Phân tích vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh dịch vụ vũ nam hải (Trang 27 - 30)

a) Phân tích dòng ngân lưu qua Bảnglưu chuyển tiền tệ

Khái niệm bảng lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.

Ý nghĩa

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho những người sử dụng, biết được lượng tiền mặt có được hiện tại là do đâu, tiền được sử dụng chủ yếu cho những hoạt động nào và sự khác biệt giữa lợi nhuận và lượng tiền mặt hiện có. Mặt khác, căn cứ vào bảng lưu chuyển tiền tệ kết hợp với các thông tin trên các báo cáo tài chính khác, nhà quản trị có thể nắm được tình hình sử dụng tiền, dự báo lượng tiền cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các phương án phù hợp như vay vốn hoặc cho vay để tăng hiệu quả sử dụng tiền.

Phương pháp lập bảng lưu chuyển tiền tệ

Xóa sổ nợ phải thu khó đòi (nếu chưa lập dự phòng) (theo chênh lệch phải lập năm nay

nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa

sử dụng hết)

Chênh lệch phải lập năm

nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết

Lập dụ phòng phải thu khó đòi TK 6422

Xóa sổ nợ phải thu khó đòi

TK 1592 TK 131, 138

Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi

Nguồn Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Tài Chính, NXB Tài Chính

- Theo phương pháp trực tiếp: các dòng tiền vào và dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của DN.

- Theo phương pháp gián tiếp: các dòng tiền vào và dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

Giữa hai phương pháp chỉ khác nhau cách tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, còn cách tính dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính thì giống nhau ở hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

b) Phân tích khả năng thanh toán của vốn bằng tiền

Tổng quát khả năng thanh toán của vốn bằng tiền: - Nội dung:

Khả năng thanh toán của vốn bằng tiền cho biết việc đảm bảo các khoản nợ cần thanh toán khi đến hạn.

- Ý nghĩa:

+ Đánh giá tình hình khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền và khả năng tạo tiền nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ khi đến hạn.

+ Đánh giá khả năng thu hồi đúng hạn, trễ hạn hay không có khả năng thu hồi các khoản lãi vay, gốc cho vay và tiền hàng bán chịu.

+ Phát hiện dấu hiệu của việc mất quyền kiểm soát hoặc thất thoát vốn đầu tư trong tương lai.

Các chỉ tiêu thanh toán của vốn bằng tiền:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần)

““Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết nếu chỉ số chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp luôn lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại, trị số này nhỏ hơn 1 doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải cho các khoản nợ. trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.” (Nguyễn Văn Công, 2010, trang 106)

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) Hệ số khả năng

thanh toán tổng quát =

Tổng số tài sản

““Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh. Về mặt lý thuyết, nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.” (Nguyễn Văn Công, 2010, trang 107)

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần)

“Để đo lường khả năng thanh toán nhanh, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”. Chỉ tiêu này cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi loại trừ hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không? Chỉ tiêu này được tính như sau:

Về lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.” (Nguyễn Văn Công, 2010, trang 108)

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần)

“Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” (với các khoản nợ phải trả trong vòng 3 tháng) lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán tức thời và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán tức thời.” (Nguyễn Văn Công, 2010, trang 109)

- Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn (%) Hệ số khả năng thanh

toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn

“Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn” (còn gọi là “Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn”) là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp.

Do tiền và các khoản tương đương tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn nên chỉ tiêu trên tính theo đơn vị % chính là tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tương tiền chiếm trong tài sản ngắn hạn càng cao, dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại.” (Nguyễn Văn Công, 2010, trang 109)

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh dịch vụ vũ nam hải (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)