Sự cần thiết của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5-6 tuổi trước khi vào lớp Một

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 34 - 42)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Sự cần thiết của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5-6 tuổi trước khi vào lớp Một

Theo tác giả Lê Thị Ninh: “Biện pháp là những yếu tố hỗ trợ cho phương pháp đạt tới kết quả cao.”

Như vậy, biện pháp làcách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể, là những yếu tố hỗ trợ cho phương pháp đạt tới kết quả cao. Hay có thể hiểu đó là cách làm, cách hành động, đối phó để đi đến một mục đích nhất định.

Từ khái niệm “biện pháp” và “khả năng tiền đọc - viết”, chúng tôi đưa ra khái niệm “Biện pháp chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi” như sau:

Biện pháp chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một là những cách thức, là việc tác động giáo dục của giáo viên trong quá trình chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN nhằm phát triển khả năng tiền đọc - viết cho trẻ, giúp trẻ có thể học viết một cách thuận lợi, có hiệu quả ở lớp Một.

1.4.2. Sự cần thiết của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một Một

Vào lớp Một, trẻ phải làm quen với môi trường sống mới, hoạt động mới và những quan hệ xã hội mới. Lúc này, hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ. Từ hoạt động vui chơi mang tính tương đối tự do nay chuyển sang hoạt động học tập mang tính bắt buộc, điều này đòi hỏi trẻ phải lao động trí óc một cách nghiêm túc, căng thẳng. Trong khi đó, nội dung và tính chất của hoạt động học tập yêu cầu trẻ phải có hành vi mới: sự tập trung chú ý trong một thời gian dài, sự kiên trì và nỗ lực cao, sự linh hoạt mềm dẻo trong tư duy, khả năng khái quát…

Như vậy, việc cho trẻ làm quen với hoạt động học tập, với quan hệ xã hội ở trường phổ thông nói chung và chuẩn bị học viết cho trẻ nói riêng ngay trong quá trình học tập ở trường mẫu giáo là rất cần thiết. Chúng ta cần đặc biệt quan tâm, chú ý hình thành cho trẻ khả năng tiền đọc - viết, giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, tạo nền tảng để trẻ học đọc, học viết chính quy ở tiểu học về sau.

Sự thành công trong việc viết của trẻ khi vào lớp Một không phải hoàn toàn phụ thuộc vào sự dạy dỗ của GV tiểu học mà còn phụ thuộc vào những kinh nghiệm của trẻ ở độ tuổi trước đó, chẳng hạn như những kinh nghiệm làm việc với sách vở, cách cầm và điều khiển cây bút, nhận thức ban đầu về chữ viết, hứng thú với những con chữ, các hoạt động trải

33

nghiệm với việc viết trước đó… Tất cả đều trở thành nền tảng thiết yếu cho sự thành công trong việc học đọc, học viết của trẻ về sau.

Từ đó cho thấy việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi học lớp Một là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ:

Thứ nhất, nó hình thành các biểu tượng ban đầu về chữ viết cho trẻ

Thông qua việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một, trẻ hiểu rằng con người sử dụng ngôn ngữ viết để biểu đạt thông tin, ý nghĩ, cảm xúc và để giao tiếp. Từ đó, trẻ có ý thức và nhu cầu sử dụng các kí hiệu chữ viết để giao tiếp và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

Trẻ nhận biết 29 chữ cái tiếng Việt, đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ chuẩn bị ghép các âm thành vần, thành tiếng ở lớp Một. Khi trẻ đã nhớ tên và nhận diện được các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng viết từ, câu và hiểu được ý nghĩa lẫn cấu trúc của từ, của câu.

