hòa vào nhân vật, giữ được ngôn ngữ cá tính của nhân vật. Và đây là sự độc thoại đầy suy tư, trăn trở, vật vã trên bước đường tìm đến chủ nghĩa hiện thực của con người trí thức :

"Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa ỉ Biết bao cực khổ và lầm than... ? Không, không, Điền không thề nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thật giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn trốn tránh sự thật nhưng trốn tránh làm sao được ? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh khổ như Điền ĩ Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ".

Trong tham vọng miêu tả hiện thực một cách khách quan, Nam Cao không muốn phát biểu rõ ràng trực tiếp ý nghĩ của mình mà thông qua lời của nhân vật. Và để tránh sự đơn điệu trong cách kể, khám phá chiều sâu tính cách con người không gì hơn là thông qua các cuộc đối thoại của nhân vật, tác giả từ bỏ vai trò điều khiển chỉ huy để tham gia vào cuộc đối thoại, trò chuyện, trao đổi cùng nhân vật và điều này rút ngắn khoảng cách giữa chủ thể và nhân vật truyện. Nó cũng là cơ sở tạo lập nên giọng điệu trong lời văn. Cho nên, lời nửa trực tiếp rất nổi

bật, là sự sáng tạo độc đáo của truyện ngắn Nam Cao. Điều đó giải thích vì sao nhân vật của Nam Cao rất sống, rất ấn tượng trong lòng người đọc.

Xuất phát từ cái nhìn tâm lý cho nên chủ thể kể tác phẩm Nam Cao thường ít khi trần thuật lại một cách khách quan, trung tính hoàn toàn. Bởi vì ngôn ngữ của chủ thể đã đi vào lời nhân vật, chi phối trong sự thể hiện tính cách nhân vật. Do đó, lời văn nửa trực tiếp này cũng khó phân biệt đâu là lời của chủ thể kể chuyện, đâu là lời của nhân vật đối thoại. Lời văn nửa trực tiếp này vẫn là lời văn gián tiếp nhưng ý thức và ngữ điệu là của nhân vật, nó buộc "nhà văn vừa miêu tả nhân vật, vừa thể hiện ý thức nhân vật đối với bản thân, trực tiếp miêu tả thế giới bên trong của nhân vật với sự phân tích khách quan của tác giả" [27;336].

Từ đó, ta thấy rằng lời kể mang ý thức nhân vật của truyện ngắn Nam Cao, tức lời kể tham gia vào quá trình ý thức của nhân vật nên nó cũng thể hiện đồng cảm của tác giả đối với nhân vật, làm cho tác phẩm đậm đà chất trữ tình, dễ tác động vào tình cảm của người đọc.

Đây là đoạn độc thoại của nhân vật văn sĩ Hộ trong Giăng sáng : "Có đọc văn thơ mới thấy giăng là một cái gì đẹp và quí trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khao khát ngụp lặn. Trăng ơi là trăng ! Cái vú mộng tràn đầy mà thi sĩ cửa muôn đời mơn man !”

Ở truyện Đón khách, sau cái "đùa" đầy độc ác của kẻ có học như Sinh, ông đồ ngậm ngùi: "Phải phải bà đồ ạ ! Nhưng mà ... Nhưng cả một bát họ tiêu vào cái tết ! ... Ông đồ lại nghẹn thêm cái nữa. Đôi mắt ông âng ậng nước. Ông đã nhìn trước thấy con gái ông sau cái tết này, đem cái thắt lưng và cái yếm là còn mới nguyên dạm bán lại cho hết người này, người nọ để lấy tiền đóng họ cho nhà bà lý Vinh

Đi sâu vào con người nhận thức và tự nhận thức, Nam Cao đã dùng thủ pháp độc thoại nội tâm rất nhiều để bộc lộ tính cách vốn là sở trường của ông. Điều nầy dẫn đến chất triết lý trong văn ông, gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu xa về số phận con người, để rồi đồng cảm với tác giả. Cho nên, chú trọng vào đời sống riêng tư của con người và ngôn ngữ cá nhân của nó buộc nhà văn phải tổ chức ngôn từ trong đối thoại, vốn là đặc điểm không thể thiếu ở các nhà văn hiện thực chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 33 - 36)