Thực trạng CNH, HĐH,ĐT Hở Bắc Ninh thời gian qua

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 48 - 59)

7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng CNH, HĐH,ĐT Hở Bắc Ninh thời gian qua

Từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997) trải qua gần 15 năm, kinh tế của Bắc Ninh liên tục tăng trưởng cao, bình quân đạt 14,1%/năm. Đến năm 2011, quy mô kinh tế gấp 6,6 lần năm 1997; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, với tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng lên đạt 70,7%, dịch vụ 20,8%, nông nghiệp 8,5%; xuất khẩu hàng hóa từ 20 triệu USD lên 5,85 tỷ USD; thu ngân sách đạt hơn 7.100 tỷ đồng, gấp 41 lần năm 1997; GDP bình quân đầu người đạt 2.100 USD… Ngay trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu tác động mạnh mẽ, gây khó khăn và thách thức lớn cho kinh tế trong nước và nhiều địa phương, Bắc Ninh vẫn nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững. 6 tháng đầu năm 2012, GDP của tỉnh ước đạt 11,86%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 16,7%, dịch vụ tăng 7,5% và nông nghiệp tăng 0,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH với tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng lên chiếm 75,53%, dịch vụ 18,01% và nông nghiệp giảm còn 6,45%.

Từ một tỉnh có quy mô, kết cấu hạ tầng lạc hậu, nhỏ bé và chia cắt, Bắc Ninh hôm nay đang ngày càng rộng mở bởi những cung đường hiện đại nối các miền quê, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Điểm nhấn là quốc lộ 1B, 18, 38, cầu Hồ nối với các tuyến tỉnh lộ 282, 271, 280, 286, 295… và hàng chục tuyến đường liên huyện, liên xã với mức đầu tư 11.000 tỷ đồng, cùng 100% đường giao thông nông thôn được cứng hóa đã tạo nên hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ. Cùng với đó là hệ thống đô thị được quy hoạch, xây dựng và phát triển theo hướng tổ chức không gian phát triển chuỗi và chùm đô thị hiện đại. Tất cả đang từng ngày thay đổi với diện mạo đô thị mới khang trang, hiện đại trên khắp các địa phương, song rõ nét nhất là thành phố Bắc Ninh, từ một thị xã nhỏ bé nay đã và đang trở thành thành phố hiện đại, sáng, xanh, sạch, đẹp có quy mô gấp 3 lần…

41

Đây chính là tiền đề để Bắc Ninh khai thác tiềm năng, lợi thế của một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch và hình thành 28 cụm công nghiệp, 15 KCN tập trung gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại, trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động và 5 KCN đang triển khai xây dựng hạ tầng. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 53,3%, cao hơn tỷ lệ lấp đầy của cả nước (khoảng 47%), nếu tính tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,8%. Cùng với đó là những chiến lược, sách lược đúng đắn trong thu hút đầu tư, cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (Bắc Ninh hiện đứng thứ 2 toàn quốc)…

Bắc Ninh đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư. Từ lúc đầu chỉ có 76 doanh nghiệp trong nước, với tổng vốn đăng ký là 470 tỷ đồng, đến nay tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký 4.800 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 35.000 tỷ đồng. Năm 1997 chỉ có 4 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 170 triệu USD, đến năm 2011 đã có 350 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 4 tỷ USD, trong đó có các tập đoàn kinh tế đa quốc gia thương hiệu uy tín toàn cầu như: Canon, Samsung, Nokia, ABB, Pepsico… Hiện có 251 dự án đi vào hoạt động (trong đó 132 dự án FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN (không tính đầu tư phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao động địa phương chiếm 43,8 %. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 107 lần so với năm 1997, đứng thứ 6 toàn quốc về tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Việc xác định sản xuất công nghiệp là khâu đột phá đã tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh nhanh, bền vững theo hướng CNH, HĐH. Từ sự phát triển của các KCN, ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã định hình và

42

phát triển những ngành mũi nhọn như công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao...

Phát triển công nghiệp và đô thị đã kéo theo các ngành dịch vụ phát triển với việc hình thành ngày càng nhiều các trung tâm thương mại, ngân hàng, hệ thống siêu thị, mạng lưới chợ... Các hoạt động vận tải hành khách, công nghệ thông tin, viễn thông… phát triển rộng khắp theo hướng hiện đại và đồng bộ từ thành thị đến nông thôn đã đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh.