Thứ hai, nó khơi dậy và duy trì lòng đam mê, hứng thú đối với hoạt động viết của trẻ, từ đó hình thành ở trẻ lòng ham muốn đi học, được trở thành một người học sinh

Trẻ bắt đầu hứng thú đến việc viết khi trẻ quan sát người khác viết một cách say mê. Khi trẻ hiểu rằng có thể biết nhiều điều hoặc tạo ra cái gì đó từ việc giải mã được chữ viết thì trẻ càng thích thú hơn. Việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một làm cho trẻ ngày càng say mê, hứng thú nhiều hơn đối với các hoạt động liên quan đến viết và lại càng có thái độ tích cực hơn đối với các hoạt động đọc, viết. Chúng chú ý hơn đến hành động viết của người lớn, chú ý đến những chữ hiện hữu xung quanh mình như trên các biển báo, nhãn hàng hóa, tiêu đề các bài báo, biển quảng cáo, sách…Từ đó trẻ cố gắng “đọc” và giải nghĩa để chuyển từ việc đánh vần đến việc viết ra chữ, sau đó trẻ nhận biết từ và bắt đầu tự “viết” chữ.

Đặc biệt, qua đó hình thành ở trẻ ý thức trau dồi ngôn ngữ viết ở mọi lúc mọi nơi, trẻ có thể biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của bản thân thông qua ngôn ngữ viết. Những động cơ kích thích trẻ học tập, làm cho trẻ thích đi học, muốn được học và xem đó là một công việc thích thú, hấp dẫn, quan trọng cần phải làm, dần dần đứa trẻ trở thành người có ý thức học tập suốt đời cũng được hình thành từ đó.

Thứ ba, nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng tiền viết và một số kĩ năng học tập khác cho trẻ, chuẩn bị năng lực đọc - viết toàn diện, hướng đến chất lượng đọc - viết lâu dài.

34

Một số phụ huynh và giáo viên do có quan niệm sai lầm bắt trẻ cầm bút viết chữ ngay khi bàn tay còn “non nớt”, quy trình viết lại không được hướng dẫn đúng cách, dẫn đến những “thói quen” có hại như: ngồi không đúng tư thế, nhìn chữ quá gần, cầm bút sai quy cách… Vì vậy, việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một góp phần giúp trẻ làm quen với tư thế ngồi và cách cầm bút đúng cách.

Việc trẻ sử dụng hệ thống chữ giả trong các hoạt động giả vờ đọc-viết, đánh dấu sự tích cực trong sự phát triển năng lực đọc viết sau này của trẻ. Các hoạt động hình thành các kĩ năng tiền viết cho trẻ như: tập tô, đồ các nét cơ bản và 29 chữ cái của tiếng Việt, sao chép chữ và “viết” chữ tự do theo ý thích góp phần trang bị cho trẻ một số kĩ năng cần thiết để trẻ có thể học tốt môn tiếng Việt khi vào lớp Một.

Bên cạnh đó, trẻ được rèn luyện một số thao tác, kĩ năng, thói quen của hoạt động học tập nhằm chuẩn bị cho trẻ tập viết ở bậc tiểu học như: sự tập trung chú ý có chủ định, sự ý chí cố gắng giải quyết vấn đề…

Thứ tư, nó giúp cho tâm lí của trẻ ổn định, vững chắc khi bước vào lớp Một.

Một khi trẻ có trở ngại, khó khăn đối với hoạt động viết, chúng có thể sẽ trở nên tự ti rồi dễ bị bạn bè chế giễu, rụt rè thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Dần dần, nó mặc cảm có thể dẫn đến việc thờ ơ, giữ khoảng cách với thầy cô, bạn bè. Cho nên chuẩn bị cho trẻ học viết trước khi vào lớpMột sẽ góp phần ổn định tâm lý cho trẻ, giúp trẻ tự tin ngay từ những buổi đầu cắp sách đến trường tiểu học.

Từ những điều đã trình bày trên đây, chúng tôi nghĩ rằng: việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một cần được quan tâm đúng mức, cần được đặt ra một cách nghiêm túc. Việc chuẩn bị này phải phù hợp với đặc điểm cá nhân, hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng, tính tự nguyện tích cực của trẻ. Có thế mới đảm bảo thực hiện được mục tiêu GDMN trong giai đoạn hiện nay.

