CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUY ỆN NGẮN TRƯỚC 1945 CỦA NAM CAO
2.2.2. Câu văn và ngôn ngữ đa thanh trong truyện ngắn Nam Cao
2.2.2.1. Câu văn trong lời văn nghệ thuật của truyện ngắn Nam Cao
Phần lớn các nhà nghiên cứu về truyện ngắn Nam Cao đều cho rằng ông ưa sử dụng câu ngắn. Phong Lê cho rằng để diễn đạt ý tình chính xác bình dị, tránh cầu kỳ phô trương nên
"Nam Cao ưa lối viết câu ngắn gọn"(Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc); Hà Minh Đức với Lời giới thiệu (Nam Cao-tác phẩm) cho rằng "Nam Cao thường có cấu trúc cảu gọn, đanh và khỏe"; Bùi Công Thuấn cho rằng câu văn Nam Cao ít chuyển tải tình cảm nên nó "cộc và khô
“ và "có thể coi những kiểu câu ngắn này là một đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nam Cao"(Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng).v.v... Điểm qua những ý kiến quan trọng ở phần Lịch sử vấn đề, để thấy rằng nó là quan điểm mà chúng tôi lấy làm cơ sở đi sâu vào khai thác câu văn ở truyện ngắn Nam Cao.
Để tạo được nhiều tiếng nói như chính cuộc sống vốn có, Nam Cao đã xây dựng nhiều đoạn đối thoại tranh luận giữa các nhân vật, giữa nhân vật và tác giả và tranh luận ở chính bản thân nhân vật trong những đoạn độc thoại, đối thoại ở truyện ngắn đa thanh. Trong tranh luận, buộc nhân vật phải bộc lộ ý thức của mình nhất là giai đoạn nhân vật buộc phải nhận thức và tự nhận thức về mình, Nam Cao thường sử dụng câu ngắn dồn dập để nói lên sự phức tạp ương tâm trạng ngổn ngang của nhân vật, tăng cường kịch tính cho câu chuyện.
Khảo sát 43 truyện ngắn trước Cách mạng 1945 của Nam Cao, trong nhiều đoạn văn chúng tôi thấy có nhiều đoạn đối thoại chứa dạng câu hỏi, câu chấm lửng và câu ngắn (Bảng thông kê). Với tư cách là nhà văn thiên về mổ xẻ tâm lý nhân vật nên các hình thức câu trên được ông sử dụng nhiều lần, trở đi trở lại ở nhiều đoạn đối thoại.
Để bộc lộ những suy nghĩ từ chính nhân vật, những hình thức câu hỏi thường đặt ra tra vấn mình sau những biến cố, hoàn cảnh bất ngờ, éo le của cuộc đời. Vì cuộc sống quá khó khăn nên đi lãnh măng-đa ở tỉnh Điền phải đi bộ, nhịn đói nhịn khát từ sáng đến sẩm tối, về đến nhà thì thân xác rã rời lại bị vợ cho là tiếc tiền không mua thuốc cho con. Sự hiểu lầm này được Điền bộc bạch:
"Hắn chịu nhục với mọi người ... Như thế bởi vì đâu ? Chẳng phải vì vợ, vì con ư ? Nhưng nào vợ con có thèm biết cho đâu ! Đã chẳng an ủi một lời, vợ hắn còn lấy sự hắn quên
để mà đay nghiến hắn. Ừ, cho rằng hắn không quên nữa, cho rằng hắn không lấy thuốc cho con là cố ý, là muốn khỏi mất mấy đồng bạc nữa, thì vợ hắn có nên nói tệ hắn như vậy hay không? Hắn hà tiện là vì ai?..Bắn bủn xỉn, hắn tiếc tiền... ừ, nhưng mà tiếc tiền cho ai?..".
Nghe tiếng khóc của con, cơn giận vụt tan, Điền lại mủi lòng:
"Cũng như hắn vậy, sao hắn nỡ đem lòng giận thị? Ai chả thế? Người không phải là thánh. Sự khổ sở đã khiến lòng chua chát. Khi người ta lam lũ quá, lại còn lo lắng trăm thứ thì ai mà bình tĩnh cho được? Ai mà chả hay gắt gỏng? Gắt gỏng thì chính mình khổ trước. Không giữ được thì phải bật ra ngoài như vậy. Thật ra ai có muốn cau có làm chi?..." (Nước mắt).
