Các tiêu chí và thang đánh giá

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 85 - 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.7. Các tiêu chí và thang đánh giá

Quá trình thực nghiệm chúng tôi sử dụng các tiêu chí và thang đánh giá đã trình bày ở chương 2.

3.3.8.Tiến hành thực nghiệm

3.3.8.1. Chọn mẫu thực nghiệm

Việc chọn mẫu thực nghiệm được tiến hành ở trường MN Rạng Đông 10, quận 6, TP.HCM. Đây là trường được Ủy ban nhân dân quận 6 đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng tháng 5/2011, tổng diện tích là 2.338m2. Trường xây dựng gồm 12 phòng học và các phòng chức năng cùng với hệ thống trang thiết bị đồng bộ hiện đại đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu. Sân chơi rộng nhưng thiếu bóng mát. Lớp học khá rộng rãi, bố trí, sắp xếp hợp lí các đồ dùng, đồ chơi và được trang bị máy vi tính, tivi, đầu đĩa. Phụ huynh đa số là dân lao động và buôn bán. Trường MN Rạng Đông 10 đang thực hiện chương trình GDMN mới.

Tổng số trẻ: 50 trẻ lớp MG 5 - 6 tuổi

Chia làm 2 nhóm: 25 trẻ NĐC (trẻ ở lớp Lá 3) và 25 trẻ NTN (trẻ ở lớp Lá 4). Trẻ ở hai nhóm đều có mức độ phát triển tương đương nhau.

3.3.8.2. Đo đầu trước thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành đo đầu trước thực nghiệm trên tổng số trẻ của cả hai nhóm và sử dụng tiêu chí, thang đánh giá đã trình bày ở tiểu mục 2.4.

84

Chúng tôi dự giờ và quan sát trẻ trẻ ở các hoạt động giáo dục tại lớp (hoạt động chung có mục đích học tập, hoạt động góc), kết quả được ghi lại theo mẫu (ở phụ lục 8a và 8b). Các giờ hoạt động này diễn ra bình thường theo kế hoạch của GV đã chuẩn bị.

Chúng tôi quan sát hai giờ LQCV của lớp Lá 3 và hai giờ LQCV của lớp Lá Lá 4 tại trường MN Rạng Đông 10, quận 6. Quan sát 25 trẻ ở lớp Lá 3 và 25 trẻ ở lớp Lá 4 trong hoạt động chơi ở các góc.

3.3.8.3.Tổ chức thực nghiệm

Sau khi đo đầu trước thực nghiệm, chúng tôi chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 25 trẻ. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên NTN, nhóm còn lại sử dụng làm đối chứng. NĐC không áp dụng một biện pháp riêng biệt nào, GV phụ trách lớp đó soạn kế hoạch giảng dạy. Trong quá trình diễn ra thực nghiệm, chúng tôi tiến hành quan sát, dự giờ, ghi chép các biểu hiện của trẻ ở cả 2 nhóm.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất đối với NTN. Cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Thiết kế, sử dụng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn

Xây dựng MTCV trong lớp học: thiết kế tên các bảng biểu trong và ngoài lớp; tên các góc, tên các đồ dùng đồ chơi; các hướng dẫn làm thí nghiệm, thực đơn, bảng tên thuốc, bảng tên; cung cấp nhiều loại giấy, bút trong các góc… và cho trẻ được thường xuyên sử dụng chúng. Đặc biệt, chúng tôi thiết kế góc LQCV với nhiều bảng biểu và dụng cụ viết để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động viết nhiều hơn.

Biện pháp 2: Tổ chức các giờ học LQCV cho trẻ

Tổ chức giờ học “Câu chuyện của bé” và “Giọt nước Tí Xíu” ( Phụ lục 9).

Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi về con chữ, tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn, lôi

cuốn trẻ tham gia vào hoạt động viết

Tổ chức một số trò chơi với các tình huống như sau ( Phụ lục 9):

Trò chơi “Tìm từ đúng với tranh” với tình huống: “Cô lỡ tay làm xáo trộn các thẻ từ và thẻ hình rồi, bé giúp cô tìm thẻ từ đúng với hình nhé. Bé giúp cô, cô sẽ thưởng quà cho bé nhé.”

