Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 34 - 40)

7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất.

Diện tích đất tăng giảm = Diện tích đất của năm nghiên cứu - Diện tích đất của năm chọn làm gốc so sánh

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.

Ptb =

P0 + P1 2 Trong đó:

Ptb - Dân số trung bình của tỉnh/thành phố; P0 - Dân số đầu kỳ của tỉnh/thành phố; P1 - Dân số cuối kỳ của tỉnh/thành phố.

Tỷ số giới tính =

Số nam x 100 Số nữ

Mật độ dân số (người/km2) = Số lượng dân số/ Diện tích lãnh thổ

Có một số chỉ tiêu được dùng để đo mức độ tham gia hoạt động kinh tế (hay tham gia lực lượng lao động) như sau:

Tỷ lệ hoạt động thô (hay tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô):

Tỷ lệ hoạt động thô biểu thị số phần trăm những người hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) chiếm trong tổng dân số.

Tỷ lệ tham gia LLLĐ thô (%) =

(Số người làm việc + thất nghiệp) trong 7 ngày qua

x 100 Tổng dân số

27

Tỷ lệ hoạt động chung (hay Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung): Đây đơn thuần là tỷ lệ hoạt động của những người trong độ tuổi có khả năng lao động.

Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì công thức tính là:

Tỷ lệ tham gia

LLLĐ chung (%) =

Dân số 15 tuổi trở lên ĐKT (LLLĐ)

x 100 Dân số 15 tuổi trở lên

Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động kinh tế bị loại ra không được thu thập do quy định tuổi giới hạn tối thiểu quá cao. Ngay ở nước ta quy định giới hạn tối thiểu là 15 tuổi cũng có thể làm cho nhiều trẻ em 13, 14 tuổi tham gia hoạt động kinh tế bị loại ra. Ví dụ, vào thời gian Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, có tròn nửa triệu trẻ em 13-14 tuổi đang làm việc, chiếm gần 16% dân số nhóm tuổi đó (TCTK. TĐTDS 1999. Chuyên khảo về Lao động và việc làm ở Việt Nam. Hà Nội - 2002. Biểu 6.1, trang 89).

• Tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động (hay tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động):

Công thức tính:

Tỷ lệ tham gia LLLĐ

trong độ tuổi lao động (%) =

Dân số HĐKT (LLLĐ) trong tuổi lao động

x100 Dân số trong tuổi

lao động

• Tỷ lệ có việc làm trên lực lượng lao động: Số người có việc làm tính trên 100 người hoạt động kinh tế (hay trên 100 người trong lực lượng lao động). Công thức tính:

28

Tỷ lệ có việc làm trên

lực lượng lao động (%) =

Số người có việc làm/làm việc

x100 Lực lượng lao động

• Tỷ lệ người làm việc-trên-dân số trong độ tuổi lao động: Biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm/làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động. Công thức tính:

Tỷ lệ người đang làm việc trên dân số trong

tuổi LĐ (%)

= Số người trong độ tuổi LĐ đang làm việc x 100 Dân số trong tuổi lao động

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người đang làm việc trên tổng dân số. Công thức tính:

Tỷ lệ lao động đang làm việc

so với tổng dân số (%) =

Số người đang làm việc

x 100 Tổng dân số T

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm: tính tỷ lệ % ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên tổng GDP của tỉnh

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo.

- : số km đường giao

thông, tỷ lệ hộ có điện, điện thoại/người dân, tỷ lệ dùng nước sạch…

Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo” được tính theo công thức sau đây:

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%) =

Số lao động đang làm việc tại thời điểm (t) đã qua đào tạo

x 100 Tổng số lao động đang làm

29

* Số cơ sở dạy nghề

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm căn cứ lập kế hoạch phát triển về số lượng các cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về dạy nghề của toàn xã hội.

Các cơ sở dạy nghề này đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.

Cơ sở dạy nghề phân theo trình độ đào tạo nghề gồm có cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.

Cao đẳng nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 2 đến 3 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.

Trung cấp nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo thực hiện từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Học nghề dưới 3 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghề thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.

- Phân tổ chủ yếu: loại hình; cấp quản lý; loại cơ sở.

- Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

* Số học sinh học nghề

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học sinh học nghề, là cơ sở để xác định đầu vào của lực lượng lao động do giáo dục nghề nghiệp cung cấp, làm

30

căn cứ cho lập kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia.

Công thức cụ thể như sau: Số học sinh học nghề có mặt cuối năm báo cáo = (Số học sinh có mặt đầu năm báo cáo + số học sinh tuyển mới trong năm báo cáo) – (số tốt nghiệp trong năm báo cáo + số học sinh bỏ học và chuyển trường trong năm báo cáo).

Học sinh tốt nghiệp: là những học sinh đã học hết chương trình, đã dự thi tốt nghiệp và được cấp bằng hoặc chứng chỉ.

Học sinh học nghề phân theo trình độ đào tạo nghề có: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.

Cao đẳng nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 2 đến 3 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.

Trung cấp nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo thưc hiện từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Học nghề dưới 3 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghề thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.

Đào tạo lại, đào tạo nâng cao đối với những người đi bổ túc thêm hoặc nâng cao tay nghề đều xác định là có thời gian đào tạo ngắn hạn.

31

- Số trường tham gia đào tạo nghề trong tỉnh Bắc Ninh: tổng số trường, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng

- Sự phân bố các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: số cơ sở đào tạo nghề/huyện

- Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề (%) = số lượng học sinh học nghề theo ngành x 100/ tổng số học sinh học nghề

- Chất lượng đội ngũ giáo viên: trình độ chuyên môn, số năm công tác… - Phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình

- Hệ thống cơ sở vật chất

32

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn bắc ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)