Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 88 - 146)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.9.Phân tích kết quả thực nghiệm

Dưới đây là cách đọc kết quả xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0 N: số lượng.

Mean: giá trị trung bình (TB)

MEAN: điểm TB chung.

Std. Deviation: độ lệch chuẩn.

Sig.(2-tailed): giá trị kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Frequency: tần xuất.

Percent: phần trăm ( %).

Histogram: biểu đồ thống kê.

Independent Samples test: kiểm định giả thuyết về trị TB của hai mẫu độc lập.

Qua thực nghiệm một số biện pháp chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, chúng tôi thu nhận được những kết quả sau:

3.3.9.1. Kết quả chung

Kết quả đo đầu trước thực nghiệm và đo sau thực nghiệm của NĐC và NTN sau khi sử lí bằng phần mềm SPSS 13.0 được tóm tắt ở bảng sau sau:

Bảng 3.2: Kết quả đo trước thực nghiệm và đo sau thực nghiệm của NĐC và NTN Các nhóm

Giá trị

NĐC NTN

Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

N % N % N % N % TC1

Cao 2 8 4 16 3 12 6 24

TB 13 52 13 52 12 48 16 64

87 Mean 1.68 1.84 1.72 2.12 TC2 Cao 4 16 5 20 3 12 6 24 TB 8 32 9 36 8 32 17 68 Thấp 13 52 11 44 14 56 2 8 Mean 1.64 1.76 1.56 2.16 TC3 Cao 2 8 3 12 3 12 5 20 TB 7 28 9 36 6 24 13 52 Thấp 16 64 13 52 16 64 7 28 Mean 1.44 1.6 1.48 1.92 Xếp loại A B 3 1 12 4 4 3 12 16 2 2 8 8 13 5 20 52 C 19 76 16 64 19 76 5 20 D 2 8 2 8 2 8 2 8 MEAN 4.76 5.2 4.76 6.2

Nhìn vào bảng 3.2, chúng tôi có vài nhận xét sơ lược như sau:

Kết quả đo đầu vào của trẻ ở cả hai nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau. Nhưng sau thực nghiệm, thì NTN có sự khác biệt rõ rệt, còn ở NĐC thì có sự khác biệt nhưng không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình của NTN cao hơn NĐC và cao hơn hẳn so với trước thực nghiệm.

Dựa vào bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm của trẻ NĐC VÀ NTN (phụ lục 8a và 8b), chúng tôi nhận thấy:

Đối với NĐC, tổng điểm của mỗi bé sau thực nghiệm như sau: có 9 bé tổng điểm trước và sau thực nghiệm không thay đổi, có 9 bé tổng điểm sau thực nghiệm tăng lên 1 điểm so với trước thực nghiệm, có 3 bé tổng điểm sau thực nghiệm tăng lên 2 điểm so với trước thực nghiệm và có 4 bé tổng điểm sau thực nghiệm giảm 1 điểm so với trước thực nghiệm.

Đối với NTN, tổng điểm của mỗi bé sau thực nghiệm như sau: có 3 bé tổng điểm trước và sau thực nghiệm không thay đổi, có 9 bé tổng điểm sau thực nghiệm tăng lên 1 điểm so với trước thực nghiệm, có 6 bé tổng điểm sau thực nghiệm tăng lên 2 điểm so với trước thực nghiệm, có 3 bé tổng điểm sau thực nghiệm tăng lên 3 điểm so với trước thực nghiệm, có 2 bé tổng điểm sau thực nghiệm tăng lên 4 điểm so với trước thực nghiệm và chỉ có 2 bé tổng điểm sau thực nghiệm giảm 1 điểm so với trước thực nghiệm.

Sau đây là những phân tích cụ thể về kết quả thực nghiệm một số biện pháp chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một.

88

a. Kết quả thực hiện các tiêu chí của hai nhóm trước thực nghiệm

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện các tiêu chí của NĐC và NTN trước thực nghiệm

Bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy rằng, trước thực nghiệm khả năng thực hiện các tiêu chí giữa trẻ ở hai nhóm là tương đương nhau cụ thể là:

- Ở TC 1: NĐC đạt 1.68, NTN đạt 1.72. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ở TC 2: NĐC đạt 1.64, NTN đạt 1.56.

- Ở TC3: NĐC đạt 1.44, NTN đạt 1.48.

