Nhắm mắt thấy Paris – những người trẻ tuổi trên con đường lập nghiệp

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 25 - 29)

NHẮM MẮT THẤY PARIS CỦA DƯƠNG THỤY

2.6. Nhắm mắt thấy Paris – những người trẻ tuổi trên con đường lập nghiệp

Nhắm mắt thấy Paris đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật với khát khao khẳng định định bản thân mình. Trên bước đường tìm kiếm sự thành công, họ sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách. Những nhân vật trong Nhắm mắt thấy Paris có những xuất phát điểm khác nhau, cách nghĩ, cách tư suy khác nhau,… nhưng họ đều chung một mục tiêu được chinh phục sự thành công và khao khát khẳng định năng lực của mình. 2.1.1 Khó khăn của những người trẻ tuổi trên con đường lập nghiệp

Trên con đường vươn tới tương lai, khó khăn là điều đầu tiên mà không ai tránh khỏi được. Mai - một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và không ngừng phấn đấu thể hiện năng lực của mình. Xuất thân từ một gia đình có giáo dục và sống trong sự thương yêu, ít va chạm với cuộc sống khắc nghiệt, Mai hồn nhiên, nhân hậu và tin tưởng vào những điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Nhưng Mai đâu biết rằng, trong cuộc sống hiện tại của cô còn lắm những thủ đoạn gian ngoa của rất nhiều người, việc nhận diện ra những bộ mặt khác

nhau của nhiều người sau cái vẻ bên ngoài luôn mỉm cười vui vẻ và đối phó với họ là một điều không phải ai cũng làm được. Mai đã phải chịu bao khốn đốn khi phải đối mặt với những con người như thế. Dù rất ghét Tuyết Hường, nhưng khi nghe cô nàng tố khổ về gia đình với những giọt nước mắt tràn mi, cô đã tin và cho Tuyết Hường sống cùng trong những ngày công tác ở Milan và ở căn phòng cô thuê tại Paris. “Mai phân vân, giác quan thứ sáu vốn thính nhạy của cô mách bảo đối thủ là một kẻ đáng gờm và chưa chắc những gì Hường nói là sự thật. Nhưng chứng kiến vẻ tội nghiệp của Hường, cô lắc đầu tự thuyết phục: Nó cũng khổ nhiều quá rồi…” [19; tr.215]. Mai tin vào quy luật nhân quả cuộc đời

“Mai chưa tha thứ cho đối thủ đã gây ra cho mình biết bao đau đớn, nhưng giờ nhìn cô nàng khổ sở, Mai chép miệng: Rồi ông trời sẽ xử nó. Mình không có quyền phán xét, bản thân mình cũng không phải tốt đẹp trọn vẹn” [19; tr. 216-217]. Cô phản kháng theo bản năng của mình, yêu ghét rõ ràng, không lọc lừa mưu mẹo. Đối với Tuyết Hường, Mai không thể nào làm ra vẻ thân thuộc gần gũi được, dù chỉ là giả tạo. Mai cảnh giác dè chừng Tuyết Hường một cách tuyệt đối. Cô vừa khinh thường vừa có chút sợ những chiêu trò của Tuyết Hường, vì vốn dĩ, Mai biết, những người không chấp nhận được cái xấu như Mai không bao giờ đấu lại với những người như Hường. Khi được Louis mời lên phòng uống một ly cà phê, Mai phản ứng “Dịp khác đi. Hôm nay ngày làm việc, em đã nói không muốn về công ty trễ. Pink Lady có nhiều “chiêu” kinh khủng lắm. Em không muốn nó phá trước khi đi Paris.”, “Nó nguy hiểm lắm!” [19, tr. 75]. Rồi trong lần họp tại Hồng Kông ở những trang đầu của tiểu thuyết, vì tính tình thẳng thắn của mình, Mai nói lên chế độ đãi ngộ của công ty ở Việt Nam là không tốt, cô chưa hài lòng vì điều đó.

