7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn
3.1.3. Một số nhận xét về ảnh hưởng của địa bàn nghiên cứu tớ
công tác chuyển đổi nghề cho TNNT ở tỉnh Bắc Ninh
LLLĐ của tỉnh Bắc Ninh thuộc loại trẻ, tỷ lệ LLLĐ trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ loại cao. Tuy nhiên tỷ lệ LLLĐ ở nhóm tuổi trẻ (15-24 và 25-34) có xu hướng giảm và tỷ lệ LLLĐ ở các nhóm tuổi cao (45-54 và 55 tuổi trở lên) có xu hướng tăng.
NNL khá dồi dào, có trình độ học vấn tương đối cao so với trung bình của cả nước, người lao động chăm chỉ, cần cù, khéo léo, năng động trong mô hình sản xuất truyền thống.
Tình hình kinh tế xã hội của Bắc Ninh phát triển khá cùng với vị trí địa lý thuận lợi sẽ thuận lợi cho việc tăng đầu tư đối với công tác chuyển đổi nghề cho TNNT đặc biệt là hoạt động dạy nghề.
- Chất lượng NNL chưa cao do chưa được đào tạo theo yêu cầu của sự phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất.
Trong tổng số nhân lực tỉnh Bắc Ninh, phần lớn đang làm việc tại khu vực ngoài Nhà nước, trong đó đa số xuất thân từ nông thôn, đã quen với lối sản xuất nông nghiệp nên khi bước vào nền sản xuất công nghiệp, lao động chưa thể thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi. Lực lượng này chủ yếu làm việc theo sự phân công của cấp trên. Khi có sự hướng dẫn thì họ luôn có tinh thần hợp tác, phối hợp để hoàn thành công việc được giao (ví dụ: làm việc theo dây chuyền, theo nhóm, tổ…), đức tính của người lao động là cần cù, chịu khó, thông minh.
40