- Điểm TB chung: NĐC đạt 4.76, NTN đạt 4.76.

Bảng 3.3: Điểm số của NĐC và NTN trước thực nghiệm

Nhóm NĐC NTN

MEAN 3 4 5 6 7 8 9 Tổng 3 4 5 6 7 8 9 Tổng

SL 2 14 5 0 1 2 1 25 2 11 8 2 0 1 1 25

% 8 56 20 0 4 8 4 100 8 44 32 8 0 4 4 100

Bảng 3.3 cho thấy: trước thực nghiệm, số trẻ ở hai nhóm đạt mức điểm 4 và 5 là cao nhất. Trẻ cả hai nhóm đều đạt điểm TB cao nhất là 9 và thấp nhất là 3.

b. Kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của trẻ ở hai nhóm trước TN

Để thể hiện tổng quan về kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của trẻ NĐC và NTN trước thực nghiệm, chúng tôi có bảng 3.4 và biểu đồ 3.2:

Bảng 3.4 Kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của trẻ trước thực nghiệm

Nhóm Tốt Khá Trung bình Yếu X SL % SL % SL % SL % ĐC 3 12.0 1 4.0 19 76.0 2 8.0 4.76 TN 2 8.0 2 8.0 19 76.0 2 8.0 4.76 1.68 1.72 1.64 1.56 1.44 1.48 0 1 2 3 Các tiêu chí TC1 TC2 TC3 Điểm TB NĐC NTN

89

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của NĐC và NTN trước thực nghiệm

Kết quả thực hiện các tiêu chí của trẻ trước TN là khá thấp, chủ yếu là loại yếu và trung bình. Số trẻ đạt loại yếu và trung bình chiếm 84% ở cả hai nhóm ĐC và TN. Những trẻ đạt loại yếu và trung bình là những trẻ thường mặc cảm, lo lắng về chữ viết của mình, không mạnh dạn khi tham gia các hoạt động liên quan đến viết; cách ngồi và cầm bút không đúng… Số trẻ đạt loại khá và tốt có tỷ lệ thấp (16% ở cả hai nhóm). Những trẻ này thường tích cực hoạt động, cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao, có tư thế ngồi hoặc cầm bút đúng. Sở dĩ kết quả ở hai nhóm thấp như vậy là do: GV không có biện pháp kích thích trẻ tích cực hoạt động, các trò chơi lặp đi lặp lại; ở các hoạt động khác GV ít chú ý đến việc sử dụng chữ viết khi chơi, MTCV nhàm chán, ít thay đổi nên không tạo được môi trường tích cực cho trẻ hoạt động.

Như vậy, trước thực nghiệm, kết quả thực hiện các tiêu chí của trẻ ở cả hai nhóm là tương đương nhau, sự chênh lệch không đáng kể.

c. Kiểm định độ tin cậy về mức độ chênh lệch ý nghĩa kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN trước thực nghiệm

Chúng tôi sử dụng công cụ kiểm định t-test (Independent Samples test) để nhằm kiểm định độ tin cậy về mức độ chênh lệch ý nghĩa kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN trước thực nghiệm. Kết quả kiểm định như sau:

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy về mức độ chênh lệch ý nghĩa kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN trước thực nghiệm

Kq kiểm định Nội dung Mean Std. Deviation Sig. (2-tailed) NĐC NTN NĐC NTN TC1 1.68 1.72 0.63 0.68 0.830 12 8 4 8 76 76 8 8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 % Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

90

Tiêu chí TC2 1.64 1.56 0.76 0.71 0.702

TC3 1.44 1.48 0.65 0.71 0.837

MEAN 4.76 4.76 1.56 1.36 1.000

Bảng 3.5 cho thấy kết quả thực hiện các tiêu chí 1, 2, 3, tổng điểm TB trước thực nghiệm là không có sự chênh lệch vì giá trị Sig. (2-tailed) ở các kết quả kiểm định đó lần lượt là: 0.830; 0.702; 0.837; 1.0 đều lớn hớn 0.05. Điều đó chứng tỏ rằng, không có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN trước thực nghiệm. Trước thực nghiệm kết quả thực hiện các tiêu chí ở hai nhóm là tương tự nhau, không có sự chênh lệch kết quả giữa hai nhóm. Như vậy, mức độ chênh lệch kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN trước thực nghiệm làkhông có độ tin cậy.