“Thần khẩu hại xác phàm” [19; tr.52], những lời nói đó đã khiến cô một phen gần như mất việc và bị đe dọa cả tương lai ở những công ty khác. Bản tính vốn ghét kết bè phái nhưng sau khi xin lỗi ông tổng giám đốc, Mai coi như phải làm một kẻ tay mắt cho sếp tổng để sếp dễ bề lãnh đạo toàn công ty theo ê – kíp của riêng mình “Ông Tổng giữ cô lại chỉ với một dặn dò: “Từ nay đừng làm điều dại dột! Hãy làm việc tận tâm cho tôi!”. Mai hiểu ý ông muốn cô phải lập công chuộc tội bằng cách nghe ngóng tình hình trong công ty, làm gián điệp để hại những người dám có ý chống đối.”[19; tr.62], nên cô đang “âm thầm tìm việc mới để sớm rời khỏi công ty L’Aurore Việt Nam” [19; tr62]. Những người như Mai cũng khá phổ biến trong đời sống ngày nay. Những ai quá nhân hậu, sống và làm

việc bằng năng lực của mình sẽ dễ bị người khác chèn ép, bóc lột. Và để được yên thân, họ chỉ có thể tránh ít tiếp xúc và không đụng chạm đến những người quỷ quyệt, lắm mưu nhiều kế. Lúc nào Mai cũng mong tìm cho mình một công việc tốt, phù hợp với năng lực bản thân và có cơ hội được học hỏi và thăng tiến cao hơn. Nhưng rồi Mai nhận ra, ở những nơi khác, vẫn sẽ tồn tại những Tuyết Hường thứ hai, những ông Lafatoine thứ hai

“Mai thuộc tuýp người yêu ai thì yêu hết lòng, nhưng đã ghét ai thì đi chung cầu thang cũng thấy lợm giọng. Cô được nuôi dạy rằng muốn thành công phải dựa hoàn toàn vào năng lực, nên sớm sốc nặng khi chứng kiến cuộc đời này muốn ngoi lên nhiều khi phải bằng những cách xấu xa.” [19; tr.70] Trong tình yêu cũng vậy, dẫu biết rằng Louis chỉ là một con cờ của Tuyết Hường, là một người bị hại, nhưng Mai không thể nào quay lại với Louis vì niềm tin cô dành cho anh đã mất.

Hoàn toàn trái ngược với Mai là Tuyết Hường, một nhân vật được xem là phản diện trong trang tiểu thuyết. Hường cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn trong cuộc đời. Sinh ra trong một gia đình nghèo, lại không có được sự yêu thương, chăm sóc của gia đình “nhà tui nghèo lắm, ba mẹ tui đánh nhau mỗi ngày, mấy thằng em bỏ học lang thang đầu đường xó chợ”, rồi Tuyết Hường “phải chịu đói vàng mắt, vừa ngồi học bài vừa run lên vì rét mà chẳng có lấy một chiếc áo ấm..” [19; tr.213]. Khó khăn về vật chất ban đầu là thế, Tuyết Hường còn chịu những nỗi đau về tinh thần. Với xuất thân nghèo nàn, cô bị người đời khinh miệt, xa lánh thậm chí phỉ bán mình, cô cay đắng tự hỏi bản thân mình “Tại sao mình sinh ra đã gặp cảnh sa sút, ba mẹ chửi lộn và đập lộn mỗi ngày, mấy thằng em phá như quỷ và hàng xóm xung quanh ghẻ lạnh? Chị em mình đã phải nỗ lực gấp trăm ngàn lần Quỳnh Mai mới thoát khỏi vũng nước tù đọng quê nhà, em đã vất vả gấp vạn lần con bé đó mới được lọt vào L’Aurore. Ngày ngày em làm việc miệt mài đến tám chín giờ tối mới về…” [19; tr.112]. Ngòi bút Dương Thụy đã phản ánh những hiện thực khách quan tồn tại trong cuộc sống con người Tuyết Hường một cách chân thực. Gia cảnh túng thiếu, không nhận được tình thương của người thân và cộng đồng, cô còn thất vọng trong mối tình đầu đầy mơ mộng “Năm thứ hai Đại học cô đã nếm mùi trái cấm, những tưởng đó là yêu, là có thể suốt đời bên nhau vĩnh viễn. Hai người cùng trải qua những giây phút vụng trộm trên tấm nệm bốc mùi, tiếng chửi thề thật rõ bên ngoài cửa sổ. Căn phòng bằng ván ép, nằm trong một con hẻm chật ở Quận 4.” [19; tr.187].

Những khó khăn về vật chất càng lúc càng đè nặng lên tinh thần của cô. Cô sống trong cảnh hoài nghi tất cả và ganh ghét những ai có cuộc sống tốt đẹp hơn mình như Mai.