1.4.3. Sự chuyển tiếp giữa việc chuẩn bị học viết ở trường MN với việc học viết ở trường tiểu học

Ở lớp mẫu giáo lớn, chương trình dạy trẻ làm quen với chữ viết, chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một được thực hiện với nội dung đầy đủ, đơn giản hơn, với một nhịp độ và tốc độ chậm rãi bằng phương pháp trực quan: qua tranh ảnh, qua việc tổ chức các trò chơi với con chữ, bằng đồ dùng học tập là các con chữ dưới dạng là đồ chơi. Trong khi đó, ở lớp Một các giờ học tiếng Việt được thực hiện với yêu cầu cao hơn (biết đọc, biết viết,

35

viết chính tả) với một nhịp độ, tốc độ nhanh, nội dung phong phú hơn. Việc dạy và học viết được tiến hành qua các giờ học một cách chính thức, nghiêm túc. Thái độ và tâm thế của người học cũng khác: nghiêm túc hơn, trách nhiệm cao hơn, dụng cụ học tập bây giờ là bút chì, bút mực, là thước kẻ, gôm tẩy, là tập vở… chứ không phải các đồ chơi con chữ nữa. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với người dạy là phải hiểu rõ khâu chuyển tiếp giữa giai đoạn MN lên Tiểu học để có cách thức dạy cho hiệu quả đảm bảo được sự kế thừa giữa vòng khâu này để làm sao những kiến thức đã được hình thành ở trẻ được củng cố và mở rộng và hoàn thiện hơn tránh cho trẻ những thay đổi đột ngột.

Sự tiếp nối giữa mẫu giáo và lớp Một thể hiện sự hoàn thiện dần nội dung học cho trẻ. Mối liên hệ và sự kế thừa giữa mẫu giáo và lớp Một tồn tại cả trong nội dung lẫn hình thức, phương pháp, yêu cầu giáo dục và điều kiện giáo dục.

1.4.3.1. Đặc điểm môn tiếng Việt ở lớp Một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như trên đã phân tích, việc chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi học viết là cần thiết là bước đệm cho trẻ vững vàng đi tiếp ở chặng sau. Sự chuẩn bị này phải được xây dựng trên cơ sở các nội dung mà trẻ sẽ học ở giai đoạn kế tiếp - lớp Một. Vì thế, người dạy nhất thiết phải nắm được chương trình dạy học tiếng Việt nói chung, dạy học viết nói riêng ở trường tiểu học.

Ở trường tiểu học, môn tiếng Việt có nhiệm vụ dạy cho học sinh biết đọc, biết viết, tiếp tục mở rộng vốn từ cho học sinh, phát triển hình thức giao tiếp nói và giao tiếp viết, bước đầu cung cấp cho học sinh các đơn vị tiếng Việt.

Tập viết là một trong những phân môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, nó được phân bố trong chương trình lớp Một. Phân môn này có nhiệm vụ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ và câu…qua môn học này, người học nắm được các tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường - kĩ năng viết chữ.

Tập viết mang đậm tính thực hành, nó rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh: viết đúng âm, đúng từ, đúng câu và viết đẹp. Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tính kỉ luật và trau dồi khiếu thẩm mĩ.

36

Phần tập viết trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học được ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD và ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định cụ thể như sau:

Về kiến thức: học sinh có những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên các nét chữ, cấu tạo chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết chữ viết thường, dấu thanh và chữ số, làm quen với chữ hoa cỡ to và cỡ vừa theo mẫu quy định.

Về kĩ năng: viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu liên mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ.

