Giải pháp liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghề

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 109 - 120)

7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn

4.3.2 Giải pháp liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghề

4.3.2.1 Xác định đúng đắn nhu cầu đào tạo nghề và tổ chức có hiệu quả quy hoạch mạng lưới các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề

* Xác định đúng đắn nhu cầu đào tạo nghề

Kết hợp hài hoà đào tạo và sử dụng – tạo việc làm cho người lao động đã được đào tạo: là hoạt động đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn nhân

102

lực, tránh lãng phí. Tỉnh cần xây dựng cầu nối giữa Thị trường lao động – trường đào tạo nghề – người lao động, thiết lập các kênh thông tin lao động nhiều chiều. Những kênh thông tin lao động này cho phép tập hợp những nhu cầu, kiến nghị liên quan tới trình dộ lành nghề của người lao động trong các doanh nghiệp để phản ánh kịp thời cho các cơ sở đào tạo nghề của Tỉnh nhằm giúp họ cải tiến chương trình giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề, đồng thời cung cấp thông tin và yêu cầu lao động cua doanh nghiệp tới người lao động.

- Xây dựng quy định về trách nhiệm thu thập và chia sẻ thông tin về đào tạo nghề, việc làm giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở dạy nghề và các trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.

- Thiết lập mạng lưới thu thập thông tin về nhu cầu lao động từ các trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và kịp thời cung cấp cho các cơ sở dạy nghề để làm căn cứ điều chỉnh, đổi mới chương trình, ngành nghề đào tạo.

* Tổ chức có hiệu quả quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề

Thành lập các cơ sở dạy nghề phải căn cứ vào nhu cầu việc làm ngày càng tăng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Vị trí xây dựng các cơ sở dạy nghề phải là các khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp; các đại phương có nhiều làng nghề; những khu vực có nhu cầu học nghề lớn.

- Về công tác chỉ đạo và tuyên truyền.

+ Các ngành, cấp uỷ và chính quyền các cấp cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của công tác dạy nghề trong giai đoạn hiện nay đối với việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển Kinh tế – xã hội và sự nghiệp CNH – HĐH của Tỉnh và cả nước. Từ đó có sự phối, kết hợp chặt chẽ với Sở LĐ – TBXH, để có kế hoạch triển khai từng bước đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của Tỉnh phục vụ đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật cho ngành và địa phương mình.

103

Qui hoạch mạng lưới dạy nghề: Nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo về số lượng và chất lượng dạy nghề, xây dựng màng lưới dạy nghề theo hướng xã hội hoá, đa dạng hoá, năng động và thích ứng với cơ chế thị trường, tập trung đầu tư phát triển qui mô dạy nghề công lập, nhưng coi trọng và khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư thục để tạo nên một hệ thống dạy nghề của tỉnh gồm: Các trường có chức năng dạy nghề cùng các cơ sở dạy nghề của tập thể, tư nhân và các làng nghề. Mạng lưới dạy nghề bao gồm 3 cấp trình độ đào tạo như sau:

+ Cấp độ I (Bán lành nghề - Đào tạo ngắn hạn) Nhằm cung cấp lao

động cho nhu cầu phát triển nghề giản đơn trong các làng nghề, các nghề thủ công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại. Thực hiện dạy nghề ở cấp độ này có: Các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề từ 2 người trở lên của tập thể và tư nhân, các lớp tập huấn, bồi dưỡng do trung tâm khuyến nông thực hiện, các lớp dạy nghề khuyến công do các nghệ nhân, thợ giỏi dạy.

+ Cấp độ II (Lành nghề - đào tạo dài hạn): Lao động được đào tạo ở

cấp độ này chủ yếu để bổ sung cho các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước có công nghệ hiện đại, cho các khu công nghiệp và khu công nghệ cao VSIP... Vì vậy, tranh thủ sự giúp đỡ của các trường Trung ương trên địa bàn và các trường ngoài tỉnh là chủ yếu. Do đó việc xây dựng trường trọng điểm dạy nghề của tỉnh là cần thiết, nhằm chủ động đào tạo các nghề mũi nhọn của tỉnh.

+ Cấp độ III (Lành nghề ở trình độ cao - Đào tạo kỹ sư thực hành - kỹ

thuật viên cao đẳng - Thợ cả): Đào tạo ở cấp độ này là cần thiết cho các

doanh nghiệp có công nghệ cao, cho các khu công nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh. Thực hiện đào tạo ở cấp độ này là các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật, cao đẳng công nghiệp, trung học dạy nghề. Tỉnh uỷ giao cho UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ – TBXH, Sở

104

GD & ĐT, Sở KH – ĐT có đề án qui hoạch lại hệ thống mạng lưới dạy nghề thuộc tỉnh quản lý từ nay đến năm 2015 và 2020.

