9. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Biện pháp 2: Tổ chức các giờ học LQCV cho trẻ
a. Mục đích - ý nghĩa
Hiện nay, giờ học làm quen chữ cái còn mang tính biệt lập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của GDMN trong việc tổ chức các hoạt động làm quen với đọc, viết. Khi tổ chức các giờ học LQCV cho trẻ, một số GV vẫn còn nhầm lẫn giữa giờ học làm quen chữ cái với giờ học LQCV nên phần nào làm hạn chế hiệu quả của việc chuẩn bị học viết cho trẻ. Vì vậy, việc thay đổi giờ học làm quen chữ cái thành giờ học LQCV là phù hợp. Giờ học LQCV được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ.
Trong các giờ học LQCV, GV vừa cung cấp kiến thức và kĩ năng mới vừa củng cố lại các kĩ năng trước đó cho trẻ nhằm giúp trẻ kết hợp vận dụng cùng lúc các kĩ năng một cách chính xác, rõ ràng và hiệu quả hơn.
Việc lựa chọn nội dung, hoạt động nhiều hay ít không phải là vấn đề chủ yếu mà việc lựa chọn nội dung, hoạt động cho phù hợp với mục đích của việc chuẩn bị học viết cho trẻ mới là quan trọng. Vì vậy, đổi mới các giờ học LQCV cho trẻ là một trong những biện pháp sẽ khắc phục tình trạng trên.
b. Cách tiến hành
Biện pháp này được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu mức độ nhận biết về chữ viết và khả năng đọc - viết của trẻ trước khi lập kế hoạch cho giờ học.
Kế hoạch được xác lập phải dựa trên khả năng của trẻ. GV cần nắm trình độ của trẻ, lối tư duy của trẻ và vốn kinh nghiệm của trẻ để đưa ra được mục tiêu của giờ học, đề ra nội dung và các hoạt động cho phù hợp.
Bên cạnh việc tìm hiểu mức độ nhận biết về chữ viết và khả năng đọc - viết của trẻ, GV cũng cần tìm hiểu năng lực nhận thức, các kĩ năng khác của trẻ như: quan sát, chú ý, tư duy, trí nhớ, kĩ năng nghe - nói…
Bước 2: Lập kế hoạch giờ học (mục tiêu, nội dung, hoạt động) phù hợp với khả năng của từng nhóm trẻ, phù hợp với mục đích chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một
72
- Xác định mục tiêu giờ học cụ thể, từ đó lựa chọn nội dung phù hợp với trình độ của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.
- Thiết kế các hoạt động cho giờ học.
- Lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với trẻ, với nội dung.
- Xác định hình thức tổ chức của từng hoạt động trong giờ học (theo nhóm hay cá nhân).
- Dự kiến trước một số tình huống có thể xảy ra trên giờ học.
Bước 3: Chuẩn bị cho giờ học
Sau khi lập kế hoạch giờ học, GV cần:
- Chuẩn bị các đồ dùng, giáo cụ cần thiết cho giờ học như: tranh ảnh, thẻ chữ, giấy, bút các loại…
- Yêu cầu trẻ chuẩn bị một số việc ở nhà (nếu có).
Bước 4: Tổ chức giờ học
Việc tổ chức giờ học có thể là tổ chức các hoạt động theo từng nhóm nhỏ tùy theo khả năng của trẻ. Việc phân nhóm như thế tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều có thể tham gia và mỗi nhóm có điều kiện thực hiện nhiều yêu cầu khác nhau.
Kế hoạch đã lập sẵn, đồ dùng giáo cụ đã được chuẩn bị đầy đủ, GV tổ chức các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, tùy vào tình hình cụ thể, tùy vào khả năng và sự lĩnh hội của từng trẻ mà GV có thể có những điều chỉnh mức độ yêu cầu cụ thể cho phù hợp. Để giờ học đạt kết quả, GV cần kết hợp các phương pháp một cách phù hợp và linh hoạt. Chẳng hạn, cùng với việc sử dụng tranh ảnh, vật thật có gắn từ tương ứng để trẻ LQCV, GV có thể sử dụng các trò chơi, bài tập để củng cố.
Nếu kết thúc giờ học mà trẻ vẫn còn hứng thú, quan tâm đến các hoạt động, GV có thể tiếp tục cho trẻ tham gia và từ từ chuyển sang hoạt động góc.
Bước 5: Thực hiện việc đánh giá trẻ sau các giờ học.
Việc đánh giá kết quả tổ chức giờ học LQCV cho trẻ dựa trên các quan sát, ghi chép hằng ngày của GV, như quan sát cách trẻ chơi, cách trẻ sao chép chữ và các sản phẩm trẻ làm.
Từ kết quả đánh giá đó, GV chỉnh sửa lại kế hoạch cho những giờ học tiếp theo.
c. Một số lưu ý
73
Việc sử dụng trò chơi cho trẻ luyện tập trong giờ học, cách tổ chức giờ học phải thật tự nhiên, không gò bó, áp đặt.
Có thể chia giờ học thành nhiều hoạt động và thực hiện trong cùng thời điểm hoặc các thời điểm khác nhau tùy theo đặc điểm của trẻ.
Cần cho trẻ có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ hoặc yêu cầu của giờ học, tránh hối thúc trẻ. Nếu thời lượng không đủ thì cho trẻ thêm thời gian trong các giờ chơi.
Không dạy trẻ từng chữ cái riêng lẻ mà phải dạy chữ trong các từ quen thuộc, hình minh họa đi kèm.
Không nên giới thiệu, hướng dẫn dài dòng mà đặt câu hỏi cho trẻ nhận xét, quan sát, so sánh, tưởng tượng về chữ trẻ đang học.
GV cần tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ LQCV. GV cần tổ chức các hoạt động trên giờ học trong MTCV để giờ học đạt hiệu quả cao.