Phân tích SWOT về đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 87)

7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn

3.4.4. Phân tích SWOT về đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh

Điểm mạnh (S)

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương về phát triển hệ thống đào tạo nghề.

- Số lượng cơ sở đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề đã được nâng lên.

- Từng bước xã hội hóa hệ thống đào tạo nghề.

Điểm yếu (W)

- Chất lượng đào tạo nghề còn thấp

- Kinh phí đầu tư và cơ sở vật chất thiếu

- Hệ thống dạy nghề phân bố không đều

- Công tác chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra giám sát đối với các cơ sở đào tạo nghề của cơ quan chức năng

80

- Đã có sự kết nối giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp.

chưa sát sao

- Nhiều cơ sở dạy nghề quy mô nhỏ, không ổn định địa điểm

Cơ hội (O)

- Sự quan tâm của Chính phủ và chính quyền địa phương về đào tạo nghề ngày càng cao

- Nhu cầu về đào tạo nghề trong tỉnh Bắc Ninh và các vùng lân cận tăng - Nhận thức của xã hội về học nghề thay đổi theo hướng tích cực

Kết hợp S/O

- Tranh thủ sự quan tâm về của các cấp chính quyền, đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghề - Nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Kết hợp W/O

- Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của người học và cả khối doanh nghiệp.

- Tăng cường chỉ đảo, kiểm tra giám sát các cơ sở dạy nghề

Thách thức (T)

- Nguồn học sinh đầu vào có học lực không đồng đều - Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hạn chế

- Định hướng, quy hoạch và quản lý đào tạo nghề không theo kịp với nhu cầu xã hội

- Nguồn giáo viên cho đào tạo nghề không theo kịp nhu cầu cả về số lượng và chất lượng

- Hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng dạy nghề phải nâng cao

Kết hợp S/T

- Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề

- Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Kết hợp W/T

- Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo bên ngoài để nâng cao chất lượng đáp ứng hội nhập quốc tế - Dự báo nhu cầu đào tọa nghề và thực hiện quy hoạch hệ thống dạy nghề phù hợp với điều kiện mới

81

Chƣơng 4

NÔNG THÔN BẮC NINH TRONG CNH, HĐH, ĐTH ĐẾN NĂM 2020

4.1. Dự báo tình hình CNH, HĐT, ĐTH và định hƣớng phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

4.1.1. Dự báo tình hình CNH, HĐT, ĐTH

CNH, HĐH, ĐTH là mục tiêu phấn đấu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2015 và 2020 theo đó:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là 13%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng bình quân trên 15,1%/năm; khu vực dịch vụ tăng bình quân là 13-14%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 71,9 triệu đồng giá HH (tương đương 3.400 USD), năm 2020 đạt 156 triệu đồng giá HH (tương đương 6.000 USD). Dự đoán năm 2015 có 636,9 ngàn người làm việc trong các ngành kinh tế với cơ cấu khu vực nông nghiệp 33,9%, CN-XD 40,3% và khu vực dịch vụ 25,8% và khoảng 8500ha đất nông nghiệp bị thu hồi để làm KCN, CCN. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 46%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 75%.

4.1.2. Định hướng phát triển nhân lực tỉnh đến năm 2020

Như vậy để đáp ứng mục tiêu trên, nhân lực Bắc Ninh sẽ phát triển như thế nào?

Thứ nhất, cần tăng cường tổng số lao động được đào tạo của ba khu vực

nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế là 637 nghìn người vào năm 2015 và 672 nghìn người vào năm 2020. Khu vực nông nghiệp cần đào

82

người, trung cấp nghề là 2 nghìn người, trung cấp chuyên nghiệp là 6,8 nghìn người; khu vực công nghiệp-xây dựng cần đào tạo cho 73 nghìn người, trong đó sơ cấp nghề là 13,5 nghìn người, trung cấp nghề 31,9 nghìn người, 2 nghìn người có trình độ cao đẳng nghề, 9 nghìn người có trình độ đại học; khu vực dịch vụ cần đào tạo 49 nghìn người trong đó sơ cấp nghề là 21 nghìn người, trung cấp nghề là 2 nghìn người, cao đẳng nghề là 1 nghìn người và 9,3 nghìn người có trình độ đại học, đưa tổng số lao động qua đào tạo đến năm 2020 là 170 nghìn người trong đó trình độ sơ cấp, trung cấp nghề là 64,7 nghìn người, cao đẳng nghề là 14 nghìn người, trung cấp chuyên nghiệp là 22,6 nghìn người, cao đẳng và đại học là 55,3 nghìn người.

