Ngôn ngữ dẫn dắt, miêu tả

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

3.2.2.4. Ngôn ngữ dẫn dắt, miêu tả

Bên cạnh những ngôn ngữ đối thoại cả trực tiếp và gián tiếp đã tái hiện lại những khung cảnh sinh động trong trang tiểu thuyết thì ngôn ngữ dẫn dắt miêu tả lại càng góp phần thêm vào sự độc đáo trong cách dùng từ của Dương Thụy.

Những từ ngữ mở đầu cho một đoạn, hay một sự kiện, một tình huống trong tác phẩm làm cho tác phẩm trở nên dễ dàng nắm bắt hơn. Trong chương mở đầu tác phẩm, Dương Thụy viết Ra khỏi phi trường, cô gái trẻ có khuôn mặt mệt mỏi bắt taxi: “Cho tôi về khách sạn Shangri-La!”. Người lái xe không phí một lời, gật đầu nhìn cái địa chỉ trên tấm card, lái đi. Xe cứ thế tiến về trung tâm thành phố, cô gái uể oải úp mặt vào lòng bàn tay. Thỉnh thoảng cô ngước lên nhìn đường sá Hong Kong cùng những tòa nhà màu xám chán ngắt. Cách đây ba năm…[19; tr.7], và trong phần mở đầu chương cuối

cùng Ra khỏi phi trường, cô gái trẻ có khuôn mặt háo hứt bắt taxi “Cho tôi về khách sạn Shangri-La!”. Người tài xế không phí một lời, gật đầu nhìn cái địa chỉ trên tấm card, lái đi. Xe cứ thế tiến dần về trung tâm thành phố, cô gái ngước nhìn đường sá Hong Kong cùng những toàn nhà màu xám chán ngắt, mỉm cười bâng khuâng. Kỷ niệm cũ ùa về…

[19; tr.260]. Thoạt đầu hai đoạn dường như là bản sao cho nhau, cùng dẫn dắt về việc Mai đến với Hồng Kông, nhưng nếu đọc kĩ, một vài từ ngữ đã được thay đổi làm thay đổi tất cả khung cảnh và tâm trạng trong hai đoạn trên. Ở chương một, Mai đến với Hồng Kông vì công việc, cô sẽ đối mặt với các sếp cao và những con người giả tạo luôn đội cho mình cái mặt nạ của những con người lịch thiệp, sang trọng. Cô “uể oải”, “mệt mỏi” với tất cả những thứ mình sắp đối mặt. Nhưng ở chương cuối, một vài từ miêu tả trạng thái được thay đổi làm sáng hẳn cả tâm trạng và khung cảnh, Mai “háo hứt”, “mỉm cười bâng khuâng”, vì lần này đến với Hồng Kông, cô có người đang chờ đợi trong tiệc khai trương nhà hàng, người mà cô đã tìm kiếm được cho cuộc sống của mình sau này. Bằng việc dùng cách dẫn dắt câu chuyện có phần lặp lại “Ra khỏi phi trường, cô gái trẻ…”, “Cách đây ba năm”, Kỷ niệm cũ ùa về…” như vậy làm cho độc giả nắm bắt rõ hơn tâm trạng của nhân vật, cách dẫn dắt có những nét tương phản càng bật lên được tính cách và suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm.

Cách sử dụng từ ngữ dẫn dắt miêu tả thiên nhiên theo kiểu “Paris vào những ngày tháng sáu…” [19; tr.210], “Paris của những ngày đầu năm…” [19; tr.174], hay cách dẫn dắt tâm trạng nhân vật “Em mệt mỏi quá! Em sợ hãi quá!” [19; tr.222],... giúp người đọc dễ nắm bắt thời gian, cốt truyện và tâm lí của nhân vât, làm cho tác phẩm trở nên gần gũi và thu hút hơn.

Trong Nhắm mắt thấy Paris còn có một lớp từ đặc biệt, đó là ngôn ngữ thơ trữ tình xen với những từ ngữ miêu tả thiên nhiên và con người. Những đoạn tả cảnh lãng mạn, xinh đẹp tạo nên ý thơ cho trang tiểu thuyết “Paris thơm nồng mùi hoa dại mọc xum xuê trong các khu vườn, không khí phảng phất hương mùa hè ngan ngát, ngọt ngào, nồng ấm” [19; tr.247] hay Paris của những ngày tháng sáu “Nắng hanh vàng, bầu trời trong xanh gợn những cụm mây trắng như bông, gió nhè nhẹ đủ thổi bay những chiếc lá chập chờn trong vườn Luxemborg…” [19; tr.210], và khung cảnh của Bretagne xinh đẹp “Cửa sổ phòng mở ra một lan can trồng những đóa hoa tú cầu rực rỡ, trước mặt là một vịnh

biển xanh yên bình, vài căn nhà đá nằm cheo leo trên cát, xa xa là những chiếc thuyền buồm trắng neo nhấp nhô” [19; tr.205]. Nhờ vào ngôn ngữ trữ tình, khung cảnh như trở nên thơ mộng, thần tiên hơn. Những câu văn nhẹ nhàng, lả lướt mang âm điệu của thơ ca, cùng với một loạt các từ láy tượng hình, tượng thanh như chấp chới, ngan ngát, xum xuê, ngọt ngào, phảng phất, nhấp nhô, cheo leo,…làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên sống động và đẹp như một bức ảnh nghệ thuật được chụp bởi một nhà nhiếp ảnh tài ba. Những đoạn tả cảnh đẹp lung linh là thế. Những đoạn mang tâm trạng được hòa một chút nét trữ tình càng làm cho tình cảm của Dương Thụy gửi vào nhân vật trở nên xúc cảm và cuốn hút người đọc hơn “Đã năm giờ sáng. Lần đầu tiên trong đời Mai trải qua một đêm trắng lang thang ngoài phố một mình. Trước kia ở Việt Nam chưa bao giờ cô có thể mường tượng ra điều này. Hẳn sẽ rất đơn độc mới không có chốn quay về, hẳn phải thật giang hồ mới lang thang khắp chốn, hẳn là một ai đó không được đợi chờ. Và nay cô là người như thế. Mai tiếp tục rảo bước trong làn gió lạnh buổi sớm mai.” [19; tr.203]. Giọng điệu lời văn trữ tình làm ta thấy cô đơn hơn. Con người lang thang trong vô vọng, không biết đi đâu về đâu. Những con người trẻ với bao nhiêu là trăn trở, những ý nghĩ miên man làm con người càng khó định đoạt được số phận của chính mình. Tự tìm đến cô đơn, tìm đến với thiên nhiên để tìm một câu trả lời cho những bước ngoặt phía trước. Hỏi thiên nhiên hay tự vấn chính bản thân mình? Một chút tĩnh lặng cho cái động ở phía trước cũng là một cách hay để giải quyết những khó khăn. Dương Thụy đã dùng những lời văn trữ tình mở ra một hướng nghĩ tốt cho những người trẻ. Đôi khi chỉ cần bình tĩnh và một mình, ta sẽ có thể tìm ra câu trả lời cho cuộc đời.

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)