Cùng với phát triển công nghiệp, dịch vụ, Bắc Ninh đã quan tâm đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó tổng mức đầu tư cho nông nghiệp đạt hơn 2.900 tỷ đồng góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhất là các công trình thủy lợi, đê kè bảo đảm ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu… Từ đó, tạo tiền đề cho việc hình thành cơ sở nông nghiệp công nghệ cao, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị trong nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3.4:Một số vấn đề cơ bản của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2005 2011

Số lượng các khu công nghiệp KCN 1 5 15

Số lượng cụm công nghiệp CCN 2 8 28

Đất phi nông nghiệp Ha 26.129.9 28.980.2 32.975.5 Diện tích đất nông nghiệp bị

thu hồi

Ha 1.390,8 4.241,1 8.236,4

Tổng số LĐNT mất việc làm do bị thu hồi đất

+ Số LĐ TNNT mất việc +Cơ cấu số LĐTNNT mất việc

Người Người % 13.908 6.503 46,76 48.772 22.250 45,62 115.309 49.029 42,52 Số LĐTNNT mất việc làm

so với dân số toàn tỉnh

% 0.68 2.25 4.6

43

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, tỉnh Bắc Ninh đã gặp phải thách thức lớn cần phải giải quyết đó là công tác chuyển đổi nghề cho LĐNT nói chung và TNNT nói riêng khi đất nông nghiệp của người dân ngày càng bị thu hồi nhiều để xây dựng KCN, CCN. Theo bảng 3.4, tốc độ phát triển KCN, CCN giai đoạn 2001 – 2011 đã kéo theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi có xu hướng ngày càng tăng từ 1.390,8ha (năm 2001) và 4.241,1ha (năm 2005) tăng lên 8.236,4ha (năm 2011), tương ứng với đó là số LĐNT mất việc làm do bị thu hồi đất cũng tăng theo, từ 13.908 người (năm 2001) và 48.772 người (năm 2005) tăng lên 115.309 người (năm 2011). Trong đó số LĐTNNT mất việc làm tăng từ 6.503 người (năm 2001) và 22.250 người (năm 2005) lên 49.029 người (năm 2011), so với dân số toàn tỉnh lần lượt tương ứng là 0.68% (năm 2001), 2,25% (năm 2005) và 4,6% (năm 2011).

Hơn nữa khi phát triển các KCN, CCN vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập từ công tác quy hoạch đến triển khai thực hiện như giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư (chất lượng), vấn đề lao động, công tác bảo vệ môi trường và cơ chế, chính sách liên quan tới KCN còn chồng chéo, chưa đồng bộ,...

Thứ nhất, quy mô phát triển KCN chưa phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, điều kiện để phát triển các khu công nghiệp chưa được chuẩn bị chu đáo, làm giảm hiệu quả phát triển khu công nghiệp.

Quy hoạch phát triển KCN mang tính định hướng về bố trí không gian công nghiệp trên cơ sở các định hướng lớn về về phát triển các ngành, lĩnh vực trên phạm toàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển các KCN của tỉnh (từ quy hoạch đến triển khai thực tiễn) thời gian qua chủ yếu xuất phát từ thực tế nhu cầu thu hút đầu tư của địa phương và của doanh nghiệp, do vậy chưa thực sự dựa trên nhu cầu và khả năng phát triển (với những điều kiện nhất định) theo quy hoạch/định hướng phát triển các ngành lĩnh vực có liên quan. Quy hoạch

44

phát triển các KCN chưa gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN)… là một ví dụ. Điều này ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển KCN. Việc triển khai đầu tư phát triển các KCN nhiều khi cũng không đồng bộ với đầu tư phát triển các dự án/công trình thuộc những ngành nghề khác có liên quan, làm giảm hiệu quả của các KCN.Công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các KCN cũng bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện trên các phương diện: thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động lành nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong KCN, thiếu sự chuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tư. Về vấn đề này, hầu như KCN nào cũng gặp phải, đặc biệt là KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo quy hoạch được duyệt chưa được giám sát chặt chẽ, dẫn tới việc các địa phương và chủ đầu tư xây dựng KCN không tuân thủ quy hoạch hoặc không thực hiện các hạng mục công trình theo quy hoạch (như hệ thống xử lý nước thải, chất thải,...).

Thứ hai, mặc dù trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có các KCN có tính chuyên ngành khá cao (sản xuất sản phẩm điện tử…), song cơ bản vẫn chƣa hình thành các cụm liên kết trong sản xuất công nghiệp (các cluster), chƣa thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn.

