Kiểu người thường tường thuật xưng "tôi "đóng vai trò người dẫn truyện

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 43 - 47)

trước 1945 của Nam Cao

1.3.1.Kiểu người thường tường thuật xưng "tôi "đóng vai trò người dẫn truyện

1.3.1.1. Kiểu tường thuật này cho ta thấy người kể không tham gia vào biến cố và tính cách nhân vật, không bày tỏ tình cảm đối với sự tình trong tác phẩm. Người tường thuật ở đây

là "một hình tượng giả định, được tác giả sử dụng làm một trung gian tưởng tượng ra giữa độc giả và cái được miêu tả " [23; 182]. Đây là kiểu tường thuật cá thể hóa không rõ rệt, nó thường tạo ra khoảng cách giữa người kể và câu chuyện, để người kể hạn chế cảm xúc của mình, nhằm tạo tính khách quan cho việc miêu tả hiện thực. Sự tôn trọng khách quan và sự giấu mình trong miêu tả tạo cho người đọc đánh giá theo cách riêng của mình về nhân vật, cốt truyện, tư tưởng ... của tác phẩm.

1.3.1.2. Như chúng tôi đã thống kê, truyện về đề tài tó thức chiếm tỉ lệ nhiều hơn truyện viết về đề tài nông dân (8/12 truyện) trong tuyến tường thuật chủ quan hóa dẫn dắt câu chuyện từ ngôi số ít "tôi". Điều này ta cũng dễ thấy: dù hiểu sâu sắc về người nông dân nhưng đối với người trí thức ông am hiểu, thông thuộc nhiều, nó như là máu huyết của ông và ông chính là người trong cuộc. Cho nên viết về nhân vật xưhg "tôi" dường như chính là viết về mình, sống lại cuộc sống chính mình đã từng nếm trải. Thế mà viết về họ ông ít tham gia ý kiến, tạo khoảng cách với nhân vật để đảm bảo tính khách quan.

Kiểu tường thuật xưng "tôi" đóng vai trò dẫn truyện là một ví dụ. Chúng tôi xét có 3 truyện kể theo lối này là: Thôi, đi về (đề tài nông dân), Đui mù và Chuyện buồn giữa đêm vui

(đề tài trí thức tiểu tư sản). Ở đây, do yêu cầu khách quan hóa đặt ra nên người kể "tôi" hầu như không tham gia câu chuyện, mà "ủy thác" toàn bộ câu chuyện cho nhân vật tự kể. Chủ thể kể "tôi" chỉ đóng vai trò dẫn chuyện, đưa đẩy, phụ họa cho sự tiến triển câu chuyện trôi chảy. Nhân vật mang sứ mệnh trần thuật, thể hiện quan điểm tác giả, nên lời văn này là lời văn gián tiếp. Đây là lời văn hai giọng mà phần trước tôi đã có đề cập.

Truyện ngắn Đui mù, khi ở thời hiện tại, chủ thể kể xưng "tôi" bày tỏ sự ngạc nhiên khi Hùng bỏ Nga. Rồi sau đó, truyện tiếp theo bằng đoạn hồi tưởng của nhân vật Hùng xưng "tôi" kể lại câu truyện tình bất hạnh của mình cho nhân vật "tôi" nghe. Cuối cùng, truyện trở về thời hiện tại, chủ thể "tôi" kết hợp cách kể khách quan hóa, để nhân vật Hùng tự nhận xét về chuyện tình của mình "thà rằng tôi cứ đui mù như anh lính nọ lại được hoàn toàn sung sướng hơn là tìm đến sự thực để thất vọng vì sự thực".

Câu truyện đã trao hẳn cho nhân vật kể. Chính là người trong cuộc nên cách kể tạo nên lời văn mang cá tính nhân vật vừa có cảm xúc người kể, nhằm gây ấn tượng sâu sắc, đồng tình ở người đọc. Trong lời kể của nhân vật Hùng, có lời vồn vã xoắn xít giả tạo của vợ anh lính:

"Gớm ! Sao mình về trễ thế. Em đợi mình từng phút", có lời líu lo, nũng nịu tưởng chừng như ngây thơ, trong trẻo của Nga: "Nhà thi sĩ của em có muốn làm thơ không?" và có cả lời của nhân vật Hùng xưng "tôi" hướng tới người đối thoại như là sự trò chuyện với độc giả, lại có cá tính của một chàng văn sĩ lãng mạn yêu tha thiết, lắm nghi ngờ để rồi chán nản, đầy thất vọng: "Và tôi đã biết ! Phải anh ạ, tôi đã biết ! ... Trí sáng suốt, sự tò mò, lòng tự ái tôi đều được thỏa ... nhưng trái tim tôi thì tan nát mất rồi”. Tất cả câu chuyện đều viết dưới quan điểm tác giả: từ chuyện vợ anh lính ngoại tình rồi đến lượt Nga, để rồi tác giả mượn lời nhân vật Hùng kết luận thà cứ "đui mù" để sung sướng hơn là tìm đến sự thực để mà đau khổ, thất vọng. Do đó, lời kể của nhân vật Hùng là lời gián tiếp rất nổi bật.