- Phát triển và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề tại các địa phương để mở rộng mạng lưới dạy nghề, tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia học nghề. Khuyến khích các thành phần kinh tế, tập thể và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở cơ sở dạy nghề, tiến tới xã hội hoá các công tác dạy nghề trong Tỉnh nhằm huy động khả năng dạy nghề của toàn xã hội.

- Về công tác đào tạo trong các cơ sở dạy nghề: Mở rộng quy mô đào tạo hiện có của các cơ sở dạy nghề, cơ cấu các nghề đang đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của nhân dân và yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, đồng thời phát triển thêm các nghề mà sản xuất và thiết bị công nghệ đang cần.

- Về huy động nguồn lực cho phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề: Thì căn cứ vào dự toán kinh phí phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, Tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành, các cấp có kế hoạch khai thác mọi nguồn lực của xã hội cùng với ngân sách nhà nước cho công tác dạy nghề của Tỉnh.

- Về cơ chế chính sách: Bên cạnh các cơ chế chính sách hiện hành của Trung ương và Tỉnh đang thực hiện, Tỉnh cần nghiên cứu quy định thêm một cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề như: + Có cơ chế, chính sách để thu hút các tập thể, cá nhân, các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thành lặp các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

+ Về đất đai: xem xét để cấp đất và cho thuê đối với các cơ sở dạy nghề mới thành lập, hoặc các cơ sở dạy nghề hiên có thực sự có nhu cầu mở rộng các cơ sở dạy nghề.

+ Cho các cơ sở dạy nghề có các yêu cầu vay vốn tại ngân hàng để xậy dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, thiết bị máy móc phục vụ dạy nghề. + Miễn, giảm thuế 5 năm cho các cơ sở dạy nghề mới thành lập. Miễn, giảm thuế cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thường xuyên hàng năm mở các

105

+ Hàng năm Tỉnh bố trí ngân sách để hỗ chợ cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có tổ chức dạy nghề theo kế hoạch nguồn nhân lực.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, chế độ chính sách, nâng cao nghiệp vụ, sư phạm cho giáo viên, nghệ nhân và thợ giỏi tham gia dạy nghề.

+ Ưu tiên giải quyết việc làm và đi xuất khẩu lao động cho lao động qua dạy nghề. Tạo điều kiện cho học sinh học nghề được vay tiền ngân hàng chi phí trong thời gian học nghề.

- Về quản lý mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh như sau:

+ Sở Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc quản lý Nhà nước các cơ sở dạy nghề trên địa bàn (gồm cơ sở dạy nghề của Trung ương và địa phương)

+ Sở phải tham mưu cho Tỉnh về việc thành lập, chia tách, sát nhập các cơ sở dạy nghề theo chức năng quản lý

+ Các huyện, thị xã có nhiệm vụ quản lý các cơ sở dạy nghề (các trung tâm huyện, thị xã quản lý các làng nghề, các cơ sở của tập thể và tư nhân trên địa bàn có dạy và truyền nghề.

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Giải pháp đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề chính là phải xác định được nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ cấu nghề, trình độ đào tạo để từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Tiếp tục mở rộng mạng lưới và đa dạng hoá các loại hình dạy nghề, học nghề, chuyển mạnh việc dạy nghề từ hướng “cung‟ sang hướng “cầu” của thị trường lao động. Điều thiết yếu là phải hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học. Không ngừng đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tích cực đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia vào công tác đào tạo nghề.

106

* Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đối với công tác giáo dục nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, quy mô đào tạo nghề được mở rộng, yêu cầu đặt ra là đội ngũ giáo viên không những phải đảm bảo về số lượng mà còn phải đảm bảo cả chất lượng, cập nhật thông tin mới khi công nghệ kỹ thuật thay đổi, mới đáp ứng được yều cầu sản xuất.

* Đáp ứng yêu cầu về số lượng

+ Phải có kế hoạch dự báo nhu cầu giáo viên ở từng huyện, từng vùng, từng ngành nghề đào tạo, từng môn từ đó cân đối với công tác tuyển sinh, cân đối ở tầm vĩ mô từ đó có kế hoạch đào tạo giáo viên dạy nghề phù hợp, có chất lượng.

Đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một cách có hiệu quả, kết hợp hợp lý giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chức.

+ Cần phải có chỉ tiêu đội ngũ giáo viên theo địa chỉ (ngành, vùng huyện) dựa trên quy hoạch tổng thể của sự phát triển giáo dục theo từng giai đoạn để thu hút, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, từ đó đảm bảo đủ giáo viên ngay trong các ngành vùng, huyện khi đi vào hoạt động của cơ sở dạy nghề nơi đây không bị thiếu giáo viên.

+ Kết hợp giải pháp cơ bản lâu dài vơí giải pháp tình thế, nhất thời (ký hợp đồng với những giáo viên đã nghỉ hưu có trình độ chuyên môn cao, và có tâm huyết thiết tha với công tác đào tạo nghề tham gia công tác đào tạo nghề). Có chính sách bổ nhiệm và phân phối cán bộ sao cho đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành được nhiệm vụ dạy học đúng với chuyên môn của mình.