Định hướng ngành nghề của các KCN được xác định tương đối giống nhau (chế biến nông sản, may mặc, cơ khí, điện tử...) và đa dạng trong mỗi khu công nghiệp, đồng thời, khi thu hút đầu tư chưa chú trọng tới việc tạo điều kiện hình thành các cụm liêt kết… Do vậy, khi các doanh nghiệp đi vào sản xuất, sẽ có những sản phẩm giống nhau, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt không cần thiết, có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, trong khi các

45

ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn lại chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn chƣa đồng bộ, thiếu cơ chế vận hành hợp lý làm giảm khả năng cũng nhƣ hiệu quả phát triển khu công nghiệp

Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh những năm qua được cải thiện đáng kể, nhiều công trình hạ tầng đối ngoại như đường giao thông đối ngoại, hạ tầng viễn thông, hạ tầng cấp điện, cấp, thoát nước,... được đầu tư tạo điều kiện cho cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng, đảm bảo giao thương thuận tiện hơn. Tuy nhiên, do các công trình hạ tầng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, lợi ích kinh tế trực tiếp không lớn, thời gian xây dựng kéo dài… làm giảm tính đồng bộ (về không gian và thời gian) dẫn đến làm giảm hiệu quả của hệ thống hạ tầng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu công nghiệp.

Thứ tư, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, phức tạp; hiệu quả sử dụng đất KCN còn chƣa cao.

Mặc dù các KCN tỉnh Bắc Ninh thời gian qua có những bước phát triển tích cực; ngoài các KCN thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng, một số khu vực khác còn gặp nhiều khó khăn như KCN Gia Bình, Yên Phong 2, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, thu hút đầu tư thấp vì nhiều lý do chủ quan và khách quan như: sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới người dân nên dẫn đến những khiếu kiện, tranh chấp về đất đai ảnh hưởng tới tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án; hoặc do sự chồng chéo trong xây dựng quy hoạch (quy hoạch điện, giao thông) dẫn đến sự lúng túng giữa các cơ quan trong việc triển khai thực hiện quy hoạch KCN.

Công tác tái định cư và tình hình đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển KCN còn gặp nhiều khó khăn.

46

Người dân sau thu hồi đất thường gặp phải tình trạng thiếu đất sản xuất, cuộc sống không ổn định... Đặc biệt, một bộ phận người dân sau khi bị thu hồi đất không tìm được việc làm phù hợp hoặc chưa nhận được giúp đỡ của chính quyền địa phương.

Mặt khác, do thiếu quỹ đất sản xuất nông nghiệp nên xuất hiện tình trạng người dân đem tiền đền bù gửi tiết kiệm hoặc xây nhà hoặc mua sắm tài sản không sinh lời và không tạo được công ăn việc làm khiến một số hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Thứ năm, vấn đề lao động trong KCN

Những năm qua các KCN của tỉnh đã tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao động địa phương chiếm 43,8%. Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp KCN đang gặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề trong khi số lao động cần tạo công ăn việc làm còn rất dư thừa. Để giải quyết tình trạng này, các chủ doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động ngoại tỉnh (chiếm khoảng 56,2%), phải tổ chức đạo tạo người lao động để đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa là yếu tố phát sinh những vấn đề phức tạp từ việc di cư lao động từ địa phương này sang địa phương khác làm việc trong KCN.

Bắc Ninh là địa phương phát triển nhanh về KCN, song tương tự như tình trạng chung ở phần lớn các KCN trong cả nước, chưa giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân, chưa định hướng rõ và ban hành được cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và môi trường sống (vệ sinh, an ninh xã hội…) của người lao động. Lao động ngoại tỉnh thường thuê nhà ở khu vực xung quanh KCN để cư trú với điều kiện sống tạm bợ, hết sức khó khăn. Do quy mô đầu tư lớn, vốn đầu tư đòi hỏi nhiều, thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư thấp, nên rất ít doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân.

47

Về việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, trong các doanh nghiệp KCN đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động còn thiếu nghiêm túc và mang tính hình thức đối với các vấn đề về ký kết hợp đồng lao động, kéo dài thời gian thử việc, thời gian làm việc nhiều, xử lý kỷ luật, sa thải công nhân một cách tuỳ tiện,... chính sách tiền lương chậm thay đổi,... ảnh hưởng đến điều kiện sống cho người lao động và gia đình.

Thứ sáu, Công tác bảo vệ môi trường trong KCN chưa được cải thiện nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

KCN là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi thải ra môi trường các loại chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại. Việc thu gom và vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy, việc xử lý rác thải chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu. Việc phân loại rác thải và xử lý chỉ phù hợp với mức độ nguy hại, ít gây ô nhiễm, còn lại các rác thải công nghiệp nguy hại chưa được xử lý triệt để. Đặc biệt tại các nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa…, lượng chất thải rắn chủ yếu là nhựa, hoá chất rắn, chất dẻo, cao su… là những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất.

Ngoài ra còn phải kể đến một lượng lớn rác thải xây dựng được thải ra trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và xây dựng nhà xưởng để sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN.

Thứ bẩy, Tƣơng tự nhƣ các địa phƣơng khác, khung pháp lý còn có những bất cập, quản lý nhà nƣớc tuy đã có chuyển biến nhƣng còn lúng túng cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới phát triển các KCN ở Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)