Bi kịch đời thường đã kích thích sự tra vấn ở nhân vật, những câu hỏi liên tiếp đặt ra không phải đòi hỏi trả lời mà nó hàm ý trả lời sự chít vấn ấy bằng sự đồng tình với hoàn cảnh của tác giả. Để cho nhân vật tự chất vấn cũng là việc tác giả cho người đọc hiểu rõ hơn nghịch cảnh, những giằng xé, kích thích nhiều chiều hướng suy nghĩ về tâm trạng đó. Tự mỗi người đọc có thể hoàn chỉnh cho câu trả lời của mình về câu hỏi đặt ra ở nhân vật.
Nếu như sự xung khắc với nhiều ý nghĩa trong Điền là sự đối thoại của anh với vợ con, với nỗi khổ cực cuộc đời thì bi kịch gia đình kể Từ ngày mẹ chếtđược tác giả đặt vào suy nghĩ ngây thơ của bé Ninh:
"Bởi thầy đi từ sáng đến tối. Có khi tối cũng không về. Có khi đi luôn hai, ba ngày. Chị em Ninh phải ăn nhờ, ngủ nhờ nhà bác Vụ. Đi đâu vậy? Nào ai biết! Bác Vụ bảo thầy đến nhà cô Miện, thầy phải lòng cô ấy. Nhưng chắc là chả phải. Nếu phải, sao cô Miện lại đi lấy lẽ ông ký Bản? Đám cưới vừa đi qua đây hôm nọ. Ninh cõng Đật ra tận đường, đứng xem, từ hôm ấy thầy càng đi khỏe. Đi suốt ngày suốt đêm. Mưa rét thế này, chả biết thầy đi làm gì cho khổ? Chả biết có được ăn gì không? Hay là nhịn đói luôn ba bốn ngày?..." (Từ ngày mẹ chết).
Những câu hỏi ngây thơ, trong trẻo chưa hiểu sự đời của bé Ninh tự đặt ra, rồi tự mình phủ định nó, thắc mắc về nó cứ dồn dập. Tác giả cũng như người đọc dễ đồng tình với cảnh ngộ của chị em Ninh để rồi cùng xót xa khi bi kịch gia đình đến sớm với đứa bé vô tư. Vì thế, đó là câu hỏi chất vấn ở tác giả, là tiếng nói hướng đến suy nghĩ, kêu gọi sự đồng tình ở người đọc. Đó là những câu hỏi đầy chất trữ tình ẩn giấu bên trong của tác giả.
Nhân tố đa giọng điệu ở truyện ngắn Nam Cao, bên cạnh câu hỏi nó có chứa đựng câu sử dụng dấu chấm lửng như "không bao giờ thỏa mãn với một ý thức, một tiếng nổi" [5;219]. Trong đối thoại đa thanh, các tiếng nói thường hướng đến sự hồi đáp và nó vừa gợi mở, kích thích đối với các ý thức khác. Sự chồng chất các giọng, đan xen, luân phiên các giọng như dòng chảy cuộc đời nên nhiều lúc dừng lại ở những câu văn, để tạo ra sức ngân vang như những lời đối thoại đang còn, là một tư tưởng chưa hoàn kết. Người đọc có thể suy nghĩ, tham gia vào hình thức đối thoại này.
Trong truyện Nam Cao, câu chấm lửng nhất là ở trong đối thoại được sử dụng rất nhiều như ở: Chí Phèo, Nửa đêm, Từ ngày mẹ chết, Một đám cưới,... Câu chấm lửng thường xuất hiện ở cuối câu, cuối đoạn văn. Trong đối thoại, nó là sự ngừng nghỉ của người nói. Nhưng kỳ thực nó là sự im lặng của ngôn từ. Nó có khả năng tạo nên sức gợi sức ngân dội vào lòng người đọc về điều không thể diễn tả hết. Đặc biệt ở một đoạn trong truyện ngắn Lão Hạc đã sử dụng hình thức câu này với tần số xuất hiện nhiều và rất độc đáo: "Hỡi ôi Lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy ! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi vì không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng ...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm buồn..." (Lão Hạc).
Lời của nhân vật ông Giáo bỡ ngỡ, hụt hẫng, đau lòng trước cái cách "làm liều" của Lão Hạc, người mà từ trước đến giờ ông rất kính trọng. Người đọc cũng quá bất ngờ, trước hành động của Lão Hạc: xin bả chó của Binh Tư để giết chó vào vườn của lão. Nhưng tất cả đều bị người kể "đánh lừa". Tạo sự hiểu lầm này để gây cho người đọc sự lí thú không lường trước được, để sau khi hiểu rõ sự thật lão dùng bả chó để tự tử thì người đọc càng đau xót hơn. Cho nên, người kể một mặt như cảm thông, chia sẻ, bênh vực, đồng tình với suy nghĩ của nhân vật ông Giáo: "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn...". Nhưng mặt khác người kể chực tranh luận lại, phản ứng lại cái ý nghĩ chua chát, khinh thường, mạt hờn Lão Hạc qua lời ông Giáo bộc lộ rõ qua câu tiếp liền sau đó: "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Và những câu chấm lửng ở đây như chứa đựng một tiếng nói tự tin và một tiếng nói khác rụt rè, nhượng bộ... mà hình như ta nghe trong lời nói đó có một tiếng đối đáp vọng lại. Ta ngẫm nghĩ phía sau câu nói của Lão Hạc với ông Giáo sẽ rõ hơn: "Ông Giáo nói phải ! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút...