Thứ hai, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo

hướng, giảm dần lao động khu vực nông nghiệp, tăng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ:

Đến năm 2015, cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp còn 33,9%, công nghiệp – xây dựng 40,3%, dịch vụ 25,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.400 USD/năm.

Thứ ba, phát triển mạnh đội ngũ nhân lực then chốt của tỉnh (công chức,

viên chức, giáo viên, y tế, doanh nhân, khoa học công nghệ):

Đến năm 2015, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh là 20 nghìn người, một nửa trong số đó cần có trình độ từ đại học trở lên; nhân lực y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa thể thao…là 16 nghìn người, trong đó trình độ đại học và trên đại học cần khoảng 10 nghìn người, 650 bác sỹ, dược sỹ có trình độ trên đại học vào năm 2020.

Thứ tư, ưu tiên phát triển mạnh nhân lực trong các lĩnh vực có tiềm

năng, thế mạnh của địa phương:

Lực lượng lao động trong khu, cụm công nghiệp là một trong những lĩnh vực cần quan tâm của tỉnh. Đến năm 2015, dự báo khu, cụm công nghiệp sẽ thu hút được trên 201 nghìn người, nhân lực có trình độ cao (đại học và trên đại

83

học) cần tối thiểu là 10% trong tổng số đó; đến năm 2020, số lao động dự báo cần được đào tạo ở khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ là 88 nghìn người, số lao động có trình độ từ đại học trở lên sẽ là trên 13 nghìn người.

Thứ năm, đẩy mạnh phát triển nhân lực những ngành có tác động lớn

đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương:

Đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực các ngành như: công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, dịch vụ, pháp luật… là những ngành kinh tế then chốt đảm bảo hoàn thành thắng lợi mục tiêu “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, tạo tiền đề để đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

Thứ sáu, đầu tư phát triển, mở rộng hệ thống đào tạo nhân lực, cơ sở vật

chất, kỹ thuật cùng đội ngũ giáo viên giảng viên:

Việc đầu tư phát triển nêu trên nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của tỉnh, của vùng và toàn bộ khu vực lân cận. Bởi xét về tầm nhìn chiến lược, ai là người nắm về công nghệ và nhân lực, người đó sẽ quyết định đến sự phát triển.

4.1.3. Ảnh hưởng của CNH, HĐH, ĐTH đến việc làm của thanh niên nông thôn Bắc Ninh trong thời gian tới nông thôn Bắc Ninh trong thời gian tới

Quá trình CNH, HĐH, ĐTH đem lại sự đa dạng hóa về việc làm và nguồn thu cho người lao động, nhưng tình trạng NLĐ trong đó có TNNT bị thiếu việc làm lại là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh cũng không ngoại lệ. Theo tính toán của thống kê tỉnh Bắc Ninh, bình quân mỗi hecta đất nông nghiệp bị thu hồi có khoảng 13 đến 15 người lao động mất việc làm cần phải chuyển đổi nghề. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2006 đến 2010, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp trên 8.000hecta, bình quân trên 1.600 hecta/năm. Như vậy từ 2006 - 2010 ở Bắc Ninh có trên 112.000 người LĐNT cần phải chuyển đổi nghề do bị thu hồi đất, chiếm khoảng 11% dân số toàn tỉnh, trong đó TNNT là trên 47.623

84

người ước khoảng trên 4,6% dân số toàn tỉnh. Bắc Ninh trong quá trình thu hồi đất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang phải đối mặt với nguy cơ hàng ngàn người lao động thuần nông không đủ việc làm hoặc mất việc làm hoàn toàn.

4.2. Định hƣớng chuyển đổi nghề cho TNNT Bắc Ninh trong CNH, HĐH, ĐTH thời gian tới

4.2.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề

Ở nước ta, ngay từ Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định:

“Phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng

thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [7,tr654].

Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: “Mở rộng

quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng”. [8,tr207]. Đặc biệt Chiến lược Phát triển kinh

tế- xã hội 2011-2020 tại Đại hội lần thứ XI cũng đã nêu rõ: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lược…Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm, nhất là ở nông thôn và vùng đô thị hoá; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề.

Đây là những định hướng rất cơ bản, là căn cứ để phát triển đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng NNL ở Bắc Ninh trong giai đoạn tới.

