7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn
3.4.1. hành tựu đạt được
Trong công tác đào tạo nghề, Bắc Ninh đã chú trọng đặc biệt đến đào tạo nghề cho LĐNT nói chung và TNNT nói riêng. Đây là lực lượng lao động chủ lực, chiếm gần 2/3 tổng số lao động của tỉnh, nhằm phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với LĐNT học nghề ngắn hạn được hỗ trợ kinh phí 1,5 triệu đồng/người/khoá học, nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi nhất cho LĐNT có nghề mới để chuyển đổi phương thức làm ăn, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ, góp phần vào công tác xoá đói, giảm nghèo của mỗi địa
71
phương. Bắc Ninh đã xây dựng Phương án Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010 và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 126 /QĐ-UBND ngày 13/12/2006.
+ Số LĐNT được hỗ trợ học nghề: 7.165 người. + Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học: trên 70%.
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo trong 03 tháng cho 03 nhóm đối tượng như sau: + Năm 2010: mức 300.000đ/người/tháng.
+ Năm 2011: chia theo 03 nhóm nghề.(với các nghề cụ thể)
đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên theo quy định;
Bảng 3.11: Kết quả đào tạo nghề cho giai đoạn
2006 - 2008 Stt Nghề 2006 (1.150 tỷ.đ) 2007 (3 tỷ.đ) 2008 (4,5 tỷ.đ) Tổng Lớp H/s Lớp H/s Lớp H/s Lớp H/s
1 May công nghiệp 14 428 19 600 16 480 49 1.508
2 Công nghệ thông tin 11 340 18 560 22 660 51 1.560
3 Kỹ thuật trồng trọt 5 160 10 310 36 1080 51 1.550 4 Tin học 7 220 26 800 50 1.500 83 2.520 5 Mộc mỹ nghệ 2 60 2 60 0 0 4 120 6 Nuôi trồng thủy sản 5 160 7 230 14 420 26 810 7 Điện Tử 1 30 4 120 5 150 8 Điện DD & CN 4 130 3 90 7 220
9 Mây tre đan 16 510 19 570 35 1.080
10 Gốm 2 60 2 60 4 120
11 Hàn 6 210 1 30 7 240
12 Thủ công XK (đan thêu) 6 180 6 180
Tổng 44 1.368 111 3.500 173 5.190 328 10.058
Nguồn: Sở LĐ TB & XH tỉnh Bắc Ninh
Với 10.058 LĐNT được đào tạo trong 3 năm từ 2006-2008 đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu LĐNT, giải quyết việc làm tại chỗ, cung cấp lao động cho các KCN, phục vụ cho xuất khẩu lao động và chuyển đổi nghề, tạo thêm nghề mới, phát triển kinh tế gia đình, ổn định an ninh chính trị tại địa phương (Cụ thể: Nghề May CN thu hút rất đông phụ nữ, 100% có việc
72
làm tại các nhà máy hoặc tự làm tại gia đình; các nghề Nông nghiệp: góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi tại gia đình, chuyển đổi cơ cấu; nghề thủ công: góp phần chuyển đổi cơ cấu, tăng việc làm tại chỗ tạo thu nhập bình quân 600.000 -800.000đ/hộ; Nghề Công nghiệp như điện, điện tử, tin học, hàn .. chủ yếu là lao động trẻ đón đầu cơ hội vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh..)
Với những chính sách đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Bắc Ninh thì kết quả đào tạo nghề đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Với số lao động đào tạo được từ 4.771 lao động năm 2000 lên 39.427 lao động năm 2010, trong đó cơ cấu lao động đào tạo nghề tăng từ 80% năm 2000 lên 92% năm 2010. Số liệu cụ thể tại bảng 3.12.
