Tiêu chí và thang đo đánh giá

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 44)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Tiêu chí và thang đo đánh giá

Để khảo sát thực trạng và đưa ra các biện pháp nhằm chuẩn bị học viết cho trẻ 5-6 tuổi trước khi vào lớp Một, chúng tôi đã đưa ra tiêu chí (TC) và thang đo đánh giá trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động liên quan đến việc viết như sau:

2.1.4.1. Tiêu chí đánh giá

a. Thái độ khi tham gia hoạt động liên quan đến việc viết

Mức độ cao: tích cực, hăng say, chú ý trong việc thực hiện các yêu cầu của GV, không cần sự hỗ trợ của cô. (3 điểm)

Mức độ trung bình: tích cực, hăng say, chú ý trong việc thực hiện các yêu cầu GV, có khi bị phân tán, cần sự hỗ trợ của cô. (2 điểm)

Mức độ thấp: rụt rè, nhút nhát, gượng ép khi thực hiện các yêu cầu của GV, ít tập trung, thường xuyên cần sự hỗ trợ của cô, không tự tin khi viết. (1 điểm)

b. Hành vi khi tham gia hoạt động liên quan đến việc viết

Mức độ cao: Chủ động trong các hoạt động liên quan đến việc viết, hăng hái tham gia “đọc - viết” trong mọi hoạt động; biết phối hợp, đoàn kết với bạn khi chơi; tự lựa chọn, sử dụng đồ dùng, vật liệu, dụng cụ viết (bút, giấy…) theo ý mình khi chơi. (3 điểm)

Mức độ trung bình: Thỉnh thoảng tự chủ động tham gia “đọc - viết” trong các hoạt động, lựa chọn đồ dùng; đôi khi phối hợp, đoàn kết với bạn khi chơi; ít sử dụng vật liệu, dụng cụ viết (bút, giấy…) khi chơi. (2 điểm)

Mức độ thấp: Thụ động, chỉ tham gia hoạt động khi cô yêu cầu; không biết phối hợp, đoàn kết với bạn khi chơi; không sử dụng đồ dùng, vật liệu, dụng cụ viết (bút, giấy…) khi chơi, chỉ sử dụng khi cô yêu cầu. (1 điểm)

c. Kết quả hoạt động

Mức độ cao: tự mình thực hiện và hoàn thành đầy đủ, chính xác các yêu cầu của bài tập, có tư thế ngồi và cầm bút đúng. (3 điểm)

Mức độ trung bình: thực hiện và hoàn thành đầy đủ nhưng thiếu chính xác các yêu cầu của bài tập, có tư thế ngồi hoặc cầm bút không đúng. (2 điểm)

43

Mức độ thấp: có thực hiện nhưng không đầy đủ và thiếu chính xác các yêu cầu của bài tập, có tư thế ngồi và cầm bút không đúng. (1 điểm)

2.1.4.2. Thang đánh giá LOẠI TỔNG ĐIỂM ( x ) Tốt 8 ≤ x≤ 10 Khá 6 ≤ x < 8 Trung bình 4 ≤ x < 6 Yếu x < 4 2.1.5. Cách thức tiến hành khảo sát

Để thực hiện được mục đích đã đề ra trên đây, chúng tôi dùng những cách thức sau: - Sử dụng phiếu hỏi Anket với giáo viên. Để có được phiếu hỏi, chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu hỏi lần một với dạng viết tự luận, sau đó phát ra 52 phiếu để thăm dò ý kiến, khi thu về chúng tôi còn 47 phiếu. Sau khi thu về, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện phiếu hỏi và bắt đầu phát với số lượng nhiều hơn, cuối cùng chúng tôi thu về 106 phiếu hợp lệ.

- Sử dụng phiếu hỏi Anket với 285 phụ huynh.

- Quan sát hoạt động của trẻ trong khi tham gia các giờ học LQCV, trong các giờ chơi và trong những hoạt động hằng ngày; trò chuyện, đàm thoại với trẻ, ghi phiếu theo dõi.