Một là, đổi mới hoạt động dạy nghề

Đổi mới và phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề; lựa chọn những nghề mũi nhọn, trọng điểm để ưu tiên đầu tư. Đa dạng hoá phương thức, hình thức dạy nghề, trình độ đào tạo tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận với cơ hội học nghề.

85

Đổi mới cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề. Chuyển mạnh dạy nghề từ “hướng cung” sang “hướng cầu” của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội; gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương và gắn với tạo việc làm cho người lao động.

Hai là, hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo bằng các hình thức: cử người đi đào tạo ở nước ngoài; mời chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm ở nước ngoài tham gia đào tạo; thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài (ODA, FDI...) xây dựng cơ sở đào tạo ở Bắc Ninh: tranh thủ các nguồn vốn từ nước ngoài để nâng cao năng lực các trường nghề hiện có đảm bảo chất lượng đào tạo.

Tích cực khẩn trưởng xây dựng và triển khai dự án hợp phần “Chương trình đào tạo nghề 2008” (Sử dụng vốn ODA của Cộng hòa Liên bang Đức) 2011-2013. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Trường Trung cấp nghề Kinh tế-Kỹ thuật Thuận Thành. Triển khai thực hiện Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/7/2011 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH phê duyệt nghề trọng điểm của Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh với 3 cấp độ: Quốc gia (kỹ thuật lắp đặt và điều khiển trong công nghiệp), Khu vực Asean (cắt gọt kim loại, hàn) và Quốc tế (lắp đặt thiết bị cơ khí) và của Trường trung cấp nghề KTKT Thuận Thành có nghề trọng điểm cấp quốc gia là: đúc, dát đồng mỹ nghệ; cơ điện nông thôn và kỹ thuật điêu khắc gỗ.

Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề hợp lý, tập trung vào nâng cao năng lực các trường, các trung tâm dạy nghề cấp huyện bằng nâng cấp trang thiết bị, xây dựng trường, lớp học, tăng cường số lượng và năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đổi mới giáo trình dạy nghề sát với yêu cầu của thực tế sản xuất…

86

Ba là, tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động

Xây dựng các dự án đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt quan trong là thực hiện Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 4/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đề án „‟Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020‟‟. Mục tiêu dạy nghề cho 120.000 lao động (trung bình 12.000 lao động/năm), tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo 80-85%. Đào tạo trình độ TC, CĐ, ĐH cho cán bộ công chức cấp xã 3.000 người (trung bình 300 người/ năm), bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN 84.400 lượt người (8.440 lượt người/ năm).

Tổ chức đào tạo mới trong các cơ sở dạy nghề trong tỉnh:

- Dự án đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất mới xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới : Tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh để xây dựng dự án đào tạo nghề cho các ngành nghề áp dụng công nghệ mới đòi hỏi lao động có các kỹ năng nghề chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

- Dự án đào tạo lao động các nghề đặc biệt: Khảo sát tại các làng nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền thống như nghề (gốm, làm tranh Đông Hồ, trạm khắc gỗ , đúc đồng ...).

- Dạy nghề là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước tăng cường đầu tư cho dạy nghề, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề cho mọi người, tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động.

87

Bốn là, gắn đào tạo dạy nghề với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết việc làm

Đào tạo là nhằm cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng hơn để phát triển kinh tế xã hội. Do đó đào tạo phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế. Bên cạnh đó việc đào tạo còn phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm vì nếu người lao động được đào tạo ra không được sử dụng sẽ gây lãng phí cho xã hội, gia đình và bản thân người học.

Gắn đào tạo nghề với việc giải quyết việc làm là một vấn đề cần thiết và cấp bách, nó không những giúp cho học sinh tìm được việc làm sau khi ra trường, mà nó còn giúp cho uy tín của trường được tăng lên và điều này sẽ quyết định số lượng học sinh học nghề trong những nặm sau. Trên thực tế cho thấy vấn đề mà tất cả các học sinh học nghề khi ra trường quan tâm là việc làm và thu nhập. Hiện nay có rất nhiều công ty tự đào tạo công nhân cho mình đặc biệt là các công ty dệt may…. Đã khiến cho số lượng học sinh theo học tăng lên rất nhanh bởi vì sau khi học song họ sẽ được bố trí làm việc trong công ty. Điều đó chứng tỏ rằng việc làm sau khi ra trường sẽ quyết định số lượng học sinh theo học. Do đó để có thể tăng quy mô đào tạo hàng năm các trường dạy nghề phải quan tâm đến vấn đề này. Vấn đề giải quyết việc làm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)