Bảng 3.12: Số lao động đƣợc đào tạo hàng năm tại Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010 Đơn vị tính: người STT Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 I Phân theo trình độ đào tạo 4.771 7.895 10.567 14.726 21.154 32.198 39.427 1 Sơ cấp nghề 499 2.671 3.476 7.864 14.496 23.298 29.445 2 Công nhân kỹ thuật 615 1.303 2.415 2.003 1.436 2.135 2.417
3 Trung cấp nghề 696 723 845 986 1.274 1.559 2.000
4 Cao đẳng nghề 402 487 550 648 731 825 950
5 Trung cấp chuyên nghiệp 1.450 1.539 1.879 1.582 1.796 1.530 1.650
6 Cao đẳng 210 153 304 409 563 2.111 2.200 7 Đại học 850 944 969 1.088 703 620 630 8 Trên đại học 49 75 129 146 155 120 135 II Cơ cấu Tổng số = (100%) 100 100 100 100 100 100 100 Trong đó: 1 Sơ cấp nghề 10,46 33,83 32,89 53,40 68,53 72,36 74,68
2 Công nhân kỹ thuật 12,89 16,50 22,85 13,60 6,79 6,63 6,13
3 Trung cấp nghề 14,59 9,16 8,00 6,70 6,02 4,84 5,07
4 Cao đẳng nghề 8,43 6,17 5,20 4,40 3,46 2,56 2,41
5 Trung cấp chuyên nghiệp 30,39 19,49 17,78 10,74 8,49 4,75 4,18
6 Cao đẳng 4,40 1,94 2,88 2,78 2,66 6,56 5,58
7 Đại học 17,82 11,96 9,17 7,39 3,32 1,93 1,60
8 Trên đại học 1,03 0,95 1,22 0,99 0,73 0,37 0,34
73
Tính chung cả tỉnh, tỷ lệ qua đào tạo nói chung của LLLĐ đã tăng từ 29,5% năm 2005 lên 45% năm 2010; trong đó: tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ 20,5% lên 25,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 6,4% lên 12,0% so với bình quân của vùng đồng bằng Sông Hồng tỷ lệ lao động có trình độ Trung cấp nghề của Bắc Ninh còn thấp hơn (4,2% so với 6,5%) nhưng trình độ cao đẳng nghề của Bắc Ninh là 2,58% cao hơn bình quân vùng là 2,2%, trình độ Đại học và trên Đại học Bắc Ninh thấp hơn (5,53% so với 6,8%) với Vĩnh Phúc lao động chưa qua đào tạo ở Bắc Ninh cao hơn (55,0% so với 48,8%) nhóm sơ cấp nghề và CNKT không bằng thấp hơn (26,2% và 32,52%) nhóm trung cấp nghề tương đương Vĩnh Phúc (4,6% và 4,45%) nhóm cao đẳng nghề Bắc Ninh hơn Vĩnh Phúc (2,58% so với 1,26%) nhóm trung cấp chuyên nghiệp Bắc Ninh kémVĩnh Phúc (3,4% so với 7,13%) song ở nhóm cao đẳng, đại học Bắc Ninh hơn hẳn Vĩnh Phúc (8,34% so với 5,72%) còn trình độ trên đại học tỷ lệ này ở Bắc Ninh cao gần gấp đôi Vĩnh Phúc (0,28% so với 0,15%).
Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 3%/năm; tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của LLLĐ tỉnh Bắc Ninh cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Riêng trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các KCN cũng nói lên điều đó, qua biểu so sánh sau:
Bảng số 3.13
(Quý II/2010)
(Đơn vị: %/tổng số lao động)
Theo các cấp trình độ Bắc Ninh Bình Dƣơng
Mù chữ 0 0,2
Tốt nghiệp TH 7,2 8,2
Tốt nghiệp THCS 29,2 63,1
Tốt nghiệp THPT 63,6 28,5
Tỷ lệ LĐ qua đào tạo 42,2 30
74
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, công tác quản lý được tăng cường, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung và người lao động nói riêng được nâng lên. Thói quen làm việc tuân thủ những quy định, có kỷ luật đã có bước tiến bộ, đặc biệt trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong quá trình CNH, HĐH, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, làm việc theo dây truyền, ca kíp,…cộng với công tác giáo dục, áp dụng các quy trình quản lý chất lương, quản lý lao động khoa học, tiên tiến được quan tâm, coi trọng, góp phần nâng cao tinh thần hợp tác, năng suất lao động, chất lượng công việc, sản phẩm được nâng lên.
Mặc dù đã có nhiều ưu đãi đối với LĐNT, song các cơ sở đào tạo nghề cấp huyện còn rất khó khăn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, nên việc mở rộng ngành nghề, đặc biệt là những nghề kỹ thuật là rất khó, chưa làm được.
Điều dễ nhận thấy lĩnh vực đào tạo nghề LĐNT Bắc Ninh đã có bước phát triển rõ nét cả về lượng và chất: Nếu như năm 2009 mới chỉ có 7 nghìn LĐNT được đào tạo thì năm 2010 đạt 11 nghìn, năm 2011 có hơn 10 nghìn LĐNT của tỉnh tham gia học nghề, tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 13 nghìn lao động, tăng 19% so cùng kỳ năm 2010.
