CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU
- Giảm tồn quỹ tiền mặt đầu kỳ và cuối kỳ, để lượng tiền nhàn rỗi này sử dụng có hiệu quả hơn và sinh lời.
+ Cho vay có lãi suất: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn để thu về một khoản lãi suất cao hơn nếu để trong tài khoản giao dịch với lãi suất không kỳ hạn.
+ Đầu tư vào các sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao: đầu tư vào các loại giấy nợ hoặc trái phiếu chính phủ , vì chúng ít rủi ro và dễ dàng thu hồi ngay ngoại trừ một số ít rủi ro liên quan đến việc thay đổi lãi suất. Cho dù đầu tư vào loại sản phẩm tài chính nào, yếu tố an toàn và tính thanh khoản cao vẫn là ưu tiên số một cho việc giải quyết lượng tiền mặt thừa.
- Lập dự toán vốn bằng tiền hàng tháng giúp công ty cân đối việc thu chi vốn bằng tiền trong tương lai. Để dự toán được các luồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thu vào và chi ra hàng tháng liên quan đến các mặt hoạt động của công ty. Việc lập dự toán còn thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền cho người lao động, các nhà cung cấp và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác. Là cơ sở để công ty có dự toán về việc vay mượn.
- Giảm chi phí tăng doanh thu để tăng lợi nhuận, từ đó tăng hệ số nợ phải thu so với nợ phải trả.
Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành thực thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. Ngoài ra còn có chi phí thu mua, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho. Chính vì vậy làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng cao, làm cho giá thành sản xuất giảm, công ty kinh doanh không có lời nhiều. Cần tìm nguồn nguyên vật có giá cả phù hợp.
- Giảm nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ để tăng số vòng quay nợ phải thu: Mặc dù số khách hàng ứng trước tiền nhiều nhưng cũng còn một số khách hàng chiếm dụng vốn của công ty. Công ty cần lập ra các kế hoạch thu tiền và báo cáo với cấp trên để có hướng giải quyết. Ví dụ như: trong hợp đồng nếu khách hàng trả chậm thì khách hàng phải trả trước bao nhiêu phần trăm số tiền phải trả để đảm bảo được vòng quay vốn của công ty.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