3.3.9.3. So sánh kết quả đo sau thực nghiệm của NĐC và NTN a. Kết quả thực hiện các tiêu chí của hai nhóm sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.3 cho thấy, sau thực nghiệm khả năng thực hiện các tiêu chí giữa trẻ ở hai nhóm đã có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể là:

Ở TC 1: NĐC đạt 1.84, NTN đạt 2.12, điểm chênh lệch là: 2.12 – 1.84 = 0.28

Ở TC 2: NĐC đạt 1.76, NTN đạt 2.16, điểm chênh lệch là: 2.16 – 1.76 = 0.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở TC3: NĐC đạt 1.6, NTN đạt 1.92, điểm chênh lệch là: 1.92 – 1.6 = 0.32.

Điểm TB: NĐC đạt 5.05; NTN đạt: 6.7, điểm chênh lệch là 1.65.

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện các tiêu chí của NĐC và NTN sau thực nghiệm

Để thấy rõ hơn sự khác biệt về khả năng thực hiện các tiêu chí giữa trẻ ở hai nhóm sau thực nghiệm, chúng tôi có bảng 3.6:

91

Bảng 3.6: Điểm số của NĐC và NTN sau thực nghiệm

Sau thực nghiệm, kết quả thực hiện các tiêu chí của trẻ ở NTN cao hơn NĐC, cụ thể như sau: số trẻ đạt mức điểm 7 và 8 ở NTN cao hơn NĐC 20%, còn số trẻ đạt mức điểm 3 và 4 ở NĐC cao hơn NTN 26%. Bên cạnh đó, số trẻ ở NTN đạt mức điểm 4 không có trong trẻ ở NTN chiếm tới 28%. Điều này cho thấy có sự khác biệt về điểm số giữa NĐC và NTN sau thực nghiệm.

Số liệu từ bảng 3.6 cho thấy, sau thực nghiệm, trẻ ở NTN đạt mức điểm 6 là cao nhất, còn trẻ ở NĐC vẫn là điểm 4 và 5. Kết quả thực hiện các tiêu chí của trẻ ở NTN được nâng lên, nhưng đa số chỉ từ trung bình lên khá, còn ở mức tốt thì kết quả vẫn chưa cao. Theo chúng tôi, do thời gian ngắn, các biện pháp kích thích chưa phát huy hết hiệu quả của nó, mặt khác việc chuẩn bị học viết là cả một quá trình lâu dài nên chúng tôi nhận thấy kết quả sau thực nghiệm như vậy đã phần nào chứng tỏ tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.

b. Kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của trẻ ở hai nhóm sau thực nghiệm

Chúng tôi sử dụng bảng 3.7 và biểu đồ 3.4 để thể hiện tổng quan về kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của trẻ NĐC và NTN sau thực nghiệm. Cụ thể:

Bảng 3.7: Kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của trẻ sau thực nghiệm

Nhóm Tốt Khá Trung bình Yếu X SL % SL % SL % SL % ĐC 3 12.0 4 16 16 64 2 8.0 5.2 TN 5 20.0 13 52.0 5 20.0 2 8.0 6.2 Nhóm NĐC NTN MEAN 3 4 5 6 7 8 9 Tổng 3 4 5 6 7 8 9 Tổng SL 2 7 9 3 1 1 2 25 2 0 5 9 4 3 2 25 % 8 28 36 12 4 4 8 100 8 0 20 36 16 12 8 100 12 20 16 52 64 20 8 8 0 10 20 30 40 50 60 70 % Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

92

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của NĐC và NTN sau thực nghiệm

Từ biểu đồ 3.4, chúng tôi thấy rằng kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của NĐC và NTN sau thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Sau thực nghiệm, NTN có tỉ lệ trẻ xếp loại khá và tốt nhiều hơn hẳn so với NĐC sau thực nghiệm. Cụ thể: số trẻ xếp loại khá ở NTN nhiều gấp 3.3 lần; số trẻ xếp loại tốt nhiều gấp 1.68 lần. Ngược lại, NĐC có tỉ lệ trẻ xếp loại trung bình rất cao chiếm 64%, trong khi ở NTN chỉ có 20%.