Trò chơi “Trốn tìm” với tình huống: “Các phương tiện giao thông trốn ở đâu hết rồi nhỉ? Các bé giúp cô tìm ra với.”

85

Trò chơi “Tìm đường về nhà cho bạn gà con” với tình huống: “Bạn gà con mải chơi quên mất đường về nhà rồi, bé giúp bạn gà con tìm đường về nhà nhanh nhất nhé. Khi giúp bạn gà về nhà, để bạn gà không phải quên đường về nữa, bé đánh dấu đường đi bằng cách chọn từ gắn với hình tương ứng nhé.”

Trò chơi “Bé giúp bạn thỏ tìm chữ” với tình huống: “Bé ơi, bạn Thỏ không nhớ những từ này còn thiếu chữ gì. Bé giúp bạn Thỏ tìm chữ còn thiếu và điền vào cho bạn Thỏ với.”

Biện pháp 4: Hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chính xác các thao tác liên quan đến việc viết như: tư thế ngồi, cách cầm bút, cầm sách…

Trong quá trình thực nghiệm, GV hướng dẫn trẻ cách ngồi, cách cầm bút, để sách cho đúng khi sao chép chữ và “viết” chữ tự do. GV cũng quan sát, nhắc nhở và sửa sai kịp thời cho những trẻ thực hiện các thao tác chưa đúng.

Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động với sách

Tổ chức hoạt động mang tên “Bé làm sách” (Phụ lục 9).

Với những bức hình mà GV đã chuẩn bị, GV sẽ cùng trẻ nói về nội dung bức hình đó. Sau đó, GV sẽ viết lại những điều trẻ nói.

Trẻ tạo ra những quyển sách bằng cách dán những bức hình vào giấy và sao chép từ hoặc câu có nội dung tương ứng vào hình. Cuối cùng, trẻ sẽ đóng thành sách.

Biện pháp 6: Thực hiện việc chuẩn bị học viết cho trẻ mọi lúc mọi nơi tích hợp trong các hoạt động khác

Hoạt động chuẩn bị học viết cho trẻ được tích hợp trong các hoạt động góc như: góc gia đình (trò chơi bán hàng, trò chơi bác sĩ), góc chữ viết (sao chép từ, chơi các trò chơi), góc văn học (sao chép nội dung câu chuyện tương ứng với tranh) ( Phụ lục 9).

Biện pháp 7: Công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh

Vì thời gian thực nghiệm là giữa học kì hai của năm học nên việc thực hiện biện pháp này không thực hiện được từ đầu năm. Chúng tôi chỉ có thể thực hiện biện pháp này ở bước hai. Đó là:

- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ để phụ huynh nắm được và không quá lo lắng, hoảng hốt khi trẻ viết sai, viết không đúng quy trình, viết ngược.

- Khuyến khích phụ huynh cùng trẻ tham gia các hoạt động liên quan với đọc, viết ở nhà nhằm duy trì hứng thú với chữ viết của trẻ

- Giải đáp thắc mắc cũng như việc nhắc nhở phụ huynh không nên cho trẻ học viết trước khi vào lớp Một.

86

3.3.8.4. Đo cuối thực nghiệm

Kết thúc thực nghiệm, chúng tôi sử dụng các phiếu quan sát, dự giờ, ghi chép trong quá trình diễn ra thực nghiệm để đo kết quả cuối thực nghiệm (dựa theo các tiêu chí đánh giá và thang đo ở tiểu mục 2.4).

Sau khi đo cuối thực nghiệm, chúng tôi xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0 nhằm kiểm tra, đánh giá và so sánh kết quả của trẻ ở hai nhóm trước và sau thực nghiệm để có kết luận cuối cùng về hiệu quả của những biện pháp mà chúng tôi đề xuất nhằm chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một.

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)