+ Tiến hành phân loại đội ngũ giáo viên giảm số cán bộ hành chính để tăng thêm cán bộ giảng dạy, tránh sự lãng phí không cần thiết. Kinh tế ngày càng phát triển công nghệ thông tin, tin học được sử dụng trong mọi lĩnh vực

107

vì vậy trường dạy nghề cũng dần đưa tin học vào đào tạo. Chúng ta có thể đưa một số cán bộ hành chính đi bồi dưỡng thêm để bổ sung thêm cho đội ngũ giáo viên tin học của trường đào tạo nghề.

+ Giáo viên lý thuyết thông qua tuyển, thu hút sinh viên tốt nghịêp các trường đại học sư phạm kỹ thuật, giáo viên, sinh viên tốt nghiệp ở các trường kỹ thuật khác đi đào tạo thêm về nghiệp vụ sư phạm.

Giáo viên thực hành bao gồm kỹ sư tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật, các nghệ nhân trong các làng nghề, công nhân lành nghề có trình độ nghề cao hơn từ 2 bậc trở lên, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp các cơ sở sản xuất.

* Về chất lượng đội ngũ giáo viên.

+ Quan tâm đồng bộ tuyển chọn- đào tạo ở các trường sư phạm kỹ thuật đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên trong các trường đào tạo. Đảm bảo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định, tất cả giáo viên đều phải được bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên có chuyên môn kết hợp với khả năng sư phạm tốt thì chất lượng đào tạo nghề mới cao.

+ Về công nghệ mới: Giáo viên cần phải được cung cấp thông tin tài liệu về các công nghệ mới đã đang và sẽ được sử dụng trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nơi mà học sinh của họ có thể làm việc sau này.

+ Về ngoại ngữ: Giáo viên dạy nghề cũng cần và nên biết ngoại ngữ vì ngoài các tài liệu cho dạy nghề đã được cung cấp bằng Tiếng Việt còn có nhiều tài liệu bằng Tiếng Anh cũng rất bổ ích cho công tác dạy nghề họ có thể tham khảo rất tốt. Bên cạnh đó ngoại ngữ còn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham dự các hội thảo quốc tế, khu vực về đào tạo nghề qua đó học hỏi kinh nghiệm. Có thể tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ vào các dịp hè.

+ Tin học dần sẽ đi vào phổ cập ở mọi cấp học học sinh học nghề cũng cần và nên biết tin học vì trong thời đại công nghệ thông tin phải biết thu thập

108

xử lý thông tin bằng công cụ hiện đại chính xác. Để làm được điều đó giáo viên dạy nghề phải được bồi dưỡng đi trước một bước.

+ Các hình thức bồi dưỡng giáo viên:

- Bồi dưỡng dài hạn: thời gian kéo dài trên 1 năm, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Bồi dưỡng ngắn hạn: là hình thức phổ biến, bồi dưỡng phương pháp sư phạm, công nghệ mới, ngoại ngữ tin học…thường tổ chức tại cơ sở hoặc trong các đợt bồ dưỡng hè.

Ngoài ra còn có các hình thức như tự bồi dưỡng, tham quan thực tập trong và ngoài nước.

* Phát triển, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo

Đổi mới quy trình, nội dung phương pháp đào tạo theo hướng mềm hoá, đa dạng hoá chương trình, tạo điều kiện cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đa dạng và tạo cơ hội học tập cho thanh niên. Sử dụng các phương pháp tiên tiến trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, kế thừa, phát triển trên một nền học vấn rộng. Loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng lực hành nghề, năng lực tự học phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng hệ thống giáo trình đảm bảo tính khoa học và hiện đại. Để đào tạo những công nhân kỹ thuật có chất lượng cao chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề, song điều có tính chất mấu chốt là phải có một hệ thống giáo trình tốt, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa săt hợp với điều kiện lại vừa mang tính hiện đại.

Hệ thống giáo trình dùng ở các trường đào tạo hiện nay đã được đổi mới khá nhiều, song vẫn chưa được hoàn chỉnh. Một số giáo trình có được cải tiến, đổi mới, song trên nhiều phương diện vẫn còn lạc hậu, chưa theo kịp

109

được sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật, máy móc thiết bị. Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư để cho các trường đào tạo nghề xây dựng được một hệ thống giáo trình phù hợp với sự thay đổi của máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật là một đòi hỏi búc xức hiện hay.

- Rà soát và tập trung chỉnh sửa, đổi mới các giáo trình đã lạc hậu và xây dựng chương trình giáo trình mới cho các nhóm ngành nghề đào tạo mũi nhọn. Tập trung xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tiếp cận

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 109 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)