Sau 2 năm (2010-2011) thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đào tạo nghề cho LĐNT, với tinh thần “khẩn trương, đồng bộ và quyết tâm cao” cả nước triển khai tích cực và cơ bản hoàn thành các mục tiêu Đề án đặt ra. Cả nước có gần 800 nghìn lao động được học nghề, riêng Bắc Ninh là hơn 17 nghìn người được học nghề bằng chính sách của Đề án. Thông qua Đề án, Bắc Ninh đã tổ chức 571 lớp đào tạo nghề, trong đó nông nghiệp 228 lớp; làng nghề 85 lớp và công nghiệp, dịch vụ 258 lớp với tổng số 17.158 người được hỗ trợ học nghề, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 70%. Kết quả này đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu LĐNT, giải quyết việc làm tại chỗ, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp,
75
giúp nông dân chuyển đổi nghề, tạo thêm nghề mới, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo
cho năm 2011
Đơn vị: Người
TT Đơn vị TH 2010 TH 2011 KH 2012
1 Trường CĐN Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh 240 150 240
2 Trường CĐN Cơ điện và Xây dựng BN 330 159 240
3 Trường CĐ Thuỷ Sản 353 150 150
4 Trung tâm dạy nghề -Trường CĐCN Bắc Hà 390 142
5 Trường TCN Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh 450 270 450
6 Trường TCN KTKT & TCMNTT Thuận Thành 1.410 660 720
7 Trường TCN Đông Đô 297 140 360
8 TTDN TP. Bắc Ninh 1.140 840 1.020
9 TTDN huyện Yên Phong 600 600 510
10 TTDN huyện Lương Tài 960 662 750
11 TTDN huyện Quế Võ 990 600 600
12 TTDN huyện Gia Bình 570 510 540
13 TTDN huyện Tiên Du 660 609 750
14 TTDN thị xã Từ Sơn 240 370 450
15 Trung tâm Dạy nghề-PHCN cho người tàn tật 149 180
16 TTDN và ứng dụng công nghệ CTA 390 210 510
17 TTDN IDT 300 120
18 Trường TC KTKT Công thương CCI 390 120 450
20 TTGTVL Thanh Niên 450 180 300
21 TTGTVL Hội nông dân 360 129 210
22 TT Kỹ thuật TH hướng nghiệp Bắc Ninh 0 90 300
23 TTDN và chuyển giao công nghệ VACVINA 120 240
24 Trung tâm NDNCC & BTXH 0 60 150
25 Công ty Đào thị 0 125 210
26 TTGTVL Bắc Ninh 390 0 270
Tổng cộng: 10.910 7.165 9.600
76
Cơ cấu nghề có sự chuyển biến tích cực, số lượng LĐNT học nghề phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần từ 51% năm 2010 lên 56% năm 2011. Tuy nhiên công tác dạy nghề cho LĐNT trong 2 năm qua mới tập trung vào các mô hình thí điểm; việc đào tạo mở rộng ở các địa phương còn một số hạn chế, yếu kém như đào tạo nghề chưa phù hợp nhu cầu; điều kiện của người học chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế-XH địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Sau 2 năm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo nông dân thiếu việc làm, Bắc Ninh đã có nhiều nỗ lực và thu được những kết quả khả quan. Song bên cạnh đó cũng còn những khó khăn vướng mắc trong giải quyết việc làm sau khi học nghề để đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân.
Mỗi năm trên địa bàn tỉnh đào tạo được khoảng 12.000 LĐNT. Hiện nay, cả tỉnh có 8 trung tâm dạy nghề cấp huyện đào tạo nghề cho LĐNT, được quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo. Những làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một được các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện dạy nghề và hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khôi phục. Điển hình như làng nghề truyền thống đúc dát đồng Đào Viên (Thuận Thành) đã mở hai khóa đào tạo nghề đúc dát đồng cho 60 học viên, học xong học viên được hỗ trợ vay vốn và có cơ sở bao tiêu sản phẩm; làng nghề mộc truyền thống thôn Bình Cầu, Hoài Thượng (Thuận Thành) cũng đang được quan tâm khôi phục…
Công tác đào tạo nghề LĐNT đang được triển khai theo hướng đa dạng các loại hình, các ngành nghề đào tạo: Dạy nghề tại cộng đồng gắn với nhu cầu việc làm; liên kết với trường dạy nghề để đào tạo liên thông; liên kết với doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đào tạo nghề và tạo việc làm theo địa chỉ; có chế độ khuyến khích người học từng bước nâng cao trình độ lao động. Nhiều trường đào tạo nghề mở hệ cao đẳng và liên thông đại học.
Một cách đào tạo khác là nhân cấy nghề mới với phương thức kết hợp Nhà nước-doanh nghiệp-người lao động, dạy nghề, giải quyết việc làm LĐNT
77
gắn liền với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm có sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước với các nghề thêu, mộc dân dụng, may công nghiệp, cơ khí...tạo việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động.