Cách dạy viết ở lớp 1 có một số quy ước sư phạm như sau [7, tr.49]:

- Trong giờ học vần, trẻ được tập viết ngay chữ ghi âm, ghi vần - tiếng mới học nhằm ghi nhớ mặt chữ. Yêu cầu học viết ở những tiết học vần là: viết đúng quy trình (không viết ngược), đúng hình dáng chữ ghi âm, ghi vần hay ghi tiếng).

- Trong giờ tập viết ở lớp trẻ cần: luyện tập động tác, tư thế thành nề nếp, thói quen như: biết cầm bút bằng ba ngón tay theo quy định, biết cách ngồi viết đúng tư thế, để vở và xê dịch vở khi viết đúng cách, biết giữ gìn sách vở sạch sẽ, luyện tập các kĩ thuật viết chữ từ đơn giản đến phức tạp: tập viết các nét cơ bản của chữ (tuần thứ nhất của năm học), tập viết các chữ cái viết thường và làm quen chữ viết hoa.

Với những nội dung và yêu cầu như trên, nếu trẻ không được chuẩn bị trước khi vào lớp Một trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lựa chọn những nội dung cần chuẩn bị cho trẻ học viết là không dễ. Vì nếu nội dung cao quá thì không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng của trẻ, còn nội dung thấp quá thì lại không có tác dụng hỗ trợ cho việc trẻ bước vào lớp Một. Chính vì vậy, nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN cần phải lựa chọn cẩn thận và hợp lí, đặc biệt là phải phù hợp, tương ứng với khả năng và tâm sinh lí của trẻ.

1.4.3.2. Nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường MN

Trong Tâm lí học và giáo dục học vấn đề chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông được nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau.

Theo viện nghiên cứu giáo dục mầm non của A.V. Daparôgiet; L.A.Vengher; P.A Côkhin; L.E.Rurôva; T.V.Taruntaeva…có thể chia ra làm hai mảng lớn: chung và chuyên biệt. Ở mảng sẵn sàng chung bao gồm sự sẵn sàng về thể lực, nhân cách, trí tuệ. Ở mảng sẵn sàng chuyên biệt – sự chuẩn bị để giúp trẻ lĩnh hội những môn học của trường phổ

37

thông, đảm bảo cho trẻ những kĩ năng đầu tiên của việc đọc, viết, làm toán và cả sự phát triển chung.

Theo Vụ mầm non, việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản: giáo dục toàn diện cho trẻ (nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, ngôn ngữ) và chuẩn bị một cách đặc biệt cho việc lĩnh hội các môn học mà trẻ sẽ phải học ở trường phổ thông [7, tr.62].

Ở trường mẫu giáo, chúng ta không dạy trẻ các kĩ năng đọc, viết thật sự mà chỉ dạy trẻ kĩ năng cơ sở để trẻ em học tốt các kỹ năng đọc, viết ở phổ thông. Chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một là một trong những nội dung cần chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp Một ở mảng chuyên biệt. Vì chuẩn bị học viết sẽ giúp trẻ lĩnh hội môn tiếng Việt ở lớp Một dễ dàng và hiệu quả hơn. Các nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một gồm:

a. Trẻ thể hiện sự quan tâm, hứng thú đối với chữ viết và hoạt động viết

- Thường xuyên chú ý đến tất cả những chữ có xung quanh trẻ biển báo trên đường phố, trên nhãn hàng hóa, trên tiêu đề các bài báo, trên các hộp tông, trên các biển quảng cáo đến chữ trong sách truyện... Việc trẻ cố gắng “đọc” và giải nghĩa tất cả mọi thứ là cơ sở để chuyển từ việc đánh vần đến viết ra chữ;

- Thường xuyên xem cô và người lớn viết chữ

- Thích sử dụng dụng cụ viết và giấy để tạo ra con chữ

b. Trẻ biết hướng đọc và viết đúng, giở vở, giở sách, ngồi viết, cầm bút đúng cách.

Biết “viết” chữ, giở sách theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, khuyến khích hình thức giả vờ đọc viết trong các hoạt động hằng ngày.

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 34 - 42)