Nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5-6 tuổi trong các chương trình GDMN

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 45 - 48)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5-6 tuổi trong các chương trình GDMN

Chương trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng GVMN, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình GDMN có chất lượng.

44

Chương trình GDMN từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước cho đến nay đã có những bước phát triển đáng kể: từ Chương trình Mẫu giáo cải tiến đến Chương trình chỉnh lý nhà trẻ và chương trình cải cách Mẫu giáo đến Chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. Về cơ bản, nội dung của các chương trình luôn tuân thủ theo các yêu cầu về: đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống nói chung, cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ nói riêng, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng; đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.

Việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một được lồng ghép trong các nội dung khác nhau. Quá trình phát triển nội dung này trong các chương trình có thể phân ra thành hai mốc sau:

Chương trình “Làm quen với chữ cái”

Mục đích của chương trình “Làm quen với chữ cái” là dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm tiếng Việt, phát âm đúng các âm của 29 chữ cái, biết ngồi đúng tư thế và cách cầm bút khi tập tô chữ cái theo mẫu.

Xuất phát từ mục đích trên mà nội dung của việc dạy trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt được xác định là:

- Dạy trẻ nhận biết chữ cái ghi âm tiếng Việt theo kiểu chữ in thường thông qua các trò chơi.

- Dạy trẻ nhớ được tên của các chữ cái tiếng Việt.

- Dạy trẻ làm quen với tư thế ngồi, cầm bút khi tập tô các chữ cái. - Dạy trẻ các trò chơi với chữ cái.

- Dạy trẻ kỹ năng tô chữ cái theo mẫu.

Nội dung trên được cấu trúc thành 12 bài với các nhóm chữ cái: (o, ô, ơ); ( u, ư); (a, ă, â); (e, ê); (l, n, m); (b, d, đ); (i, t, c); (h, k);(v, r, x); (p, q).

Các giờ học được tiến hành theo quy trình:

- Tiết 1: Làm quen với chữ cái. Với các bước: bước 1 - dạy trẻ làm quen với chữ cái qua tranh có gắn từ, bước 2 - dạy trẻ làm quen với chữ cái qua thẻ chữ rời, bước 3 - dạy trẻ làm quen với chữ cái qua so sánh chữ cái trong nhóm.

45

- Tiết 3: Thực hành các thao tác ban đầu của kỹ năng viết.

Chương trình Làm quen với chữ cái trên đây có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, các bài luyện tập chủ yếu là các trò chơi với chữ cái. Tuy nhiên chương trình còn một số mặt hạn chế. Đó là:

- Do được cấu tạo theo cách tiếp cận nội dung môn học nên chương trình chưa đáp ứng được xu hướng dạy học theo hướng tích hợp – một trong những xu hướng mới có nhiều ưu điểm của giáo dục hiện đại.

- Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái còn mang tính biệt lập, chưa kết hợp được với các kĩ năng khác trong quá trình dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Yêu cầu của chương trình mới chỉ giới hạn ở việc nhận diện mặt chữ cái để phát âm tương ứng, mà chưa chú ý đến việc chuẩn bị học đọc và học viết cho trẻ.

- Chương trình cải cách bó buộc về mặt thời gian do phải tuân theo một trình tự nhất định.

- Trẻ luôn bị động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo một cách tốt nhất.

- Do ở một thời điểm nhất định, chương trình chưa tiếp cận với công nghệ thông tin, nên chưa áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Chương trình “Làm quen chữ viết”

Chương trình Làm quen chữ cáiđược đổi thành Làm quen chữ viết, sự thay đổi về tên gọi phần nào nói lên sự thay đổi về nội dung, phương pháp đến hình thức tổ chức. Sự đổi mới này mang ý nghĩa tích cực. Môi trường chữ được mở rộng, trẻ được kích thích LQCV một cách tự nhiên hơn, việc làm quen với chữ không phải chỉ là làm quen với 29 chữ cái.

Mục đích là: phát triển nhu cầu, hứng thú của trẻ với việc đọc và viết; rèn luyện sự khéo léo cùng sức mạnh của cơ ngón tay; phối hợp hoạt động mắt - tay, chuẩn bị năng lực đọc - viết toàn diện, hướng đến chất lượng đọc - viết lâu dài.

Nguyên tắc và phương pháp tiếp cận của LQCV là dựa trên quan điểm ngôn ngữ trọn vẹn. Đây là một quan điểm mới – quan điểm hệ thống, rất phù hợp với dạy và học tiếng. Phương pháp làm quen chữ viết xây dựng dựa trên các nghiên cứu về đặc điểm quá trình nhận thức chữ viết của trẻ. Quá trình học của trẻ phải diễn ra một cách tự nhiên, không gò bó, không quá bị áp đặt; các kỹ năng nhận thức của trẻ (quan sát, so sánh, tưởng tượng, suy đoán….) luôn được phát huy phát triển. Việc học phải được lồng ghép trong các hoạt động vui chơi.

46

Nội dung của LQCV bao gồm làm quen với đọc và làm quen với viết. Bởi hai hoạt động đọc và viết có liên hệ mật thiết cũng như mối liên hệ gắn bó giữa âm và chữ. Vì thế, khi triển khai nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, người viết cũng đồng thời đề cập đến những nội dung khác ngoài viết. ( xem 1.3.3.2.).

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 45 - 48)