Công tác Quy hoạch và Tổ chức thực hiện đối với các sở,

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 122 - 126)

7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn

4.3.4. Công tác Quy hoạch và Tổ chức thực hiện đối với các sở,

ngành có liên quan của tỉnh.

4.3.4.1. Công tác Quy hoạch

- Thực hiện tốt công tác dự báo quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN, đô thị

- Xây dựng quy hoạch chiến lược tạo việc làm cho người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thông qua các đề án về dạy nghề, hỗ trợ việc làm và chính sách tín dụng cho lao động nông thôn theo từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể ( giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020)

4.3.4.2. Tổ chức thực hiện

HĐND, UBND tỉnh sau khi xem xét và phê duyệt đề án về chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, chú trọng đến đối tượng lao động là thanh niên nông thôn, cần phải thành lập Ban chỉ đạo nhằm chỉ đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Đề án theo chức năng và nhiệm vụ:

115

I. CÁC SỞ, BAN NGÀNH 1. Sở Lao động TB&XH

- Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, chủ chì phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung của đề án. Tổng hợp nhu cầu kinh phí trình UBND tỉnh.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai Đề án.

- Dự kiến phân bổ kinh phí chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình UBND tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án;

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động TB&XH trong việc xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn.

- Tổ chức triển khai các chính sách có liên quan. - Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.

3. Sở Nội vụ

- Chủ trì tổ chức thực hiện, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên trách theo mục tiêu Đề án.

- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn các trường tham gia bồi dưỡng các bộ, công chức chuyên trách, tổng hợp nhu cầu kinh phí và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên trách theo mục tiêu Đề án.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức . - Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.

4. Sở Kế hoạch - Đầu tƣ và Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Lao động TB&XH lập dự toán kinh phí hằng năm của Đề án trình UBND, HĐND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn các chính sách tài chính, các nội dung về kinh phí thực hiện Đề án.

116

5. Sở Công thƣơng

- Phối hợp với cơ quan Thông tin, Báo, Đài cung cấp thông tin thị trường hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên trách phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH, ĐTH.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau THCS và THPT.

- Phối hợp với Sở Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên trách.

7. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục cho vay đối với hộ nghèo và hộ chính sách trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chính sách tín dụng học nghề với lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh

Phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về công tác chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn.

II. UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ - Thành lập BCĐ thực hiện Đề án cấp huyện

- Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Triển khai quán triệt nội dung của Đề án và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền.

- Hàng năm tổ chức triển khai điều tra, khảo sát nhu cầu chuyển đổi nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề tại địa phương.

117

- Huy động các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề.

- Theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất việc thực hiện kế hoạch triển khai Đề án ở địa phương.

- Kiện toàn và tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề ở cấp huyện ( Có thể bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác quản lý dạy nghề)

III. UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN

- Phối hợp với phòng Lao động - TB&XH thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy nghề cho LĐNT.

- Hàng năm thống kê các đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khoá học nghề theo quy định.

IV. CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ NGHỀ NGHIỆP

1. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh: Tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện Đề án.

2. Hội nông dân tỉnh: Phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động, tư vấn nông dân tham gia học nghề và giám sát thực hiện đề án.

3. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn với Đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2011-2015”.

4. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn với Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011-2015".

5. Liên đoàn lao động tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội và các Hội nghề nghiệp khác: Theo chức năng nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án

118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn Bắc Ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa”, Luận văn đã giải quyết những vấn đề sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về CNH, HĐH, ĐTH. Trong quá trình CNH, HĐH, ĐTH thì ảnh hưởng đến việc làm của TNNT ra sao và nhận thức rõ sự cần thiết phải chuyển đổi nghề cho TNNT, cũng như những yêu cầu cơ bản đối với công tác này. Tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và nước ngoài về chuyển đổi nghề cho TNNT trong sự nghiệp CNH, HĐH, ĐTH , từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho công tác chuyển đổi nghề cho TNNT đối với tỉnh Bắc Ninh.

- Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác chuyển đổi nghề cho TNNT Bắc Ninh trong CNH, HĐH, ĐTH thời gian qua. Thông qua số liệu thứ cấp và sơ cấp, luận văn đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc chuyển đổi nghề cho TNNT mà tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện. Đồng thời, dự báo tình hình CNH, HĐH, ĐTH ở Bắc Ninh những năm tới và tác động của nó đến việc làm của TNNT.

- Luận văn cũng đã nêu lên những định hướng, mục tiêu và đưa ra các giải pháp chủ yếu vừa mang tính chiến lược, vừa cụ thể, có tính khả thi cao nhằm tăng hiệu quả của công tác chuyển đổi nghề đối với TNNT Bắc Ninh trong giai đoạn tới 2012 - 2015.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)