Trái với cách kể ở Đui mù, truyện Thôi, đi về vào truyện với cách kể khách quan hóa, người trần thuật ẩn đằng sau câu chuyện cả làng chửi bới bọn quan khám khung cửi để che đậy hành vi tham lam, chuyện anh Cu Thiêm "phát tài" nhờ thuê khung cửi cho người hàng xóm để có vé sợi. Đến đây chuyện đột nhiên chuyển vai kể sang nhân vật "tôi". Nhân vật "tôi" kể chuyện mình bị anh Cu Thiêm kéo đi ăn uống, đi "xóc dĩa" để rồi thua hết tiền, đành phải “thôi,đi về...” . Câu chuyện chủ yếu tập trung vào hành động anh Cu Thiêm, nhân vật "tôi" chỉ là phụ họa, bè theo cho câu chuyện phát triển. Cho nên, nó vẫn là kiểu tường thuật do nhân vật tôi dẫn chuyện là chính. Có điều ở đây ta thấy truyện có nhiều chủ thể kể, tạo cho chuyện nhiều điểm nhìn. Đây là phản ứng của bọn quan trước tiếng chửi của dân làng khi mất vé sợi: "Họ tặc lưỡi một cái, và mặc kệ. Thằng nào chửi thì cứ chửi. Chửi lắm thì mỏi miệng, lớp này những thằng không phải nghe chửi là những thằng vô phúc, có phải nghe chửi thì mới no...”. Đây là lý lẽ, cái giọng điệu kẻ cả của người khi biết mình đã làm sai, nó khác xa lời của anh nông dân chân thật, bỗ bã: "Với lại chú cũng sợ tốn tiền cửa tôi nữa, nhưng cần quái gì, chú ạ ... Nay mai có sợi anh em mình lại rủng rỉnh. Làm làm gì lắm ? Con người ta giàu tự số, nếu làm mà giàu được thì tôi đã giàu ức triệu". Đây là lời gián tiếp vì nó được trao cho chức năng trần thuật.

Một điều ta thấy khi tạo điểm nhìn thì phải có sự chuyển đổi vai kể. Ở Nam Cao, việc này rất linh hoạt và rất tự nhiên, không hề có sự gượng ép, thậm chí người đọc thấy bất ngờ. Đây là sự chuyển vai kể từ kiểu khách quan sang kiểu tường thuật chủ quan, do nhân vật "tôi" dẫn truyện :

"Anh chạy được đủ năm khung cho năm người hàng xóm, mới nghe tiếng các cụ láo quào ở ngoài đê. Anh chạy sang tôi...". Trường hợp chuyển vai ngược lại ở truyện "Đui mù " khi nghe hết chuyện của Hùng kể, tác giả viết:

Thế rồi anh lỵ dị ?

Hùng không đáp. Anh ngồi cúi mặt ..."

Ở truyện Chuyện buồn giữa đêm vui sự chuyển vai kể phức tạp, khó lường. Đầu chuyện là lối kể khách quan lạnh lùng, nhân vật đặt ở ngôi thứ ba, kể về chuyện buồn của Phúc sau đãi cưới. Tiếp theo giống như ở Đui mù chuyển vai kể bằng cách hướng đến độc giả: "Bởi vậy mới có sự thề thốt nặng lời như ta vừa thấy trên thì ở đây truyện viết: "Phúc kể như thế này...". Rồi sau đó là sự chuyển vai kể, nhân vật Phúc kể chuyện về cô Hoàn mù (chị bố): một người hy sinh nhiều cho em trai, khao khát được làm mẹ, để rồi mất đi trong sự quên lãng của mọi người do vô tình hay bận rộn của cuộc sống. Cuối truyện tác giả trở lại lối kể khách quan như ban đầu. Trong lời Phúc kể có lúc được trao lại cho nhân vật Dì Hoàn kể, xen kẽ là lời người kể hướng đến người đối thoại: "Phúc kể đến đây thì ngừng lại". Tuy ở truyện không có nhân vật xưng "tôi" nhưng nó giống với truyện Đui mù về hình thức, nó cũng là truyện chủ thể kể về nhân vật và có nhiều chủ thể kể tham gia. Từ hình thức này, mà lời văn gián tiếp của nó biểu đạt giống nhau, nhất là đoạn bộc lộ tâm sự người kể :

"Rồi đứa cháu ấy lên Hà Nội học. Nó có nhiều bạn, nhiều thú vui và cố lẽ cũng nhiều bài vở nữa nên quên hẳn người cô mù của nó. Mà cứ gì người cô mù ấy !". Lời nói như là sự ân hận, trách móc về sự vô tình của mình qua lời kể của Phúc, cũng như lời thất vọng não nề của Hùng trong truyện tình của mình :

"Tôi hối hận.Thà rằng tôi cứ ở chui xó thôn quê ấy để thầm ca tụng lòng chung thủy của Nga...”.

Hai truyện trên đều là "truyện được lồng trong truyện”, lời suy tư của nó cũng có đặc điểm khác với kiểu tường thuật khách quan lạnh lùng. Lời văn gián tiếp của người kể luôn hướng trực tiếp đến người đối thoại bên cạnh như là một độc giả trung thành của mình, nó phải có ngôn ngữ của người kể kèm theo giọng điệu của người kể đối với sự tình trong câu chuyện đồng thời nó phải đảm bảo ngôn ngữ người kể không lấn át ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ nhân

vật vẫn hiện rõ cá tính riêng của mình. Đây là điều nổi trội trong lời văn gián tiếp hai giọng của người kể chuyện ở truyện ngắn Nam Cao.

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao (Trang 43 - 47)