Sau thực nghiệm, kết quả thực hiện các tiêu chí của trẻ ở NTN tăng mạnh hơn. Điều này được thể hiện ở điểm trung bình chung của hai nhóm: NĐC đạt 5.2, còn NTN đạt 6.2, điểm chênh lệc là: 6.2 – 5.2 = 1.0. Có được kết quả khả quan này là do: có sự đầu tư công sức của GV về việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp, sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, dụng cụ, đồ dùng để trẻ tham gia các hoạt động. Mặc khác, việc GV sử dụng MTCV thường xuyên và lồng ghép hoạt động LQCV vào các hoạt động khác một cách hợp lí cũng mang lại sự thích thú và hào hứng cho trẻ khiến trẻ chủ động hơn trong các hoạt động.

c. Kiểm định độ tin cậy về mức độ chênh lệch ý nghĩa kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN sau thực nghiệm

Tiếp tục sử dụng công cụ kiểm định t-test (Independent Samples test) để nhằm kiểm định độ tin cậy về mức độ chênh lệch ý nghĩa kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN sau thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy về mức độ chênh lệch ý nghĩa kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN sau thực nghiệm

Kq kiểm định Nội dung Mean Std. Deviation Sig. (2-tailed) NĐC NTN NĐC NTN Tiêu chí TC1 1.84 2.12 0.688 0.6 0.132 TC2 1.76 2.16 0.779 0.554 0.042 TC3 1.6 1.92 0.707 0.702 0.115 MEAN 5.2 6.2 1.61 1.53 0.029

Kết quả kiểm định mức độ chênh lệch ý nghĩa kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN sau thực nghiệmnhư sau:

93

- Tổng điểm TB có giá trị Sig.(2-tailed) = 0.029 < 0.05

Với kết quả kiểm định ở các tiêu chí 2, tổng điểm TB có giá trị kiểm định Sig.(2- tailed) < 0.05 cho chúng tôi thấy rằng: có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về kết quả thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN sau thực nghiệm.

3.3.9.4. So sánh kết quả đo đầu trước thực nghiệm và đo sau thực nghiệm của NĐC a. Kết quả thực hiện các tiêu chí của NĐC trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện các tiêu chí của NĐC trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.5 cho thấy: sau thực nghiệm, NĐC có điểm TB ở tiêu chí 1, 2, 3 tăng lên với điểm chênh lệch không nhiều, cụ thể như sau:

- Tiêu chí 1: 1.84 – 1.68 = 0.16 - Tiêu chí 2: 1.76 – 1.64 = 0.12 - Tiêu chí 3: 1.6 – 1.44 = 0.16

Như vậy, sau thực nghiệm kết quả thực hiện các tiêu chí của NĐC có sự thay đổi nhẹ nhưng không nhiều với trước thực nghiệm. Điều này cho thấy các biện pháp mà GV ở NĐC sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của NĐC trước và sau thực nghiệm

Dưới đây là kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của NĐC trước và sau thực nghiệm: 1.68 1.84 1.64 1.76 1.44 1.6 0 1 2 3 Các tiêu chí TC1 TC2 TC3 Điểm TB TRƯỚC TN SAU TN

94

Bảng 3.9: Kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của NĐC trước và sau thực nghiệm

Nhóm Tốt Khá Trung bình Yếu X SL % SL % SL % SL % Trước 3 12.0 1 4.0 19 76.0 2 8.0 4.76 Sau 3 12.0 4 16.0 16 64.0 2 8.0 5.2

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại việc thực hiện các tiêu chí của NĐC trước và sau thực nghiệm

Kết quả điều tra từ bảng 3.9 và biểu đồ 3.6 cho thấy tỉ lệ trẻ đạt loại tốt và yếu không thay đổi, tỉ lệ trẻ xếp loại khá và trung bình có sự thay đổi nhẹ. Cụ thể: trẻ xếp loại khá sau thực nghiệm cao hơn 12% so với trước thực nghiệm, trẻ xếp loại trung bình sau thực nghiệm giảm 12% so với trước thực nghiệm, cả trước và sau thực nghiệm số trẻ xếp loại trung bình luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Như vậy, độ chênh lệch về xếp loại của NĐC trước và sau thực nghiệm tuy có thay đổi nhưng không đáng kể.

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng: một số trẻ lúc đầu rất chủ động, tích cực với các hoạt động liên quan đến viết như: bé P.T.Lợi, bé N.Đ.M.Quân nhưng sau một thời gian

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 88 - 146)