7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn
4.2.3. Mục tiêu phát triển đào tạo nghề đến năm 2020
Các KCN, CCN ở Bắc Ninh đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn LĐ, nhưng phần lớn mới chỉ là LĐPT, thiếu LĐ có trình độ. Vì vậy, Bắc Ninh đang tập trung vào mục tiêu cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề phục vụ nhu cầu của các KCN, CCN và tăng cường XKLĐ.
Theo thống kê, hiện có hơn 3 vạn LĐ đang làm việc tại các KCN tập trung của Bắc Ninh. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là LĐPT, chỉ có hơn 20% số LĐ có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật, quản lý. Các DN ở Bắc Ninh đều thiếu LĐ chất lượng, nhất là DN trong ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chính xác...
Nhiệm vụ tổng quát về phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 xác định Bắc Ninh sẽ là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và y tế chất lượng cao của vùng. Tỉnh sẽ nâng cao chất lượng nguồn LĐ, giải quyết việc làm hằng năm cho 26-27 nghìn LĐ.
93
Đối với LĐNT, hiện nay tỉnh Bắc Ninh có 660 nghìn lao động trong độ tuổi, LĐNT chiếm 76%. Triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, tỉnh đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố cơ bản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Nhằm tạo bước đột phá vào lĩnh vực trên, tháng 4-2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt và triển khai đề án đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đề án đặt ra mục tiêu mỗi năm, tỉnh đào tạo nghề cho 12 nghìn LĐNT với tỷ lệ có việc làm là 85%. Theo đó, trong 5 năm, cùng với nguồn ngân sách Trung ương là hơn 112 tỷ đồng, tỉnh sẽ huy động từ ngân sách địa phương 229 tỷ đồng cho lĩnh vực công tác này. Như vậy, với nguồn kinh phí hằng năm tăng gấp từ hai đến ba lần trước đây cho phép Bắc Ninh tăng cường cả về quy mô và chất lượng đào tạo nghề LĐNT. Nhất là trong bối cảnh nhiều cơ sở dạy nghề của tỉnh quy mô còn nhỏ, trang thiết bị vừa thiếu vừa lạc hậu, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 47% giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 26.000-27.000 lao động, trong đó 50% là lao động nữ. Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75%. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp đến năm 2015 lao động trong khu vực này còn 33,9%, năm 2020 còn 22,2%. Riêng khu vực LĐNT, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Bắc Ninh sẽ huy động nhiều nguồn lực, tạo điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao chất hệ thống cơ sở dạy nghề.
- Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020; nâng tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh lên 60 cơ sở vào năm 2015 (trong đó có 03 trường CĐ nghề, 15 trường trung cấp nghề, 30 trung tâm dạy nghề và 12 cơ sở khác có dạy nghề).
94
- Xây dựng đề án “XHH công tác dạy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2012-2020”; phương án “Hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2020” .
- Đến 2015-2016 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các trường ĐH, CĐ có thể đạt 45-50%, đi học các trường Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề 30-35%.