Kiếp người nhu kiếp tôi chảng hạn !...". Một giọng xót xa và đay nghiến về kiếp người đã ẩn giấu đằng sau cái dâu chấm lửng ấy. Do đó, nó đã góp phần đa thanh hóa giọng điệu ở truyện ngắn Nam Cao.
Trong Truyện buồn giữa đêm vui, Phúc kể lại cho Quyên nghe về cô Hoàn bất hạnh của mình, người suốt đời hy sinh cho em trai, lo cho em trai nên chồng nên vợ, để rồi bị mù lòa sống "Cả một đời con gái lỡ". Bẵng đi thời gian, gia đình em trai lên thành phố lo "buôn bán và làm giàu" mà quên người cô mù ngày xưa...Tình cờ, đứa cháu ngày xưa cô bế bồng "sực nhớ" ghé thăm cô và cô mừng khôn xiết:
"Ồ ! Nó giống thầy nó ngày xưa như đúc ! Chắc nó cũng ngoan như thầy nó ngày xưa đấy. Thầy nó ngày xưa ngoan lắm ! Thầy nó ngày xưa học chăm mà sáng lắm ! Thầy nó ngày xưa... Thầy nó ngày xưa...”.
Lời người cô thì giọng thiết tha, vồ vập, mừng rỡ khi kể về hình ảnh và con người "ngày xưa". Nhưng lời của nhân vật Phúc kể mang giọng điệu trách hờn, sỉ vả chính mình và thay cho cả người cha của mình. Những từ "Thầy nó", "ngày xưa"cùng với dấu chấm lửng cứ lập lại, cứ láy đi láy lại như một giọng đay nghiến về những người đã quên hẳn cô như cuộc đời đã quên cô vậy. Rõ ràng có một sự đối thoại ngầm đằng sau những câu bỏ ngỏ ấy... M.Bakhtin đã chỉ ra rằng: "Những câu đối đáp của người tiếp chuyện thứ hai bị bỏ trống, nhưng làm sao cho ý nghĩa chung không bị suy chuyển. Người trò chuyện thứ hai hiện diện vô hình, tiếng nói của anh ta cũng vô hình, nhưng dấu vết sâu sắc của những lời đó lại quy định tất cả những lời nói nói hữu hình của người trò chuyện thứ nhất. Chúng ta cảm thấy rằng đây là một cuộc chuyện trò, mặc dù chỉ có một người nói, và lại là một cuộc chuyện trò hết sức căng thẳng, bởi vì mỗi lời nói có mặt ở đây bằng toàn bộ cơ thể mình đều nhằm đáp lại, phản ứng lại người tiếp chuyện vô hình, nó chỉ ra bên ngoài nó, ngoài giới hạn của nó, chỉ ra cái lời của người khác chưa phát ra" [5;212-214].
Quan điểm này rất hợp với hình thức câu chấm lửng của Nam Cao mà chúng tôi đã phân tích ở trên.
Một hình thức độc đáo ở truyện ngắn Nam Cao là sử dụng câu ngắn. Nó dồn dập để làm tăng kịch tính của nhân vật. Nó kết hợp với sự đảo, lặp câu và từ ngữ, nó láy đi láy lại xoáy sâu
vào tâm trạng nhân vật, nhấn mạnh sự đấu tranh căng thẳng giữa các ý thức khác nhau trong đối thoại, để bộc lộ tính cách nhân vật.