Bên cạnh hai nhân vật chủ đạo làm nên sức lôi cuốn cho trang tiểu thuyết, Dương Thụy còn đề cập đến những khó khăn của Louis và Daniel trên bước đường dấn thân vào tương lai – hai chàng trai người nước ngoài đều là những người giỏi, nền giáo dục cao nhưng lại có hai tính cách cũng khá trái ngược nhau. Louis xuất thân từ gốc quý tộc Pháp, kỹ sư Hóa, mang trong người vẻ phóng khoáng vốn có của người châu Âu, anh đã phải đối mặt với bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình. Lần đầu tiên được làm việc tại Việt Nam, Louis được ưu đãi đặc biệt và sự săn đón của Pink Lady. Chàng nhanh chóng lao vào cuộc tình trôi qua trong thoáng chốc vì ham của lạ, vì “tưởng đó chỉ là nhu cầu vui thú trong chốc lát như ở bên châu Âu” [19; tr.192]. Rơi vào bẫy của Tuyết Hường, Louis đã phải nếm trải những thất bại lớn đến lúc phải rơi vào tuyệt vọng. Còn Daniel, sếp vùng của khu vực Đông Nam Á, một chàng trai khá thành công trong tiểu thuyết về sự nghiệp, thế nhưng Daniel cũng vấp phải những nỗi đau về tình cảm. Là một người sống nội tâm, ghét những thứ giả tạo “anh ước mình có thể trốn khỏi đám đông, lánh xa chốn phù du vô nghĩa này” [19; tr.36], “Daniel thở dài ước mình có thể sống chậm lại” [19; tr.37]. Daniel mong tìm được một người có thể hiểu và chia sẻ với mình nhưng khi “anh rất cần những lời động viên từ em. Vậy mà… Anh buồn lắm. Đây là lần thứ mấy rồi em đề cập đến chuyện chia tay.” [19; tr.42]. Danie sống thiên về tình cảm, thất bại trong sự nghiệp có lẽ sẽ không đau buồn bằng những thất vọng trong chuyện tình cảm khi không tìm được người có thể hiểu, thông cảm và bên cạnh mình.

Trong cuộc sống hiện đại, con người phải đối mặt với những thử thách lớn lao để thay đổi tương lai của mình. Và tất cả mọi người đều phải trải nghiệm và hiểu được những mặt trái tồn tại trong xã hội ngày nay. Đó là sự a dua, nịnh nọt và những bộ mặt khác nhau của con người. Khi đi dự tiệc ở Hồng Kông, Mai nhận ra “môi trường công ty không phải là nơi kết bạn thâm giao, chỉ là những nụ cười giả tạo, những cái bắt tay hờ hững, những cái hôn má giả vờ” [19; tr.13]. Những buổi tiệc sang trọng với “những ly rượu chat đỏ đắt tiền, những thức ăn cầu kì lạ miệng, những tiếc mục văn nghệ hổ lốn, những tiếng cười a dua, những ánh mắt giả tạo…” [19; tr.36] để những người là sếp vùng như Daniel còn phải gọi là chốn phù du vô nghĩa. Sự giả tạo tồn tại ở khắp mọi nơi trên

thế giới. “Lúc nào họ cũng cười và làm ra vẻ happy, nhưng kỳ thực khó có ai hiểu họ muốn gì” [19; tr.65]. Đằng sau bộ mặt vui vẻ đó là biết bao toan tính, rấp tâm để hãm hại người này, nói xấu người kia, nhằm chuộc lợi cho mình. Cái xã hội mà những người giỏi

“Giỏi thì có giỏi nhưng xã hội này vàng thau lẫn lộn, sâu bọ ngoi lên làm người.” [19; tr.53]. Đọc tác phẩm, ta chợt nhận ra, ở đâu cũng có những cái ác, cái xấu xa, ở đâu cũng có sự bất công, những người kết bè kết phái để làm hại người khác.

Viết về những người trẻ tuổi, Dương Thụy đã khái quát những khó khăn, vấp ngã của mỗi người, làm nên một xã hội thu nhỏ trong Nhắm mắt thấy Paris, bật lên những tính cách và hoàn cảnh khác nhau của từng nhân vật. Những trở ngại vướng mắc đều rất gần gũi và dễ dàng nhận thấy ở đâu đó trong xã hội thực tại mà chúng ta đang sống. Chính điều đó làm cho tác phẩm mang giá trị hiện thực cao hơn và sống động hơn.

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)