Nhận thức của phụ huynh đối với việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5-6 tuổi trước

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 66 - 70)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.Nhận thức của phụ huynh đối với việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5-6 tuổi trước

nay chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó, vấn đề này cần nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư hơn của GV, nhất là GV cần có những biện pháp kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động viết một cách tích cực, chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để trẻ có thể học viết tốt khi bước vào lớp Một.

2.2.4. Nhận thức của phụ huynh đối với việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một trước khi vào lớp Một

Qua khảo sát 285 phụ huynh, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.12. Mức độ quan tâm của phụ huynh đến việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một

STT Sự quan tâm của phụ huynh SL %

1 Rất quan tâm 285 100

2 Ít quan tâm 0 0

3 Không quan tâm 0 0

Kết quả trên cho thấy 100% phụ huynh đều rất quan tâm đến việc chuẩn bị học viết cho con mình trước khi vào lớp Một.

Qua phiếu hỏi phụ huynh về thái độ của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia những hoạt động học viết khi ở nhà, chúng tôi cũng thu được kết quả:

Bảng 2.13. Thái độ của trẻ khi tham gia những hoạt động liên quan đến viết khi ở nhà

STT Thái độ của trẻ SL %

1 Rất hứng thú 227 79.6

2 Ít hứng thú 58 20.4

65

Có 79.6% phụ huynh khẳng định con mình rất hứng thú với các hoạt động liên quan đến viết chữ và 20.4% cho biết trẻ ít hứng thú. Từ đó, chúng ta nhận ra rằng trẻ em rất hứng thú với những gì liên quan đến chữ viết và với việc viết chữ dù ở trường hay ở nhà. Đó là điều vô cùng thuận lợi cho người lớn trong việc chuẩn bị cho trẻ học viết. Bởi trẻ đã sẵn sàng, luôn sẵn sàng để học. Tư thế sẵn sàng ấy là dấu hiệu của việc tiếp thu có hiệu quả của trẻ. Như vậy, điều quan trọng mà GV và phụ huynh cần làm là duy trì và kích thích hứng thú ấy cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc kể cả khi trẻ đã vào lớp Một.

Để hiểu hơn mối quan tâm của GV, phụ huynh, sự phối hợp của GV với phụ huynh đối với việc chuẩn bị học viết cho trẻ, chúng tôi tiến hành thăm dò và được kết quả sau:

Bảng 2.14. Sự trao đổi của phụ huynh về các hoạt động viết ở nhà của trẻ với GV

STT Phụ huynh trao đổi về các hoạt động ở nhà của trẻ SL %

1. Thường xuyên 115 40.3

2. Thỉnh thoảng 98 34.4

3. Hiếm khi 72 25.3

Theo như kết quả từ bảng 2.14 cho thấy, số phụ huynh hiếm khi trao đổi với GV chiếm 25.3%, và thỉnh thoảng trao đổi với GV chiếm 34.4%. Các con số trên cho thấy việc trao đổi giữa GV và phụ huynh còn hạn chế. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc nắm bắt khả năng của từng trẻ cũng như việc lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động chuẩn bị học viết cho trẻ của GV.

Như trên đã nói, 100% phụ huynh khi được hỏi đều cho biết mình rất quan tâm đến việc học của con em mình trong đó có việc chuẩn bị học viết. Sự quan tâm ấy không phải chỉ bằng lời nói, qua điều tra khảo sát, chúng tôi thấy sự quan tâm ấy được thể hiện bằng những hành động cụ thể như cho bé đi học thêm để tập viết chữ theo chương trình lớp Một, tạo cho trẻ niềm vui đối với hoạt động viết chữ, cùng trẻ trải nghiệm các hoạt động viết ở nhà.

Bảng 2.15. Sự tham gia của phụ huynh trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một

STT Sự tham gia của phụ huynh SL %

1 Cho bé đi học thêm để tập viết chữ theo chương trình lớp Một 207 72.6 2 Tạo niềm vui đối với hoạt động viết chữ 167 58.6

66

3 Cùng bé trải nghiệm các hoạt động viết ở nhà 94 33

4 Không làm gì 27 9.5

5 Khác 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có đến 72.6% phụ huynh đã cho trẻ đi học thêm tập viết trước khi vào lớp Một. Đây là một con số đáng kể, nó phản ánh đúng tình trạng phổ biến việc cho trẻ đi học thêm trước tuổi đang diễn ra hiện nay ở khắp mọi nơi đặc biệt là các thành phố lớn. Điều này xuất phát từ tâm lý lo lắng của cha mẹ trẻ: sợ nếu không biết viết trước thì khi vào lớp Một, con mình không theo kịp các trẻ khác, bị cô la rầy sinh ra chán nản sợ phải đi học v.v…Các phụ huynh khi được hỏi đều bộc lộ tâm trạng chung như thế.