Trong truyện Nửa đêm, bóng đen của người cha Lê Văn Rự qua câu hát bọn trẻ "Con ông Thiên Lôi, đâm lồi bụng vợ ! Con ông Thiên Lôi..." luôn treo lơ lửng trên đầu người con tên Đức, nó là nỗi ám ảnh trong suy nghĩ thường trực và cũng là nguyên nhân tạo ra bi kịch khi định kiến nghiệt ngã của làng Vũ Đại buộc Nhi phải xa mình:
"Chẳng qua là nó bạc, cái bụng đàn bà biết đâu mà lường? Có khi nó thấy người ta cười, xấu hổ trốn đi không biết chừng! ..Nghĩ thế hắn đau khổ lắm. Con thằng Thiên Lôi ! Con thằng Thiên Lôi ! Hắn sinh ra thì thằng Thiên Lôi đã chết từ bao giờ rồi. Hắn chẳng biết cái thằng Thiên Lôi ấy mặt mũi như thế nào mà sao hắn cứ phải đeo cái nhục của thằng hung ác ấy?",
Rõ ràng cũng như lời bọn trẻ hát, cái hình ảnh cấu trúc câu "Con ông Thiên Lôi..." cứ chập chờn trong tâm thức của Đức, nó láy đi láy lại như là giọng đay mỉa, hành hạ Đức và Đức muốn phá tung định kiến khắc nghiệt vô hình ấy. Cái giọng người khác đưa vào lời văn trở thành "xung đột thù địch với chủ nhân vốn có của nó", "lời nói trở thành vũ đài vật lộn cửa hai giọng" đối lập nhau. Cho nên, ta thấy trong ý nghĩ của Đức có giọng lạnh lùng tàn nhẫn của làng Vũ Đại chống đối, phỉ báng lại giọng tự nhiên của Đức. Đó là kết quả của "việc sử dụng lời kẻ khác như vậy hết sức phổ biến, nhất là trong đối thoại, nơi mà người trò chuyện này thường lập lại nguyên xi sự khẳng định của người trò chuyện khác, chỉ đặt vào đó tự đánh giá mới và nhấn mạnh theo cách của mình: với sự biểu hiện nghi ngờ, phẫn nộ, mỉa mai, cười cợt, nhạo báng..:” [5;207-208].
Chúng ta có thể nhìn thấy hình thức câu ngắn dồn dập, đảo lặp lại những tình tiết, kiểu câu như trên trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao.
Ở truyện Rửa hờn, sự hiềm khích giữa ông khóa Mẩn và ông lý Nhưng dẫn đến tìm cách triệt hạ nhau, kiện tụng nhau bên nào cũng gần "tán gia bại sản". Kết cục lý Nhưng mất chức, ông khóa Mẫn vận động cho cháu mình lên thay. Hôm "làm khao" ông khóa Mẩn chơi thâm bày một kế ác là mời ông lý cựu. Hiểu ra: "Ông đỏ bừng mặt mũi. Ông nghẹn cổ không nói được. Mãi đến lúc tên người nhà ông khóa ra rồi, ông mới bật ra một tiếng. Ông chửi tục. Ông nghiến răng lại mà chửi tục. Mắt ông nảy lửa. Mép ông sùi bọt. Người ông run lên vì tức giận. Ông đổ xuống cái giường như một cây gỗ đổ. Ông hậm hực. Đôi mắt ông ầng ậng nước. Ông
nghĩ đến một con dao... Ông nghĩ đến một cái búa đỉnh... ông nghĩ đến một cái chai... Ông nghĩ đến cả một mâm rượu hắt cả vào mặt ông khóa Mẫn...”.
Hình thức câu "Ông..Ông nghĩ..." cứ trở đi trở lại như mỉa mai cơn giận, cách nghĩ trả thù của ông lý Nhưng. Cộng với các câu ngắn dồn dập và sử dụng nhiều dấu chấm lửng để diễn tả cái giọng tức giận, phẫn nộ lên đến đỉnh điểm khi bị dồn vào thế thất bại, lại bị chơi khăm của ông lý Nhưng; đồng thời đằng sau một hình thức và lời lẽ ấy ta thấy một giọng mỉa mai, châm biếm của người kể. Cho nên ta thấy rằng "việc đưa yếu tố nhại và tranh luận vào lời văn kể chuyện làm cho nó có tính chất đa thanh hơn, có thêm tính xung đột hơn, một lời văn không khép kín trong bản thân mình và đối tượng của mình" [5;240]. Lời văn trên có sự đa thanh hóa giọng điệu điệu cũng là vì nó không chịu "khép kín trong bản thân và đối tượng của mình ", dường như nó không chứa đựng một ý thức của riêng mình mà hướng ra với các ý thức khác.
Ở truyện Đòn chồng, một người vợ "ăn vụng, ăn trộm" xóm biết làng hay khiến anh chồng giận dữ, anh nấu một nồi cháo trai, trói vợ vào cột vừa uống rượu với thịt vừa cầm roi đánh vợ, vừa kể tội: "Chao ôi ! Vợ hắn bêu hắn quá ! Vợ hắn làm hắn nhuốc nhơ với làng xóm. Sao vợ hắn cứ sống mà là tội hắn? Sao vợ hắn không chết đi cho rồi ?... Không chết, hắn sẽ đánh cho mà chết. Trăm nết mất cả trăm, còn sống làm gì nữa? sống làm gì cho nhục nhã?