7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn
3.3. Thực trạng công tác chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn tỉnh
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010
3.3.1.Chủ trương và chính sách đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật
52
liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động. Tỉnh Bắc Ninh đã sâu sát chỉ đạo các ngành thường xuyên tổ chức khảo sát, thống kê lực lượng lao động và nhu cầu lao động còn thiếu để có cơ sở mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với đòi hỏi của thị trường lao động. Đồng thời quy hoạch mạng lưới dạy nghề từ 5 cơ sở năm 2001 lên 55 cơ sở năm 2011.
Đến nay 8/8 các huyện, thị xã, thành phố có các Trung tâm dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề tăng hàng năm cùng với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, quy mô đào tạo, vấn đề tuyển sinh học nghề ngày càng được quan tâm đúng với nhu cầu của người lao động và yêu cầu thực tế.
Ngoài ra, các ban, ngành của tỉnh đã tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nhân lực của tỉnh, ban hành các quy định tạo điều kiện cho lao động như: Quy định phối hợp giữa Ban quản lý các KCN Bắc Ninh - Sở LĐTB & Xã hội về công tác quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong KCN; Ngày 31/5/2010, UBND tỉnh có quyết định số 57/2010/QĐ – UBND về việc hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Chính sách này ra đời đã tạo điều kiện cho nhân lực địa phương có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, tìm kiếm việc làm, là chính sách xã hội quan trọng để doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động có điều kiện đi xuất khẩu lao động .. nhằm giảm tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh. Qua đó tổng hợp nhu cầu về tuyển dụng lao động, hỗ trợ, phối hợp trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.
* Đào tạo nghề cho khu vực doanh nghiệp
Bắc Ninh luôn khuyến khích bằng các ưu đãi cụ thể (tạo mặt bằng xây dựng, đất đai, vay vốn ưu đãi, chính sách thu nộp và sử dụng phí, lệ phí ...đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sơ ngoài công lập theo quy định....) cho các tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trường,
53
trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp.
Theo Quyết định số 57/2010 về hỗ trợ đào tạo nghề và sử dụng LĐ trong các DN và XKLĐ trên địa bàn tỉnh thì các DN khi đào tạo và sử dụng LĐ làm việc liên tục tại DN từ đủ 1 năm trở lên được hỗ trợ kinh phí đào tạo. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa không quá mức quy định về thu học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy tại các cơ sở đào tạo công lập, mức cụ thể: 380.000 đồng/người/tháng.
DN khi sử dụng LĐ là con liệt sĩ, thương - bệnh binh và LĐ thuộc hộ nghèo, quân nhân bị tai nạn LĐ, LĐ thuộc hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất canh tác không quá 5 năm kể từ lần thu hồi đất gần nhất đến thời điểm được tuyển dụng; quân nhân, công an hoàn thành nghĩa vụ không quá 5 năm kể từ khi có quyết định xuất ngũ... làm việc liên tục tại DN từ đủ 1 năm trở lên được hỗ trợ 1 triệu đồng/LĐ.
Bên cạnh đó, LĐ có hộ khẩu thường trú, đang sinh sống tại Bắc Ninh tham gia XKLĐ được hỗ trợ kinh phí khám sức khoẻ và học phí đào tạo nghề, giáo dục định hướng. Các đối tượng diện chính sách như con liệt sĩ, thương - bệnh binh, LĐ hộ nghèo, quân nhân bị tai nạn LĐ, LĐ thuộc hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất canh tác... được hỗ trợ 100% học phí. Các đối tượng khác được hỗ trợ 50% học phí.
Quyết định hỗ trợ này cùng nhiều chính sách khác của tỉnh về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, XKLĐ... sẽ giúp nâng cao chất lượng tay nghề người LĐ, góp phần giải quyết tình trạng thiếu LĐ trình độ cao, đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các DN trong KCN trong tỉnh.
Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn
54
hoá, thể thao, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đào tạo nhân lực.
Tỉnh cũng đã phê duyệt phương án “Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT giai đoạn 2006-2010”, Đề án “Xã hội hoá công tác dạy nghề”. Từ những ưu đãi đó mà công tác đào tạo nghề ngày càng phát triển mạnh, đáp ứng kịp tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
* Đào tạo nghề cho khu vực nông thôn
Sự thiếu hụt, mất cân đối về lao động ở khu vực nông thôn Bắc Ninh đã cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH,ĐTH…
Trước thực tế đặt ra, nhiều năm liền, Bắc Ninh tập trung mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của LĐNT. Hoàn thiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ- TTg, các cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chủ động xây dựng và ban hành chương trình thực hiện của địa phương, triển khai thực hiện Đề án sâu sát, cụ thể đến tận cơ sở. Nhiều mô hình dạy nghề cho LĐNT gắn với phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động đã được hình thành. Sau hơn một năm triển khai thực hiện Đề án đã đạt được kết quả tích cực. Hầu hết cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong cả nước đã nhận thức được tầm quan trọng việc dạy nghề cho LĐNT gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững khu vực nông thôn.
Từ năm 2010 đến nay, qua khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT, tỉnh đã tập trung lãnh đạo công tác này. 8 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo, đề ra chương trình hành động, phát triển các trung tâm dạy nghề
55
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Công tác đào tạo nghề LĐNT ở Bắc Ninh được triển khai theo hướng đa dạng các loại hình, các ngành nghề đào tạo: Dạy nghề tại cộng đồng theo nhu cầu lao động; liên kết với trường dạy nghề để đào tạo liên thông đạt trình độ cao; dạy nghề và tạo việc làm thông qua các chương trình của Chính phủ. Trên địa bàn, hàng loạt nghề được mở rộng đào tạo gắn với thị trường và nhu cầu lao động. Tỉnh đã đầu tư mở thêm hệ cao đẳng và trung cấp nghề, nâng số lao động được đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng từ bốn nghìn lên hơn năm nghìn mỗi năm.