Anh P.B.P – phụ huynh của bé N.B.M lớp lá 5, một trường MN quận Tân Bình, cho biết: “Nếu không cho đi học thêm trước thì không biết gì, khi vào lớp Một bé dễ rơi vào tình trạng chán nản vì các bạn khác đều biết viết hết rồi”.

Chị N.T.L – phụ huynh của bé H.Q.V lớp lá 3, một trường MN quận Tân Bình cũng nói: “Cho bé đi học trước để cháu quen và thích nghi với chương trình giáo dục ở tiểu học”.

Mẹ của bé N.Đ.P.L, lớp lá 3, chị Đ.T.Q chia sẻ: “Thực ra thì việc học viết trước không hề tốt chút nào, nhưng qua việc tìm hiểu thì tôi thấy hầu hết các phụ huynh đều cho con đi học trước nên tôi cũng sợ con không theo kịp vì thế tôi mới cho con đi học”.

Bên cạnh đó, có 58.6% phụ huynh lại thấy cần tạo niềm vui đối với hoạt động viết chữ cho trẻ khi ở nhà, nhưng chỉ có 33% phụ huynh cùng bé trải nghiệm các hoạt động này và có 9.5% phụ huynh không làm gì. Tuy số này không nhiều, song không phải không đáng quan ngại.

Tóm lại, mặc dù quan tâm đến việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một, nhưng các phụ huynh còn lúng túng chưa biết cách thức chuẩn bị như thế nào là tốt; chọn cách nào không đúng, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của trẻ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến việc chuẩn bị học viết cho trẻ ở trường MN.

Tiểu kết chương 2

Qua điều tra thực trạng việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một ở một số trường MN trên địa bàn TP.HCM hiện nay, chúng tôi có một số kết luận sau:

67

1. Chương trình GDMN hiện hành đã đổi mới cả về nội dung, phương pháp lẫn hình thức tổ chức các hoạt động để chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, đáp ứng đúng yêu cầu và nhiệm vụ của ngành GDMN. Song vì lí do này, lí do khác mà GVMN chưa kịp nắm bắt nội dung đổi mới, chưa quán triệt tinh thần đổi mới.

2. Đa số GV có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một.

3. Những khó khăn khách quan, chủ quan có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn nội dung, sử dụng các biện pháp, cách thức tổ chức các hoạt động của GV chưa thật hợp lý, thiếu đồng bộ… khiến cho hiệu quả của việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một không cao.

4. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các biện pháp để chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN hiện nay chưa thật sự hiệu quả. GV sử dụng các biện pháp chưa hợp lí, chưa đồng đều, còn mang tính đơn điệu. GV chưa biết kết hợp các biện pháp một cách có hiệu quả.

5. Phụ huynh của trẻ 5 - 6 tuổi có quan tâm đến việc chuẩn bị học viết cho con em mình trước khi vào lớp Một nhưng cách thức thực hiện chưa đúng, không phù hợp với trẻ cũng khiến cho việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một kém hiệu quả.

6. Khảo sát trên trẻ, chúng tôi nhận thấy: không ít trẻ thích thú đối với các hoạt động đọc viết, nhưng hứng thú đó không duy trì lâu, các kĩ năng tiền viết của trẻ yếu. Vì lí do này hoặc lí do khác mà trẻ không được tạo nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động đọc - viết một cách tích cực và chủ động.

Từ thực tế trên, chúng tôi thấy quá trình chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một cần phải được quan tâm đúng mức, phải được thực hiện thường xuyên, khoa học cùng với việc sử dụng các biện pháp hợp lý, hiệu quả hơn, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, giữa GV và phụ huynh. Thực tế trên là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một ở chương sau.

68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI CHUẨN

BỊ HỌC VIẾT TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT

Trên nền tảng của cơ sở lí luận, từ nhận thức sự cần thiết của việc chuẩn bị học viết và thực trạng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, chúng tôi đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nhằm chuẩn bị học viết cho trẻ. Các biện pháp này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, phải phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm lí nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi nói chung và của từng trẻ nói riêng.

Thứ hai, phải phù hợp với nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. Thứ ba, phải kích thích được hứng thú của trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với hoạt động viết để giúp cho trẻ tự tin khi bước vào lớp Một.

Thứ tư, phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, phù hợp với khả năng của GV và phải có tính khả thi.

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 66 - 70)