Biện pháp 1: Xây dựng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 70 - 73)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Biện pháp 1: Xây dựng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn

Tạo dựng môi trường ngôn ngữ viết phong phú có thể xem là việc cần làm trước hết. Theo Freeman và Hatch, thuật ngữ “Môi trường chữ viết phong phú” có nghĩa là chữ viết cần có mặt ở mọi lúc mọi nơi dưới các hình thức khác nhau. MTCV được chuẩn bị tốt cùng với việc sử dụng phương pháy dạy học tích hợp được thực hiện ở tất cả các hoạt động hứa hẹn mang lại nhiều kết quả khả quan.

69

a. Mục đích - ý nghĩa

Ở các trường MN hiện nay, GV không chú ý nhiều đến việc thiết kế và sử dụng MTCV nên chưa tạo được cơ hội, hứng thú cho trẻ khi trẻ tham gia vào các hoạt động. Do đó, hiệu quả trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ chưa cao.

MTCV phong phú, hấp dẫn sẽ kích thích trẻ tích cực hoạt động, tạo hứng thú cho trẻ trong việc LQCV và các hoạt động liên quan đến việc viết. Một khi hứng thú trẻ sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến việc viết một cách chính xác và cẩn thận hơn.

MTCV giúp trẻ huy động vốn sống và kinh nghiệm của mình vào các hoạt động đọc - viết, giúp trẻ dễ dàng chuyển tiếp từ LQCV sang học đọc, học viết một cách chính thức.

b. Cách tiến hành

Biện pháp này được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu để thiết kế MTCV

Ở bước này, GV cần thực hiện một số việc như sau:

- Dán nhãn vào tất cả mọi thứ: ghi tên các đồ vật, góc chơi trong lớp, phòng chức năng, cây hoa trong vườn, hướng dẫn lối đi trong trường…, tên của trẻ ở các kệ tủ đồ dùng cá nhân, bàn chải đánh răng, bảng tên các cô giáo trong lớp, ...

- Chuẩn bị các bảng biểu trong và ngoài lớp như: bảng điểm danh, ngày sinh nhật, một ngày của bé, bảng trực nhật, quy trình khám phá thử nghiệm, các công thức (pha nước chanh, làm bánh…), bảng ghi kết quả khám phá, thực đơn v.v…

- Cung cấp các loại bút bao gồm bút chì, bút mực, bút chì màu, bút lông, bút màu; phấn, bảng trắng, giấy nhiều loại: giấy A4, giấy stick, giấy bìa màu, giấy khổ to, giấy lót… để trẻ được lựa chọn nhằm kích thích hứng thú đối với việc viết cho trẻ.

- Chuẩn bị những đồ dùng với màu sắc phong phú chẳng hạn như những cuốn danh bạ điện thoại, những tờ thực đơn, thẻ hướng dẫn, từ điển, công thức và kí hiệu, vé du lịch, vé xem phim v.v…

Bước 2: Chọn và sắp xếp môi trường phù hợp với không gian của lớp.

Sau khi đã chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu, GV phải sắp xếp, bố trí chúng sao cho phù hợp với không gian và các góc trong lớp. Cụ thể là:

- Chuẩn bị một góc cho trẻ được ngồi viết, ở góc này, GV đặt sẵn một chiếc bàn phẳng mịn ở nơi có ánh sáng tốt, cùng với các loại bút, bút chì màu, phấn, giấy các loại, bảng trắng…

70

- Chuẩn bị ở góc văn học, góc tạo hình: giấy, bút và các tài liệu viết để trẻ viết và đọc cho người khác viết truyện về các bức tranh và các sản phẩm nghệ thuật khác của trẻ. Còn ở góc thư viện cần cung cấp nhiều loại sách, báo, truyện (kể cả sách truyện do trẻ tự làm). Ở góc gia đình nên có những bảng thực đơn, vé xem phim, vé du lịch, tiền, công thức làm bánh, pha nước… Góc xây dựng, âm nhạc thì có bảng tên góc, tên khu vực v.v…

- Trang bị một cái bảng để trẻ có thể liệt kê ghi tất cả các công việc sẽ làm, điều đó khiến trẻ thấy được ý nghĩa của những việc đã làm.

- Thiết kế một góc để trẻ sử dụng máy tính khám phá về chữ viết qua các trò chơi trên máy tính, đọc các loại sách truyện trực tuyến.

Bước 3: Sử dụng môi trường chữ một cách tích cực.

Sau khi thiết kế, sắp xếp MTCV, GV cần:

Thứ nhất, tạo cơ hội cho trẻ tham gia một cách tự nguyện vào các hoạt động đọc, viết bằng nhiều biện pháp khác nhau như: chơi các trò chơi LQCV, gợi ý trẻ những chủ đề khuyến khích sự trải nghiệm với đọc và viết; gợi ý và hướng dẫn trẻ sử dụng các tài liệu đọc viết trong khi chơi…

Thứ hai, khuyến khích trẻ nhận biết chữ hàng ngày, khi thay đổi chữ cũng chỉ cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tự đặt câu hỏi, viết những tin tức lên bảng để chỉ cho trẻ thấy mối liên hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết. Trẻ sử dụng các sơ đồ, bảng biểu…trong lớp (mẫu của cô) để bắt chước, sao chép lại các hình mẫu chữ viết (tự viết).

Thứ ba, hướng trẻ đến những hoạt động hàng ngày với các bảng biểu như: tìm đúng tên ở tủ đồ dùng cá nhân; nhận ra tên các bạn được thay đổi hàng ngày trên bảng trực nhật; “đọc” các nhiệm vụ (làm gì, lúc nào) với sự gợi ý bằng hình ảnh minh họa và trợ giúp của GV, thường xuyên quan sát tên cô và một số bạn trong lớp.

c. Một số lưu ý: Khi sử dụng biện pháp này, GV cần lưu ý một số điểm sau:

Môi trường chữ không nên quá nhiều chữ trong một thời điểm, chữ phải to rõ, phải đúng chính tả và tuân thủ qui tắc ngữ pháp và đương nhiên không được viết tắt.

Môi trường chữ có màu sắc nhưng không quá cách điệu và cần thay đổi thường xuyên để tránh sự lặp lại nhàm chán.

GV có thể dùng các kiểu chữ khác nhau như: chữ viết thường, in thường, viết hoa, in hoa.

71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường chữ cần được tạo ra ngay trong khuôn viên trường và trong lớp. Như thế, trẻ có thể quan sát chữ mọi nơi xung quanh mình.

Một phần của tài liệu chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một (Trang 70 - 73)