Nhờ vậy đã xuất hiện những mô hình mới, hiệu quả. Huyện Thuận Thành thành lập Trường trung cấp Nghề kinh tế - kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống. Đề án đào tạo nghề truyền thống ở xã Nguyệt Đức (Thuận Thành) của nhà trường đã làm sống lại nghề đúc đồng lâu đời ở thôn Đào Viên, thu hút được hàng trăm lao động của thôn đi làm xa về học nghề, chung vốn mở lò mới. Sản phẩm ra lò được bao tiêu hết. Thu nhập của thợ đạt hơn 3.000.000 đồng/tháng. Mới đây, nhà trường tiếp tục mở lớp dạy nghề kỹ thuật chạm khắc trên gỗ, góp phần khôi phục làng nghề truyền thống mộc mỹ nghệ thôn Bình Cầu, xã Hoài Thượng.
Một mô hình khác, đó là: Đào tạo nghề, giải quyết việc làm LĐNT gắn liền với doanh nghiệp. Mô hình "ba trong một" này lấy các cơ sở dạy nghề làm nơi đào tạo, thực hành, vừa là nơi giới thiệu việc làm. Năm 2010, mô hình trên của các huyện Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, thị xã Từ Sơn dạy các nghề thêu, mộc dân dụng, may, cơ khí... đã tạo việc làm cho 1.200 lao động với mức lương từ 2.000.000 đồng/tháng/người trở lên...
Hơn nữa, Bắc Ninh là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống. Hàng năm, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các làng nghề, doanh
56
nghiệp làng nghề đều có quy mô nhỏ, tự phát và đặc biệt là nguồn lao động không ổn định. Để giúp các làng nghề nói riêng và ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của tỉnh nói chung khắc phục khó khăn về nguồn lao động, những năm qua Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển luôn chú trọng thực hiện các chương trình đào tạo nghề, nhân cấy nghề. Điển hình như năm 2010, từ 5,085 tỷ đồng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương, Trung tâm đã phối hợp với phòng Kinh tế, phòng Công Thương, trung tâm dạy nghề các huyện, các doanh nghiệp, hợp tác xã… trên địa bàn tổ chức 96 lớp đào tạo nghề cho 3.540 lao động. Trong đó, tập trung chủ yếu là các lớp dạy nghề đan mây tre, may công nghiệp, gỗ mỹ nghệ, may màn xuất khẩu, cơ khí, gốm sứ…
Trong 6 tháng đầu năm 2012 Trung tâm đã mở được 26 lớp đào tạo nghề cho 1.200 người. Để bảo đảm tính hiệu quả và lâu dài, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp xây dựng đề án, biên soạn giáo án phù hợp với trình độ học vấn và nhu cầu của nhiều đối tượng lao động. Đội ngũ tham gia giảng dạy, truyền nghề là những giáo viên có kinh nghiệm, những thợ có tay nghề cao, giúp người lao động làm quen và thực hành trên máy ngay trong thời gian học việc. Đến nay, hầu hết lao động được đào tạo từ nguồn quỹ khuyến công đều có việc làm, thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp, hộ gia đình, làng nghề.
Huyện Gia Bình trước đây người dân chủ yếu làm ruộng, giờ đây, một số địa phương trong huyện đã duy trì phát triển thêm một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong thời gian nông nhàn để có thu nhập, nâng cao đời sống. Tiêu biểu như các xã Song Giang với nghề mây tre đan; Đại Lai với nghề thêu ren; Lãng Ngâm với nghề may công nghiệp;… Kết quả đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của Trung tâm trong việc phối hợp với các xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã…. trên địa bàn triển khai có hiệu quả các chương trình dạy nghề cho người lao động.
57
Theo số liệu thống kê, từ năm 2007 – 2010 Trung tâm đã mở hơn 30 lớp đào tạo nghề mây tre đan, may công nghiệp, thêu tranh xuất khẩu; sản xuất gạch tuylen cho hơn 1.300 lao động trên địa bàn huyện Gia Bình, trong đó tập trung vào các xã: Đại Lai, Giang Sơn, Xuân Lai, Bình Dương, Quỳnh Phú… Sau khi học nghề, gần 1.140 học viên, đạt 87% số học viên được đào tạo có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp, hợp tác xã … với mức thu nhập hơn 1,7 triệu đồng/người/tháng.
Tại thành phố Bắc Ninh, từ 2007-2010 bằng nguồn vốn khuyến công đã có 870 lao động được đào tạo nghề, trong đó hơn 680 lao động có việc làm ổn định. Ban lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển khẳng định: “Những năm qua, các dự án khôi phục nghề truyền thống, hỗ trợ kinh phí đào tạo, truyền nghề mới cho lao động từ nguồn quỹ khuyến công đã và đang được triển khai có hiệu quả tại các địa phương trong tỉnh. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Một số xã đã phát triển thêm nghề mới góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội ngày càng vững mạnh”.
Theo kế hoạch, UBND tỉnh phê duyệt nguồn kinh phí dành cho hoạt động khuyến công dự kiến từ năm 2009 - 2012 là 28,39 tỷ đồng thì thời gian tới các dự án khuyến công sẽ tiếp tục được triển khai và tập trung nhiều vào chương trình đào tạo các nghề như dệt may, cơ khí, chế biến gỗ…, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.