- Phỏng vấn, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm của GVMN, BGH trường MN và phụ huynh.

- Nghiên cứu phân tích các kế hoạch giáo dục của GVMN trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.

2.2. Kết quả khảo sát

Qua khảo sát về thực trạng việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, người viết thu nhận được những kết quả sau:

2.2.1. Nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trong các chương trình GDMN

Chương trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng GVMN, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình GDMN có chất lượng.

44

Chương trình GDMN từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước cho đến nay đã có những bước phát triển đáng kể: từ Chương trình Mẫu giáo cải tiến đến Chương trình chỉnh lý nhà trẻ và chương trình cải cách Mẫu giáo đến Chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. Về cơ bản, nội dung của các chương trình luôn tuân thủ theo các yêu cầu về: đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống nói chung, cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ nói riêng, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng; đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.

Việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một được lồng ghép trong các nội dung khác nhau. Quá trình phát triển nội dung này trong các chương trình có thể phân ra thành hai mốc sau:

Chương trình “Làm quen với chữ cái”

Mục đích của chương trình “Làm quen với chữ cái” là dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm tiếng Việt, phát âm đúng các âm của 29 chữ cái, biết ngồi đúng tư thế và cách cầm bút khi tập tô chữ cái theo mẫu.

Xuất phát từ mục đích trên mà nội dung của việc dạy trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt được xác định là:

- Dạy trẻ nhận biết chữ cái ghi âm tiếng Việt theo kiểu chữ in thường thông qua các trò chơi.

- Dạy trẻ nhớ được tên của các chữ cái tiếng Việt.

- Dạy trẻ làm quen với tư thế ngồi, cầm bút khi tập tô các chữ cái. - Dạy trẻ các trò chơi với chữ cái.

- Dạy trẻ kỹ năng tô chữ cái theo mẫu.

Nội dung trên được cấu trúc thành 12 bài với các nhóm chữ cái: (o, ô, ơ); ( u, ư); (a, ă, â); (e, ê); (l, n, m); (b, d, đ); (i, t, c); (h, k);(v, r, x); (p, q).

Các giờ học được tiến hành theo quy trình:

- Tiết 1: Làm quen với chữ cái. Với các bước: bước 1 - dạy trẻ làm quen với chữ cái qua tranh có gắn từ, bước 2 - dạy trẻ làm quen với chữ cái qua thẻ chữ rời, bước 3 - dạy trẻ làm quen với chữ cái qua so sánh chữ cái trong nhóm.

45

- Tiết 3: Thực hành các thao tác ban đầu của kỹ năng viết.

Chương trình Làm quen với chữ cái trên đây có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, các bài luyện tập chủ yếu là các trò chơi với chữ cái. Tuy nhiên chương trình còn một số mặt hạn chế. Đó là:

- Do được cấu tạo theo cách tiếp cận nội dung môn học nên chương trình chưa đáp ứng được xu hướng dạy học theo hướng tích hợp – một trong những xu hướng mới có nhiều ưu điểm của giáo dục hiện đại.

- Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái còn mang tính biệt lập, chưa kết hợp được với các kĩ năng khác trong quá trình dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Yêu cầu của chương trình mới chỉ giới hạn ở việc nhận diện mặt chữ cái để phát âm tương ứng, mà chưa chú ý đến việc chuẩn bị học đọc và học viết cho trẻ.

- Chương trình cải cách bó buộc về mặt thời gian do phải tuân theo một trình tự nhất định.

- Trẻ luôn bị động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo một cách tốt nhất.

- Do ở một thời điểm nhất định, chương trình chưa tiếp cận với công nghệ thông tin, nên chưa áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Chương trình “Làm quen chữ viết”

Chương trình Làm quen chữ cáiđược đổi thành Làm quen chữ viết, sự thay đổi về tên gọi phần nào nói lên sự thay đổi về nội dung, phương pháp đến hình thức tổ chức. Sự đổi mới này mang ý nghĩa tích cực. Môi trường chữ được mở rộng, trẻ được kích thích LQCV một cách tự nhiên hơn, việc làm quen với chữ không phải chỉ là làm quen với 29 chữ cái.

Mục đích là: phát triển nhu cầu, hứng thú của trẻ với việc đọc và viết; rèn luyện sự khéo léo cùng sức mạnh của cơ ngón tay; phối hợp hoạt động mắt - tay, chuẩn bị năng lực đọc - viết toàn diện, hướng đến chất lượng đọc - viết lâu dài.

Nguyên tắc và phương pháp tiếp cận của LQCV là dựa trên quan điểm ngôn ngữ trọn vẹn. Đây là một quan điểm mới – quan điểm hệ thống, rất phù hợp với dạy và học tiếng. Phương pháp làm quen chữ viết xây dựng dựa trên các nghiên cứu về đặc điểm quá trình nhận thức chữ viết của trẻ. Quá trình học của trẻ phải diễn ra một cách tự nhiên, không gò bó, không quá bị áp đặt; các kỹ năng nhận thức của trẻ (quan sát, so sánh, tưởng tượng, suy đoán….) luôn được phát huy phát triển. Việc học phải được lồng ghép trong các hoạt động vui chơi.

46

Nội dung của LQCV bao gồm làm quen với đọc và làm quen với viết. Bởi hai hoạt động đọc và viết có liên hệ mật thiết cũng như mối liên hệ gắn bó giữa âm và chữ. Vì thế, khi triển khai nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, người viết cũng đồng thời đề cập đến những nội dung khác ngoài viết. ( xem 1.3.3.2.).

2.2.2. Kết quả khảo sát trên GVMN về thực trạng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một tại một số trường MN trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một tại một số trường MN

2.2.2.1. Nhận thức của GVMN về vai trò, tầm quan trọng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một

Qua phiếu hỏi dành cho GVMN vềmức độ cần thiết của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, chúng tôi cũng thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Đánh giá của GVMN về mức độ cần thiết củaviệc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một

STT Mức độ cần thiết Số lượng (SL) %

1 Rất cần thiết 59 55.7

2 Cần thiết 47 44.3

3 Không cần thiết 0 0

Kết quả điều tra từ bảng trên cho thấy có 55.7% GV cho rằng việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một là rất cần thiết, 44.3% cho rằng việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một là cần thiết. Không có GV nào cho rằng việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một là không cần thiết. Như vậy, 100% người dạy đều thấy rõ sự cần thiết của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi để trẻ không bỡ ngỡ, không cảm thấy khó khăn, lo lắng trong năm đầu ở trường tiểu học.

Để thấy được cụ thể tầm quan trọng việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, chúng tôi có bảng 2.3:

Bảng 2.3. Vai trò của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một

STT Vai trò của việc chuẩn bị học viết SL %

1 Giúp trẻ biết viết để đi học lớp Một 14 13.2

2 Phát triển nhu cầu, hứng thú của trẻ với việc viết 26 24.5

3 Chuẩn bị các kĩ năng tiền viết và một số kĩ năng học

47

Vì xác định rõ sự cần thiết của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi, nên 93.4% GV cho rằng nó có vai trò chuẩn bị các kĩ năng tiền viết và một số kĩ năng học tập khác cho trẻ, 74.5% GV cho rằng nó có vai trò hình thành các biểu tượng ban đầu về chữ viết cho trẻ, 72.6% GV cho rằng nó có vai trò giúp tâm lí của trẻ ổn định, vững vàng khi bước vào lớp Một, 24.5% GV cho rằng nó có vai tròphát triển nhu cầu, hứng thú của trẻ với việc viết. Và cũng không có GV nào phủ nhận vai trò của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một. Như vậy, đa số các GV đều nhận thức được vai trò của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 13.2% GVđồng tình với việc chuẩn bị tức là dạy trẻ biết đọc và biết viết tức thời. Vì vậy, chúng ta thấy trong thực tế, có những GV và phụ huynh dạy trẻ tập viết ngay khi ở tuổi Mẫu giáo.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng thấy rằng đại đa số GV chỉ tập trung chú ý đến các vai trò như: chuẩn bị các kĩ năng tiền viết, hình thành các biểu tượng ban đầu về chữ viết và giúp trẻ ổn định về tâm lí. Chỉ có 24.5% giáo viên lưu tâm đến vai trò phát triển nhu cầu, hứng thú của trẻ với việc viết.

Khi phỏng vấn Ban giám hiệu của một số trường, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự. Hiệu phó chuyên môn của một trường nọ cho rằng: “Chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một là rất quan trọng, đó là một trong những mục tiêu của trẻ lớp lá, vì điều đó giúp trẻ làm quen với mặt chữ, biết ráp vần, cách cầm bút và cách ngồi đúng, trẻ có thể tô, đồ hoặc sao chép chữ, điều này giúp trẻ tự tin đi học lớp Một”.

Cô N.X.H, một GVMN chia sẻ: “Thật sự là rất cần thiết chuẩn bị về chữ viết cho trẻ trước khi vào lớp Một vì có như thế thì sau này trẻ vào lớp Một trẻ sẽ không sợ hoặc cảm thấy tự ti đối với việc học chữ. Nếu trẻ đã làm quen với các chữ cái, cách đọc, viết đúng thì việc học ở lớp Một sẽ dễ dàng hơn, trẻ tiếp thu tốt hơn”.

Như vậy, từ những người làm công tác quản lý đến GV đứng lớp, đa số đều nhận thức được mức độ cần thiết và tầm quan trọng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một. Bởi lẽ họ đều biết chắc công việc này sẽ mang lại kết quả tốt cho việc học tập ở trường tiểu học của trẻ ở giai đoạn tiếp theo.

4 Hình thành các biểu tượng ban đầu về chữ viết cho trẻ 79 74.5

5 Giúp tâm lí của trẻ ổn định, vững chắc khi bước vào

lớp Một 77 72.6

48

2.2.2.2. Nhận thức của GVMN về lí do chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi

Để hiểu hơn lí do để GVMN chuẩn bị học viết cho trẻ, chúng tôi tiến hành thăm dò và được kết quả sau:

Bảng 2.4. Lí do chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi

STT Lí do để chuẩn bị học viết SL %

1 Mục tiêu của chương trình GDMN 88 83

2 Hứng thú và sự tích cực chủ động của trẻ 41 38.7

3 Dựa vào những kĩ năng và năng lực học viết của trẻ 85 80.2

4 Nhu cầu của phụ huynh 39 36.8

5 Vì trẻ đã sẵn sàng để có thể học viết 62 58.5

6 Khác 0 0

Bảng 2.4 cho thấy, có tới 83% giáo viên cho rằng chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một vì đó là mục tiêu của chương trình GDMN, lí do này được nhiều GV đồng tình nhất; 58.5% lại cho rằng chuẩn bị cho trẻ học viết vì trẻ đã sẵn sàng để có thể học viết; một số khác lại căn cứ vào sự hứng thú và tích cực chủ động của trẻ (38.7%);có 36,8% cho rằng do nhu cầu của phụ huynh.

Kết quả thu được từ phiếu trưng cầu ý kiến đã cho thấy đa số GV nhận thức đúng đắn về lí do của việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một. Việc xác định nguyên do của việc phải chuẩn bị học viết cho trẻ rất quan trọng. Xác định đúng, việc lựa chọn phương pháp, việc xây dựng nội dung mới đúng. Cho nên cần phải giúp GV và phụ huynh nhận thức

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)